Giáo án Tâm lý học đường Lớp 4 - Năm học 2018-2019

I.Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Biết được một số nguyên nhân và tác động của nỗi buồn của việc không hứng thú học tập.

- Rèn luyện học sinh cách vượt qua nỗi buồn của bản thân

- Vận dung kiến thức đã học vào cuộc sống

II. Phương tiện dạy học:

- Tài liệu tâm lí học đường ( Tr 26 đến 34 ).

III. Tiến trình dạy học:

 

doc10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 978 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tâm lý học đường Lớp 4 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 22 tháng 3 năm 2019
CHỦ ĐỀ 1: 
BÀI 3: KIÊN TRÌ TRONG HỌC TẬP
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Hiểu về tính kiên trì trong học tập.
- Rèn luyện tính kiên trì trong học tập. 
- Biết được một số cách rèn luyện tính kiên trì trong học tập.
- Vận dung kiến thức đã học vào cuộc sống 
II. Phương tiện dạy học: 
- Tài liệu tâm lí học đường 
III. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ:
2. Bài mới
Giới thiệu bài: Bài 1 kiên trì trong học tập
Hoạt động 1: Quan sát hình minh họa trong SGK.
-Hãy quan sát hình minh họa và mô tả một số biểu hiện của tính kiên trì trong học tập? 
- Gọi HS trả lời
GV chốt lại:
- Kiên trì trong học tập là quyết tâm làm đến cùngdù gặp khó khăn vẫn không lùi bước
Hoạt động 2:Nhận biết 
Hỏi : Hãy quan sát hình minh họa và trao đổi với bạn về tính kiên trì trong học tập
GV kết luận: Có những trường hợp sau
-Luôn đặt ra mục tiêu và hoàn thành .
- Rèn luyện bằng nhiều cách nhưng phải lâu dài.	
- Có tính KT sẽ không ngại khó khăn, sẽ thành công hơn trong học tập
* Học sinh thực hành viết ra tính kiên trì trong học tập của em.
-GV nhận xét
Hoạt đông 3: Ứng xử
+ Một số cách rèn luyện tính kiên trì trong học tập. .
? Hãy quan sát hình minh họa và trao đổi với bạn về một số cách rèn luyện tính kiên trì trong học tập.
- Giữ tâm trạng thoải mái khi sắp làm việc gì đó
-Kiền chế sự tức giận ,nôn nóng khi không làm được bài tập
 - Trước khi làm bài tập khó hãy ôn lại kiến thức có liên quan
GV chốt lại:
- Rèn luyện tính kiên trì trong học tập là một quá trình lâu dài
Hoạt đông 4 : Trải nghiệm
-HĐ Cá nhân: Rèn luyện tính kiên trì trong học tập thông qua việc ghi chép
- Việc ghi chép giúp em nắm được cốt lõi của bài học
-việc ghi chép phải ngắn gọn ,khoa học ,ngay ngắn
Hoạt động nhóm 	
- Chialớp thành các nhóm mỗi nhóm 6 HS
GV quan sát HD học sinh thảo luận về tính kiên trì trong học tập. Một số cách rèn luyện tính kiên trì trong học tập
? Yêu cầu HS đọc tham khảo trong SGK
Nhắc HS vận dụng vào cuộc sống hàng ngày
Liên hệ 
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
- HS trả lời 
-Hs nhận xét
HS thảo luận nhóm đôi
Đại diện các nhóm trình bày
- HS nêu theo ý của mình
-HS làm bài
-HS trình bày
HS nhận xét
- HS thảo luân theo nhóm 4
.
- Đại diện 1-2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
2 HS đọc Lớp đọc thầm
Hoạt động cá nhân
- HS đọc sách tài liệu 
Hoạt động nhóm 
Từng thành viên trong tổ trình bày 
Các tổ khác nhận xét, góp ‎ý tìm ra hướng khắc phục
Thứ sáu ngày 29 tháng 3 năm 2019
CHỦ ĐỀ 2: 
BÀI 4: TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT CỦA NGƯỜI KHÁC
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết được một số biểu hiện củ việc không tôn trọng sự khác biệt của người khác 
- Biết được sự cần thiết phải tôn trọng sự khác biệt của người khác 
