Giáo án Kể chuyện Lớp 5 - Tiết 20: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

1. Khởi động: (1) Ổn định.

2. Bài cũ: (5) Chiếc đồng hồ

- GV gọi 2 học sinh tiếp nối nhau kể lại câu chuyện và trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.

3. Bài mới: (23)Kể chuyện đã nghe , đã đọc Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện.

Mục tiêu : HS nắm vững yêu cầu bài

- Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Em hãy gạch dưới những từ ngữ cần chú ý trong đề tài?

- GV treo sẵn bảng phụ đã viết đề bài, gạch dưới những từ ngữ học sinh nêu đúng để giúp học sinh xác định yêu cầu của đề.

- GV gọi HS nêu tên câu chuyện các em sẽ kể.

- Lập dàn ý câu chuyện.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kể chuyện Lớp 5 - Tiết 20: Kể chuyện đã nghe, đã đọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kể chuyện
Tiết 20: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:	
- Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe được đọc về những tấm gương sống , làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh 
2. Kĩ năng: 	
- Hiểu nội dung câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
3. Thái độ: 	
- Tự hào và có ý thức sống và làm việc theo nếp sống mới 
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN giao tiếp – tự nhận thức : 
- Hiểu được nội dung câu chuyện , biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện sẽ kể .
2. KN xác định giá trị : 
- Nhận biết ý nghĩa của việc thực hiện tốt nếp sống văn minh .
3. KN ra quyết định : 
- Biết lựa chọn những việc làm đúng pháp luật .
4. KN kiên định : 
- Biết mạnh dạn từ chối những việc làm trái pháp luật .
5. KN đặt mục tiêu : 
- Biết thực hiện những việc làm góp phần làm đẹp nếp sống văn minh .
III. CHUẨN BỊ : 
GV : Sách báo, truyện về truyền thống hiếu học, truyền thống đoàn kết của dân tộc.
HS : Sưu tầm câu chuyện mình kể .
IV CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
P.PHÁP 
1. Khởi động: (1’) Ổn định.
2. Bài cũ: (5’) Chiếc đồng hồ 
- GV gọi 2 học sinh tiếp nối nhau kể lại câu chuyện và trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.
3. Bài mới: (23’)Kể chuyện đã nghe , đã đọc 	 v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
Mục tiêu : HS nắm vững yêu cầu bài 
Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài.
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Em hãy gạch dưới những từ ngữ cần chú ý trong đề tài?
GV treo sẵn bảng phụ đã viết đề bài, gạch dưới những từ ngữ học sinh nêu đúng để giúp học sinh xác định yêu cầu của đề.
GV gọi HS nêu tên câu chuyện các em sẽ kể.
Lập dàn ý câu chuyện.
GV nhắc HS chú ý kể chuyện theo trình tự đã học.
Giới thiệu tên các chuyện.
Kể chuyện đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
Kể tự nhiên, sinh động.
v Hoạt động 2: Thực hành, kể chuyện.
Mục tiêu :HS kể được câu chuyện 
GV yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
GV theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ HS.
GV nhận xét, kết luận.
4.Củng cố: (5’)
Chọn bạn kể hay nhất.
GV nhận xét - tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: (1’)
Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện vào vở.
Chuẩn bị: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Nhận xét tiết học. 
Hát 
Hoạt động lớp 
- 1 HS đọc đề bài – Lớp đọc thầm .
HS nêu kết quả.
Gạch dưới các từ ngữ.
Kể một câu chuyện em đã được nghe và được đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh 
1 HS đọc lại toàn bộ đề bài và gợi ý cả lớp đọc thầm, suy nghĩ tên chuyện đúng đề tài, đúng yêu cầu “đã nghe, đọc”.
Nhiều HS nói trước lớp tên câu chuyện.
1 HS đọc gợi ý 2.
Hoạt động nhóm – lớp 
HS các nhóm kể chuyện và cùng trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
Đại diện các nhóm thi kể chuyện.
Cả lớp có thể đặt câu hỏi cho các bạn lên kể chuyện.
Ví dụ: Câu chuyện bạn kể nói đến những tấm gương nào ?
Bạn hiểu điều gì qua câu chuyện?
HS cả lớp cùng trao đổi tranh luận.
- HS bình bầu bạn kể chuyện hay nhất
Trực quan 
Đàm thoại 
Thực hành 
Luyện tập 
Thi đua 
Đàm thoại 
Rút kinh nghiệm : 

File đính kèm:

  • docgiao_an_ke_chuyen_lop_5_tiet_20_ke_chuyen_da_nghe_da_doc.doc