Giáo án Tăng cường môn Tiếng Việt 5 - Tuần 22 đến tuần 26

I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức: Củng cố kiến thức về câu và ôn tập về văn tả đồ vật.

2/ Kỹ năng: Thưc hiện được các bài tập

3/ Thái độ: Yêu thích môn hoc.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bảng phụ

 

doc21 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 2063 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tăng cường môn Tiếng Việt 5 - Tuần 22 đến tuần 26, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập 2: Đọc lại bài Lập làng giữ biển và cho biết: Bố Nhụ mơ ước ngôi làng sắp lập ngoài đảo xa sẽ có những gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu, nội dung bài tập.
- Tổ chức cho HS làm bài
- Yêu cầu HS trình bày
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, kết luận
3. Củng cố - dặn dò
- Về đọc lại bài và chuẩn bị bài tiết 2 – Luyện viết
- Nhận xét tiết học
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc bài
- Cá nhân nối tiếp
- Nhóm đôi
- Cá nhân tiếp nối
- 1 HS yêu cầu bài tập
- Cá nhân nối tiếp
- Cá nhân
 2. Chi tiết gây bất ngờ cho người đọc : Ai đó thảng thốt kêu: “Ô này !”, rồi cầm cái chân cứng ngắc của nạn nhân giơ lên : Thì ra là một cái chân gỗ !
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc bài
- Nhóm đôi
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc bài
- Nhóm đôi
+ Đáp án b – Như mọi làng trên đất liền: có chợ, trường học, .nghĩa trang,
 @_Rút kinh nghiệm:
TUẦN 22 – Tiết 2 Ngày dạy: 14.01.2015	
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Biết dùng các quan hệ từ để điền vào các chỗ trống 
2/ Kỹ năng: Rèn kĩ năng sử dụng các quan hệ từ.
3/ Thái độ: Yêu thích môn hoc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
A. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới
1. Giới thiệu – ghi tựa
2. Hướng dẫn thực hiện bài tập
- Bài 1: Điền các quan hệ từ vào chỗ trống trong các câu sau:
- GV đính bảng phụ
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập
- Tổ chức cho HS thi đua
- GV nêu yêu cầu thi đua 
- Yêu cầu các nhóm thực hiện
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương
- Yêu cầu HS đọc lại câu hoàn chỉnh
- Bài 2: Đọc lại câu chuyên Ai giỏi nhất ? (SGK/42) và thực hiện các yêu cầu – trang 15
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Tổ chức cho HS làm bài 
- Tổ chức cho HS trình bày
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, kết luận: 
3. Củng cố - dặn dò
- Về đọc lại bài và chuẩn bị bài tiết 1 – Luyện đọc
- Nhận xét tiết học
- Cá nhân
- Lớp chia 2 nhóm (3 HS / nhóm – HS 1 viết xong về đưa phấn cho HS 2,... cứ như thế đến hết).
- Cá nhân tiếp nối
a) Vì  nên 
b) Nếu  thì
c) Vì  nên 
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- 1 HS làm bài
a) Có thể điền tiếp các sự việc còn thiếu sau đây :
(1) – Gõ Kiến phát cho mỗi bên hai chục hạt đậu ván và ra điều kiện : Ai ăn lâu hết nhất thì thắng cuộc. Thỏ ăn được 40 ngày. Nhím ăn được 60 ngày. Sóc ăn mỗi ngày 6 hạt. Sau ba ngày túi của Sóc rỗng không.
(2) – Sóc không chịu vì cậu ta vẫn còn. Mọi người không tin. 
b) Tên các nhân vật trong câu chuyện : Thỏ, Nhím, Sóc, Gõ Kiến.
c) Bài học : Cái gì mà chỉ có ăn thì sẽ hết ; biết gieo trồng thì mãi mãi còn có cái ăn.
d) Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu, có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa.
(3) – .... / trỏ vào hai cây đậu ván và nói : “Tôi ăn ba ngày hết 18 hạt. Còn hai hạt của tôi đấy !”
@_Rút kinh nghiệm:
TUẦN 23 – Tiết 1 Ngày dạy: 19.01.2015	
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Đọc đúng, diễn cảm hai đoan trích
2/ Kỹ năng: Đọc diễn cảm.