- Học cách tôn trọng sự khác biệt của người khác
- Vận dung kiến thức đã học vào cuộc sống
II. Phương tiện dạy học: 
- Tài liệu tâm lí học đường 
III. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ:
? – Nêu một số cách rèn luyện tính kiên trì trong học tập.
- Gv nhận xét. 
2. Bài mới
Giới thiệu bài: Bài – Tôn trọng sự khác biệt của người khác 
Hoạt động 1: Quan sát hình minh họa trong SGK.
-Hãy quan sát hình minh họa và mô tả một số biểu hiện củ việc không tôn trọng sự khác biệt của người khác
GV gọi một số học sinh nêu
GV chốt ý
Hoạt động 2:Nhận biết 
Hỏi : Hãy tìm hiểu về sự cần thiết phải tôn trọng sự khác biệt của người khác 
- HS quan sát tranh và nêu 
GV chốt: Sự khác biệt giữa người này với người khác tồn tại như một điều tất yếu của cuộc sống. Nếu không hiểu được điều này thì em sẽ có cái nhìn cảm tính ,kì thị và thiếu tôn trọng với những người xung quanh.
Hoạt đông 3: Ứng xử
Em học cách tôn trọng sự khác biệt của người khác
-GV nêu câu hỏi về cách tôn trọng sự khác biệt của người khác
GV chốt ý: Tôn trọng sự khác biệt của người khác sẽ khiến họ tôn trọng chính sự khác biệt của mình
- hãy viết về một hành động thể hiện việc em tôn trọng sự khác biệt của người khác ?
Hoạt đông 4 : Trải nghiệm
a.Hoạt động cá nhân
Em hãy mô tả các thành viên trong nhóm với những điểm khác biệt về vẻ ngoài, sở thích,tính cách , quan niệm sống 
HS viết 
GV nhận xét – Kết luận
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
- HS trả lời 
-Hs nhận xét
.
- HS làm việc cá nhân
- HS quan sát 
- hs trình bày 
- HS làm việc cá nhân
-HS đọc trong sách giáo khoa 
- HS thảo luận nhóm 4
-Đại diện nhóm trình bày
-Nhóm khác nhận xét
-HS quan sát hình và thông tin trong sách giáo khoa trả lời câu hỏi
-HS trình bày
HS nhận xét
- HS thảo luân theo nhóm 2
-HS làm bài vào SGK
- Đại diện 1-2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Vài HS nêu 
Thứ sáu ngày 5 tháng 4 năm 2019
CHỦ ĐỀ 3: 
BÀI 3: KHÔNG HỨNG THÚ HỌC TẬP
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết được một số nguyên nhân của việc không hứng thú học tập.
- Rèn luyện bản thân niềm tin và hứng thú trong học tập. 
- Vận dung kiến thức đã học vào cuộc sống
II. Phương tiện dạy học: 
- Tài liệu tâm lí học đường ( Tr 16 đến 25 ).
III. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ:
? – Nêu một số hành động thể hiện việc tôn trọng khác biệt của em với người khác? 
- Gv nhận xét. 
2. Bài mới
Giới thiệu bài: Bài 3 – Không hứng thú học tập 
Hoạt động 1: Quan sát hình minh họa trong SGK.
-Hãy quan sát hình minh họa và mô tả một số biểu hiện của việc không hứng thú học tập ? 
- Gọi HS trả lời
GV chốt lại:
- Không hứng thú học tập là nghịch phá, gây rối trong tiết tự học, không lo lắng dù là điểm kém, không ôn bài học bài ở nhà, thiếu tập trung...
Hoạt động 2:Nhận biết 
Hỏi : Hãy quan sát hình minh họa và trao đổi vớ bạn một số nguyên nhân dẫn đến việc học sinh Không hứng thú học tập 
GV kết luận: Có những trường hợp sau
- Không hiểu bài.
- Bị thầy cô nhắc nhở phê bình.	
- Có quá nhiều bài tập nên mệt mỏi và căng thẳng
- Tiết học nhàm chán.
-Có chuyện buồn. 
- Bị cha mẹ la mắng
* Học sinh thực hành viết ra những nguyên nhân dẫn đến việc một số bạn ở lớp em không hứng thú học tập?
-GV nhận xét
Hoạt đông 3: Ứng xử
+ Khi em không hứng thú học tập thì các em cần làm gì?
GV chốt lại
- Nếu bài tập quá nhiều, các em hãy chia nhỏ rồi thực hiện từng phần một hoặc hạn chế những suy nghĩ tiêu cực khi bị thầy cô, cha mẹ la mắng mà nghĩ rằng nếu mình tập trung vào học thì mọi việc sẽ tốt hơn... 
+ Khi thấy bạn không hứng thú học tập thì em sẽ làm gì?
GV chốt lại:
- Trao đổi với bạn về động lực học tập, nhắc bạn tránh xa những thứ khiến bạn sao nhãng việc học... 
Hoạt đông 4 : Trải nghiệm
-Ở lớp: Đặt đồng hồ hẹn giờ trong 3 phút và hoàn toàn tập trung học bài rồi nghỉ ngơi ít phút rồi tập trung thêm 3 phút nữa.
-Ở nhà: Tăng thời gian lên 5 phút và nghỉ ngơi 2 phút cứ làm như vậy trong hai tuần và em sẽ hứng thú học tập hơn
Hoạt động nhóm 5p	
- Chialớp thành các nhóm mỗi nhóm 6 HS
GV quan sát HD học sinh thảo luận về tình huống không hứng thú với một môn học? Yêu cầu HS đọc tham khảo trong SGK
Nhắc HS vận dụng vào cuộc sống hàng ngày
Liên hệ 
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
- HS trả lời 
-Hs nhận xét
HS thảo luận nhóm đôi
Đại diện các nhóm trình bày
- HS nêu theo ý của mình
-HS làm bài
-HS trình bày
HS nhận xét
- HS thảo luân theo nhóm 4
.
- Đại diện 1-2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
2 HS đọc Lớp đọc thầm
Hoạt động cá nhân
- HS đọc mục a trong tài liệu (trang 22)
Hoạt động nhóm 5p
Từng thành viên trong tổ trình bày một tình huống không hứng thú với một môn học
 Các tổ khác nhận xét, góp ‎ý tìm ra hướng khắc phục
Thứ sáu ngày 6 tháng 12 năm 2019
CHỦ ĐỀ 4: 
BÀI 4: KHI CÓ NỖI BUỒN
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết được một số nguyên nhân và tác động của nỗi buồn của việc không hứng thú học tập.
- Rèn luyện học sinh cách vượt qua nỗi buồn của bản thân 
- Vận dung kiến thức đã học vào cuộc sống
II. Phương tiện dạy học: 
- Tài liệu tâm lí học đường ( Tr 26 đến 34 ).
III. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ:
? – Nêu một số cách tạo hứng thú học tập cho bản thân hoặc cho bạn 
- Gv nhận xét. 
2. Bài mới
Giới thiệu bài: Bài – Khi có nỗi buồn 
Hoạt động 1: Quan sát hình minh họa trong SGK.
-Hãy quan sát hình minh họa và đánh dấu vào những biểu hiện của em khi buồn? 
GV gọi một số học sinh nêu
*GV yêu cầu hs viết ra những điều các em làm khi buồn
GV chốt ý
Hoạt động 2:Nhận biết 
Hỏi : Hãy tìm hiểu một số nguyên nhân và tác động của nỗi buồn . Khoanh vào những trạng thái mà em đã từng trải qua .
*Gv nêu câu hỏi :
-Theo em, nguyên nhân thường gặp nhất của nỗi buồn là gì?
-Theo em,tác động nguy hiểm nhất của nỗi buồn là gì?
GV chốt ý
Hoạt đông 3: Ứng xử
Hãy tìm hiểu và trao đổivới bạn về cách ứng xử khi có nỗi buồn
Cách vượt qua nỗi buồn của bản thân
-GV nêu câu hỏi: nêu những cách vượt qua nỗi buồn của bản thân
GV chốt lại
- Khi có nỗi buồn em đừng kìm nén hay giấu giếm Nếu em muốn khóc thì hãy cứ khóc hoặc tâm sự với bạn .....
b.Cách ứng xử khi thấy bạn buồn 
-Các em sẽ ứng xử như thế nào khi thấy bạn buồn?
GV chốt lại: Không cười đùa khi bạn buồn, nắm tay bạn đẻ thể hiện sự chia sẻ , không đề cập đến những điều gợi nỗi buồn Của bạn , nhắc bạn quan tâm đến sức khỏe và việc học, tháy được giá trị của cuộc sống xunh quanh
Hoạt đông 4 : Trải nghiệm
a.Hoạt động cá nhân
Hãy liệt kê những cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực
-Hãy viết tâm trạng hiện tại của em
-Theo em, nên làm gì để thoát khỏi cảm xúc tiêu cực?
-Theo em, nen làm gì để kéo dài cảm xúc tích cực?
Hoạt động nhóm 5p	
- Chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 6 HS