3/ Thái độ: Yêu thích môn hoc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
A. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới
1. Giới thiệu – ghi tựa
2. Hướng dẫn thực hiện bài tập
- Bài 1: Luyện đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu của bài
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc đoạn văn
- Gọi HS nhận xét
- Tổ chức cho HS đọc nhóm đôi
- Tổ chức cho các nhóm đọc thể hiện
- Gọi nhận xét
- GV nhận xét
- Bài 2: Hình ảnh trong khổ thơ dưới đây miêu tả điều gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành như hạt gạo
Bà hiền như suối trong
- GV đính bảng phụ
- Yêu cầu HS đọc, xác định yc bài tập
- Tổ chức cho HS làm bài
- Tổ chức cho HS trình bày
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, kết luận
Phân xử tài tình
- Bài 1: Luyện đọc diễn cảm đoạn văn, chú ý ngắt nghỉ hơi hợp lí và nhấn giọng ở những từ ngữ được gạch dưới.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc
- Gọi HS nhận xét theo yc bài tập
- Tổ chức cho HS luyện đọc cá nhân, cặp đôi
- Tổ chức cho HS đọc trước lớp
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét
- Bài tập 2: Vì sao quan án chọn cách “xé tấm vải” để tìm ra thủ phạm? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Tổ chức cho HS làm bài
- Yêu cầu HS trình bày
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, kết luận
3. Củng cố - dặn dò
- Về đọc lại bài và chuẩn bị bài tiết 2 – Luyện viết
- Nhận xét tiết học
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- Cá nhân nối tiếp 
- Cá nhân
- Nhóm đôi
- Cá nhân tiếp nối
- Cá nhân
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- 1 HS làm bài
+ Đáp án b – Lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng.
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- Cá nhân nối tiếp 
- Cá nhân
- Nhóm đôi
- Cá nhân tiếp nối
- Cá nhân
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- 1 HS làm bài
+ Đáp án a – Vì quan cho rằng người dệt ra tấm vải thì không nở xé tấm vải đó.
@_Rút kinh nghiệm:
TUẦN 23 – Tiết 2 Ngày dạy: 21.01.2015	
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Biết mượn lời một nhân vật trong câu chuyện Phân xử tài tình kể lại một đoạn câu chuyện.
2/ Kỹ năng: Kể chuyện với lời kể tự nhiên, mạch lạc.
3/ Thái độ: Yêu thích môn hoc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1. Giới thiệu – ghi tựa
2. Hướng dẫn thực hiện bài tập
- Bài 1: kể lại một đoạn trong câu chuyện Phân xử tài tình theo lời một nhân vật trong truyện.
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý
- Tổ chức cho HS làm bài 
- Tổ chức cho HS trình bày
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét Một lần, tôi đến vãn cảnh một ngôi chùa. Sư cụ tiếp đón và nhờ tôi tìm hộ số tiền của nhà chùa bị mất. Tôi nói với sư cụ biện lễ cúng Phật, rồi gọi hết mọi sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc và bảo :
– Chùa ta mất tiền, chưa rõ thủ phạm. Mỗi người cầm một nắm thóc đã ngâm nước rồi vừa chạy đàn, vừa niệm Phật. Đức Phật rất thiêng. Ai gian, phật sẽ làm cho thóc trong tay kẻ đó nảy mầm. Như vậy, ngay gian sẽ rõ.
Mọi người mới chạy được vài vòng, tôi đã thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem. Tôi lập tức cho bắt chú tiểu vì chỉ có kẻ có tật mới hay giật mình.
Chẳng cần mất lâu thời gian. Tôi chỉ hỏi vài câu, chú tiểu kia đã cúi đầu nhận tội.