GV quan sát HD học sinh bằng cách đặt câu hỏi gợi ý cho các nhóm 
Nhắc HS vận dụng vào cuộc sống hàng ngày
Liên hệ 
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
- HS trả lời 
-Hs nhận xét
.
- HS làm việc cá nhân
- HS Viết theo ý cá nhân 
- hs trình bày 
- HS làm việc cá nhân
-HS đọc trong sách giáo khoa và khoanh vào những trạng thái mà em đã từng trải qua .
- HS thảo luận nhóm 4
-Đại diện nhóm trình bày
-Nhóm khác nhận xét
-HS quan sát hình và thông tin trong sách giáo khoa trả lời câu hỏi
-HS trình bày
HS nhận xét
- HS thảo luân theo nhóm 2
.- Đại diện 1-2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
-HS làm bài vào SGK
-Vài HS nêu 
Hoạt động nhóm 5p
1bạn trong nhóm chia sẻ về một nỗi buồn mình đã trải qua.
Các thành viên trong tnhóm chia sẻ giúp bạn vượt qua nỗi buồn
Thứ sáu ngày 19 tháng 4 năm 2019
CHỦ ĐỀ 5: 
BÀI 5: BẠN BÈ TỪ CHỐI CHƠI CHUNG
Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Hiểu được những học sinh không có bạn chơi cùng thường sẽ cảm thấy cô đơn vì bị cô lập. Lâu dần các em sẽ gặp khó khăn trong việc cảm xúc, hành vi và thường không làm chủ được bản thântrong ứng xử hàng ngày
- Biết quan tâm chia sẻ với bạn bè. Biết trân trọng giá trị tình cảm bạn bè
- Vận dung kiến thức đã học vào cuộc sống
II. Phương tiện dạy học: 
- Tài liệu tâm lí học đường ( Tr 35 đến 44 ).
III. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ:
? Khi nào thì em cảm thấy buồn?
- Khi buồn em thường làm gì?
- Gv nhận xét. 
Giới thiệu bài: Bài 5 – Bạn bè từ chối chơi chung.
2. Bài mới
- GV nêu mục tiêu của tiết học: 
Hoạt động 1: Quan sát hình minh họa trong SGK.
-Hãy quan sát hình minh họa và mô tả một số biểu hiện khi bị bạn bè từ chối chơi chung.
- Gọi HS trả lời
- GV nhận xét.
- GV hỏi: Em hiểu cảm giác cô đơn vì bị cô lập như 
thế nào không?
GV kết luận: những em không có bạn chơi cùng thường sẽ cảm thấy cô đơn .
Hoạt động 2:Ứng xử khi bị bạn từ chối chơi chung
 + Tìm hiểu nguyên nhân do mình hay do bạn?
- Nếu những nguyên nhân do mình thì mình phải làm thế nào?
+ Nếu những nguyên nhân do mình thì mình phải thay đổi sống hòa đồng luôn quan tâm với các bạn, không chê bai, trêu chọc, hoặc chỉ trích bạn.
- Nếu nguyên nhân do bạn thì em giải quyết như thế nào?
+ Nếu nguyên nhân do bạn thì em hãy báo cho thầy cô, hoặc bố mẹ để được giúp đỡ.
- Nếu khi thấy bạn bị từ chối chơi em sẽ làm gì?
+ Nếu khi thấy bạn bị từ chối chơi em sẽ không hùa theohành vi cô lập, tẩy chay bạn, trò chuyện với bạn 
Đại diện nhóm trình bày HS – GV nhận xet bổ sung
Hoạt đông 3: Trải nghiệm
GV hướng dẫn các em không sử dụng những từ ngữ thô tục khó nghe
- Đừng nói quá nhiều và không rõ ràng, 
-Cố gắng lắng nghe bạn nói và không ngắt lời bạn.
-Luôn nhìn vào người đang đối thoại với mình
- Nói với giọng vừa phải không huơ tay liên tục khi nói
Hoạt đông 4 : Đóng vai	
- Chialớp thành các nhóm mỗi nhóm 6 HS
GV nhận xét tuyên dương các tổ làm tốt
Yêu cầu HS đọc tham khảo trong SGK
Nhắc HS vận dụng vào cuộc sống hàng ngày
Liên hệ 
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
- HS xác định rõ mục tiêu của bài.
HS thảo luận nhóm đôi
Đại diện các nhóm trình bày
- HS nêu theo ý của mình
- HS thảo luân theo nhóm 4
.
- Đại diện 1-2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
Hoạt động cá nhân
2 em ngồi cạnh nhau hỏi nhau về sở thích của nhau
- HS tự làm việc cá nhân.
Hoạt động nhóm 3p
Các em phân vai tập duyệt 
Lần lượt các tổ lên trình diễn 