- Bài 2: Em tự sắp xếp sao cho hợp lí các tiết mục sau thành một chương trình của đêm biểu diễn văn nghệ chào mừng NgàyNhà giáo VN 20.11
- Tổ chức cho HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Tổ chức cho HS làm bài
- Yêu cầu HS trình bày
- Gọi nhận xét
- GV nhận xét, chốt:
3. Củng cố - dặn dò
- Về đọc lại bài và chuẩn bị bài tiết 1 – Luyện đọc
- Nhận xét tiết học
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- 1 HS làm bài
- Cá nhân
- Nhóm đôi
- Cá nhân tiếp nối
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- 1 HS làm bài
2. Sắp xếp theo thứ tự đúng : h – b – e – c – g – d – a – i – k.
@_Rút kinh nghiệm:
Tuần 24 – Tiết 1 Ngày dạy: 24.01.2015	
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Đọc thuộc và diễn cảm hai khổ thơ trong bài “Chú đi tuần” và đọc diễn cảm đoạn trích “Luật tục xưa của người Ê - đê”.
2/ Kĩ năng: Đọc trôi chảy, diễn cảm.
3/ Thái độ: Yêu thích môn hoc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
A. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới
1. Giới thiệu – ghi tựa
2. Hướng dẫn thực hiện bài tập
- Bài 1: Luyện đọc thuộc và diễn cảm hai khổ thơ đầu (chú ý ngắt nhịp, nhấn giọng )
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc đoạn thơ
- Gọi HS nhận xét
- Tổ chức cho HS đọc nhóm đôi
- Tổ chức cho các nhóm đọc thể hiện
- Tổ chức cho HS luyện đọc HTL
- Yêu cầu HS đọc thể hiện
- Gọi nhận xét
- GV nhận xét
- Bài 2: Chú công an biên phòng mong ước điều gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
- Yêu cầu HS đọc, xác định yc bài tập
- Tổ chức cho HS làm bài 
- Tổ chức cho HS trình bày
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, kết luận
Luật tục xưa của người Ê - đê
- Bài 1:Đọc diễn cảm đoạn văn theo yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc
- Gọi HS nhận xét theo yc bài tập
- Tổ chức cho HS luyện đọc cá nhân, cặp đôi
- Tổ chức cho HS đọc trước lớp
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét
- Bài tập 2: Đọc toàn bài Luật tục xưa của người Ê – đê và cho biết người Ê – đê coi tội nào là tội phải xử bằng dao sắc, gươm lớn? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu, nội dung bài tập.
- Tổ chức cho HS làm bài 
- Yêu cầu HS trình bày
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, kết luận
3. Củng cố - dặn dò
- Về đọc lại bài và chuẩn bị bài tiết 2 – Luyện viết
- Nhận xét tiết học
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc bài
- 1hs nhận xét
- Nhóm đôi
- Cá nhân tiếp nối
- Cá nhân
- Cá nhân
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc bài
+ Đáp án d – Tất cả các ý trên
- 1hs nhận xét
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc bài
- Nhóm đôi
- 1hs nhận xét
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc bài
+ Đáp án c – Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình.
@_Rút kinh nghiệm:
Tuần 24 – Tiết 2 Ngày dạy: 28.01.2015	
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Củng cố kiến thức về câu và ôn tập về văn tả đồ vật.
2/ Kỹ năng: Thưc hiện được các bài tập 
3/ Thái độ: Yêu thích môn hoc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1. Giới thiệu – ghi tựa
2. Hướng dẫn thực hiện bài tập
- Bài 1: Đọc đoạn văn sau có một chi tiết sai và hai câu sai. Em hãy tìm và gạch dưới, sau đó chữa lại cho đúng.
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài
- Yêu cầu nhóm trình bày
- Gọi nhận xét
- GV nhận xét, chốt:
- Bài 2: Viết mở bài và kết bài cho bài văn “Tả một đồ vật có ý nghĩa với em”, theo yêu cầu sau: 
a) Mở bài trực tiếp
b) Mở bài gián tiếp
c) Kết bài không mở rộng
d) Kết bài mở rộng
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Yêu cầu HS trình bày
- Gọi nhận xét
- GV nhận xét, chốt:
a) Mở bài trực tiếp
Trước ngày khai giảng mẹ đã mua cho em một chiếc cặp sách ở siêu thị sách Fahara.
b) Mở bài gián tiếp
Trường học là nơi cho chúng em biết bao điều kì diệu, hằng ngày em đến trường cùng các bạn và chiếc cặp sách cũng cùng em đến trường. Chứa đựng trong đó là sách vở, đồ dùng học tập của em.
c) Kết bài không mở rộng
Chiếc cặp đã là người bạn thân của em. Em sẽ giữ gìn cho chiếc cặp được bền lâu.
d) Kết bài mở rộng
Cũng giống như mọi thứ đồ vật khác, rất thân thiết, rất gần gũi với tất cả học sinh, chiếc cặp sách cùng đồng hành với em mỗi khi đến trường. Chứa đựng trong chiếc cặp sách đó, là kết quả học tập chuyên cần và cố gắng của em. Em nâng niu và giữ gìn nó cẩn thẩn.