Các tổ khác nhận xét, bình chọn
- HS nêu các việc em đã làm để có nhiều người bạn tốt
Thứ sáu ngày 26 tháng 4 năm 2019
CHỦ ĐỀ 6: 
BÀI 6: THỜ Ơ, NGẠI GIAO TIẾP VỚI MỌI NGƯỜI
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết được những biểu hiện của việc rụt rè, ngại giao tiếp thường là: xấu hổ,ít nói, thiếu tự tin, run rẩy,lo lắng, đổ mồ hôi, nói lắp bắp,...khi phải nói chuyện với người
khác hoặc trước đám đông.
- Rèn luyện bản thân mạnh dạn trong giao tiếp.
- Vận dung kiến thức đã học vào cuộc sống
II. Phương tiện dạy học: 
- Tài liệu tâm lí học đường ( Tr 35 đến 44 ).
III. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ:
? - Nếu khi thấy bạn bị từ chối chơi em sẽ làm gì?
- Gv nhận xét. 
Giới thiệu bài: Bài 6 – thờ ơ, ngại giao tiếp với mọi người.
2. Bài mới
- GV nêu mục tiêu của tiết học: 
Hoạt động 1: Quan sát hình minh họa trong SGK.
-Hãy quan sát hình minh họa và mô tả một số biểu hiện của việc rụt rè, thờ ơ ngại giao tiếp với mọi người
Những người ngại giao tiếp thường có biểu hiện của như thế nào?
- Gọi HS trả lời
GV chốt lại:
- Rụt rè trước mọi người, run rẩy khi phải nói trước đám đông
- Xấu hổ khi nói chuyện với người khác.
- Ngại tham gia các hoạt động chung với các bạn.
- Không biết nói gì khi gặp bạn.
Hoạt động 2:Nhận biết 
Hỏi : Hãy quan sát hình minh họa và trao đổi vớ bạn một số nguyên nhân dẫ đến việc học sinh thờ ơ, rụt rè , ngại giao tiếp?
GV kết luận: Có những trường hợp sau
- Em chưa quen với môi trường mới.
- Em sợ nói sai
- Em tự ti, lo ngoại hình của mình sẽ không được các bạn chấp nhận.
- Em lo lắng rằng lời nói và hành động của mình sẽ khiến bản thân bị các bạn chê cười.
- Gia đình bất hòa khiến em cảm thấy chán nản, thất vọng.
- Em đang có chuyện buồn.
Hoạt đông 3: Ứng xử
+ Rèn luyện bản thân để mạnh dạn trong giao tiếp
Các em cần làm gì?
GV chốt lại
- Thường xuyên nói chuyện với bạn bè để rèn luyện kĩ năng giao tiếp.
- Thoải mái, tự tin khi nói chuyện với người khác.
- Tham gia nhiều hoạt động để vui chơi và có cơ hội giao tiếp với mọi người, từ đó giúp mình tự tin hơn.
- Mạnh dạn đứng nói trước lớp để rèn luyện kĩ năng thuyết trình hoạc nói trước nhiều người.
+ Ứng xử khi thấy bạn thờ ơ, rụt rè, ngại giao tiếp thì em sẽ làm gì?
GV chốt lại:
- Cùng bạn thực hành những kĩ năng giao tiếp
- Khuyến khích và đánh giá cao sự tự tincủa bạn trong những tình huống cụ thể
- không trêu chọc, đùa cợt khi bạn đang trình bày, phát biểu.
- Không chế giễu khi bạn nói sai
Hoạt đông 4 : Trải nghiệm
 2 HS đọc Lớp đọc thầm
Hoạt động nhóm 5p	
- Chialớp thành các nhóm mỗi nhóm 6 HS
GV quan sát HD học sinh cách ứng xử phù hợp trong tình huống này
Yêu cầu HS đọc tham khảo trong SGK
Nhắc HS vận dụng vào cuộc sống hàng ngày
Liên hệ 
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
- HS xác định rõ mục tiêu của bài.
HS thảo luận nhóm đôi
Đại diện các nhóm trình bày
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
HS làm bài
 HS nêu theo ý của mình
HS nhận xét 
- HS thảo luân theo nhóm 4
.
- Đại diện 1-2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
Hoạt động cá nhân
- HS đọc mục a trong tài liệu (trang 51)
Hoạt động nhóm 5p
Từng thành viên trong tổ trình bày một tình huống ngại giao tiếp.
Các tổ khác nhận xét, góp ‎y
- HS nêu cách mình rèn luyện bản thân mạnh dạn trong giao tiếp

File đính kèm:

  • docgiao_an_tam_ly_hoc_duong_lop_4_nam_hoc_2018_2019.doc