- GV hỏi cả lớp: Cách mở bài (kết bài) nào hay hơn, vì sao?
- GV và HS nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò
- Về đọc lại bài và chuẩn bị bài tiết 1 – Luyện đọc
- Nhận xét tiết học
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- Nhóm đôi, bảng phụ
- Cá nhân
- Lớp nhận xét
- Cá nhân
Đoạn văn đúng như sau :
Một lần khác, ông vào thăm vua Minh. Vua Minh ra vế đối “Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc”. Vế đối ngụ ý nhắc lại câu chuyện Mã Viện sau khi đàn áp xong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã cho dựng cột đồng ghi rõ nếu cột đổ sẽ giết hết người Việt. Ông bèn đọc vế đối lại “Bạch Đằng thuở trước máu còn loang”. Vế đối này nhắc lại ba lần thảm bại trên sông Bạch Đằng của đời Nam Hán, Tống, Nguyên khi chúng sang xâm lược nước ta. Vua Minh giận lắm sai người giết ông.
- Cá nhân
- Cá nhân, bảng phụ (1 HS viết MB, 1 HS viết KL)
- Cá nhân 
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Cá nhân nối tiếp
- Lớp nhận xét.
Tuần 25 – Tiết 1 Ngày dạy: 2.2.2015	
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Biết ngắt nhịp, ngắt nghỉ hơi hợp lí cho cả hai đoạn văn.
2/ Kỹ năng: Đọc diễn cảm được hai đoạn văn trong bài.
3/ Thái độ: Yêu thích môn hoc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
A. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới
1. Giới thiệu – ghi tựa
2. Hướng dẫn thực hiện bài tập
- Bài 1: Luyện đọc diễn cảm . (Hộp thư mật) 
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc đoạn văn
- Gọi HS nhận xét, nêu từ cần nhấn giọng, chỗ ngắt nhịp
- Tổ chức cho HS đọc nhóm đôi
- Tổ chức cho các nhóm đọc thể hiện
- Gọi nhận xét
- GV nhận xét
- Bài 2: Đọc toàn bài Hộp thư mật và cho biết: Chú Hai Long gửi thư trả lời bằng cách nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
- Gọi HS đọc, xác định yêu cầu bài tập
- Tổ chức cho HS sử dụng thẻ a,b,c
- Tổ chức cho HS trình bày
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, kết luận
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
- Bài 1:Ghi dấu ngắt hơi (/) ở các cụm từ rõ ý, gạch dưới những từ ngữ gợi tả cần nhấn giọng trong đoạn văn, sau dó luyện đọc diễn cảm.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc
- Gọi HS nhận xét theo yc bài tập
- Tổ chức cho HS luyện đọc cá nhân, cặp đôi
- Tổ chức cho HS đọc trước lớp
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét
- Bài tập 2: Các chi tiết “Khóm hoa hải đường đâm bông rực đỏ”, “Cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa” tả cảnh đẹp ở đâu? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
- Gọi HS đọc yêu cầu, nội dung bài tập.
- Tổ chức cho HS làm bài trong vở bài tập.
- Yêu cầu HS trình bày
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, kết luận
.
3. Củng cố - dặn dò
- Về đọc lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo
- Nhận xét tiết học
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- Cá nhân
- Cá nhân
- Nhóm đôi
- Lớp nhận xét
- Cá nhân
+ Từ cần nhấn giọng: bất ngờ, dễ tìm, ít bị chú ý, chỉ anh, nhận thấy, TQ việt Nam, lời chào, đáp lại.
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc bài
- HS trình bày
- nhận xét
2. Khoanh tròn chữ cái b – Cho vào vỏ hộp thuốc, để vào vị trí cũ.
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc bài
- HS trình bày
- nhận xét
 Gợi ý: nhấn giọng các từ ngữ : năm gang, ba tấc, ngọc phả, dời đô, dựng mốc đá, thề, giang sơn, lần theo lối cũ, lưng chừng núi, thờ 18 chi, cổ thụ, gốc thông già, đất Tổ, công chúa, rửa mặt, soi gương.
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc bài
- HS trình bày
- nhận xét
+ Đáp án c – Ở đền Thượng
@_Rút kinh nghiệm:
Tuần 25 – Tiết 2 Ngày dạy: 06.02.2015	
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Ôn tập về văn tả đồ vật.
2/ Kỹ năng: Viết đoạn văn đúng theo yêu cầu bài tập.
3/ Thái độ: Yêu thích môn hoc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
A. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới
1. Giới thiệu – ghi tựa
2. Hướng dẫn thực hiện bài tập
- Bài 1: Viết đoạn văn tả bìa của một trong các cuốn sách: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lý.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Tổ chức cho HS làm bài
- Yêu cầu HS trình bày
- Gọi nhận xét
- GV nhận xét, đọc đoạn văn mẫu
Em đang cầm trên tay cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập hai. Sách không có màu hồng hay màu vàng giống như các cuốn sách Tiếng Việt 4 mà bao trùm toàn bộ bìa sách là màu xanh – màu của cỏ cây, hoa lá ; màu của đồng bằng, rừng núi ; màu của bầu trời lẫn với dòng sông,... Những hình ảnh trên cuốn sách cũng nói lên điều đó. Đó là hình ảnh các bạn học sinh lớp 5 – những chủ nhân tương lai của đất nước có lẽ đang cùng nhau nói về cuộc sống thanh bình, về những truyền thống của cha ông, hay cũng có khi cùng nhau trao đổi về trách nhiệm của người công dân tương lai chăng. Bìa sách được thiết kế thật sinh động, thật ý nghĩa, phù hợp với lứa tuổi học trò của chúng em. 
- Bài 2: Viết đoạn văn tả một đồ vật có ý nghĩa đối với em.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Tổ chức cho HS làm bài
- Yêu cầu HS trình bày
- Gọi nhận xét 
- GV nhận xét, đọc đoạn văn mẫu
 Trên lưng bạn nào cũng có một chiếc cặp sách. Em cũng vậy, nhưng chiếc cặp của em đặc biệt hơn những cái cặp khác. Nó trông to, nhưng khi đeo vào rất nhẹ và cũng khá vừa với người em. Cặp có hình chữ nhật. Nó được làm bằng giả da nhưng bên ngoài còn bọc một lớp vải mỏng. Cặp chủ yếu là màu chàm và màu xanh lá. Trên mặt cặp còn có hình những chú Pokémon đang chơi đùa. Chiếc cặp của em có cả dây đeo và tay sách. Dây đeo còn được bện nút ở bên trong nên khi đeo vào rất êm. Nó có hai chiếc khoá làm bằng nhôm sáng loáng. Khi mở cặp ra có tiếng tách, nghe thật vui tai. Cặp còn có viền đỏ, tím. Khi mở cặp ra, ở bên trong có hai ngăn lớn và một ngăn nhỏ. Ngăn lớn em để sách vở. Còn ngăn nhỏ đựng hộp bút. Chiếc cặp giúp em để đồ dùng.
3. Củng cố - dặn dò
- Về đọc lại bài và chuẩn bị bài tiết 1 – Luyện đọc
- Nhận xét tiết học
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- HS làm bài
- Lớp nhận xét
- Cá nhân
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- HS làm bài
- Lớp nhận xét
- Cá nhân
 @_Rút kinh nghiệm:
Tuần 26 – Tiết 1 Ngày dạy: 02.02.2015	
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Luyện đọc diễn cảm khổ thơ và đoạn văn theo yêu cầu.
2/ Kỹ năng: Đọc diễn cảm được hai đoạn trích.
3/ Thái độ: Yêu thích môn hoc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
A. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới
1. Giới thiệu – ghi tựa
2. Hướng dẫn thực hiện bài tập
- Bài 1: Luyện đọc diễn cảm hai khổ thơ 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc 
- Gọi HS nhận xét
- Tổ chức cho HS đọc nhóm đôi
- Tổ chức cho các nhóm đọc thể hiện
- Gọi nhận xét
- GV nhận xét
- Bài 2: Ở cửa sông, trước khi để “nước ngọt ùa ra biển”, con sông gửi lại vùng cửa sông cái gì ? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
- Gọi HS đọc, xác định yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS dùng thẻ a,b,c
- Yêu cầu HS nêu kết quả
- GV nhận xét, kết luận
+ Đáp án a – Phù sa bãi bồi
NGHĨA THẦY TRÒ
- Bài 1: Luyện đọc đoạn văn theo gợi ý
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc 
- Gọi HS nhận xét
- Tổ chức cho HS đọc nhóm đôi
- Tổ chức cho các nhóm đọc thể hiện
- Gọi nhận xét
- GV nhận xét
- Bài 2: Việc làm của cụ giáo Chu đã cho các môn sinh thêm một bài học thấm thía về tình nghĩa thầy trò. Em hãy tìm và ghi lại một câu tục ngữ nói về bài học ấy.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS trình bày
- GV nhận xét, nêu câu tham khảo:
3. Củng cố - dặn dò
- Về đọc lại bài và chuẩn bị bài tiết 2 – Luyện viết
- Nhận xét tiết học
- Cá nhân
- Cá nhân 
- Cá nhân
- Nhóm đôi
- Cá nhân tiếp nối
- Cá nhân
- Cá nhân
- Cá nhân 
- Cá nhân
- Cá nhân
- Cá nhân 
- Cá nhân
- Nhóm đôi
- Cá nhân tiếp nối
- Cá nhân
- Cá nhân
- Cá nhân nối tiếp
Tôn sư, trọng đạo ; Trọng thầy mới được làm thầy ; Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy ; Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy,
@_Rút kinh nghiệm:
Tuần 26 – Tiết 2 Ngày dạy: 04.02.2015	
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa
2/ Kỹ năng: Ghi nhớ kiến thức về từ đồng nghĩa và vận dụng vào bài tập.
3/ Thái độ: Yêu thích môn hoc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1. Giới thiệu – ghi tựa
2. Hướng dẫn thực hiện bài tập
- Bài 1: Thay thế từ môn sinh bằng các từ đồng nghĩa sao cho hợp lí.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Tổ chức cho HS làm bài
- Yêu cầu nhóm trình bày
- Gọi nhận xét
- GV nhận xét, chốt:
.
- Bài 2: Viết lại một số lời thoại (đã trao đổi ở lớp)để hoàn chỉnh màn kịch theo yêu cầu của bt2/85
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Tổ chức cho HS sắm vai
- GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm còn lúng túng.
- Yêu cầu nhóm trình bày
- Gọi nhận xét
- GV nhận xét, chốt:VD : 
3/ Củng cố - dặn dò
- Về đọc lại bài và chuẩn bị bài tiết 1 – Luyện đọc
- Nhận xét tiết học
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc bài
- HS trình bày
- nhận xét
1. Thay thế từ môn sinh bằng từ học trò :
Các học trò đồng thanh dạ vâng. Thế là cụ giáo Chu đi trước, các học trò theo sau. Các học trò có tuổi đi ngay sau thầy, các học trò ít tuổi hơn nhường bước, cuối cùng là mấy học trò tóc để trái đào. Cụ giáo Chu dẫn các học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng
- 1 HS yêu cầu bài tập.
- Nhóm 4 
- Nhóm trình bày
- Cá nhân
- Nhóm 6
Trần Thủ Độ : Hãy để ta gọi hắn đến xem sao. (Gọi lính hầu) Quân bay, cho đòi tên quân hiệu ấy đến đây ngay ! Nhớ dẫn theo một phu kiệu để nhận mặt hắn.
Lính hầu : – Bẩm, vâng ạ.
(Lát sau, lính hầu về, dẫn theo một người quân hiệu trạc 30 tuổi, dáng vẻ cao lớn, đàng hoàng.)
Người quân hiệu : – (Lạy chào) Kính chào

File đính kèm:

  • doctieng_viet_tang_cuong_hoc_ki_2.doc
Giáo án liên quan