Giáo án Số học Lớp 6 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020 - Từ Chí Linh

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS được củng cố định nghĩa số nguyên tố, hợp số. Nhận biết được một số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản.

2. Kỹ năng: Biết vận dụng hợp lí các kiến thức về chia hết đã học để nhận biết một số là hợp số.

3. Thái độ: Rèn tính chính xác, cẩn thận khi phát biểu và vận dụng các dấu hiệu chia hết.

4. Định hướng năng lực hình thành: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy, tính sáng tạo, giao tiếp, mô hình hóa toán học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: KHBH, Bảng phụ , phấn màu, thước thẳng, SGK, SBT

2. Học sinh: Đồ dùng học tập;học bài và làm bài ở nhà.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1) Ổn định lớp: KTSS

2) Kiểm tra bài cũ

 

docx11 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học Lớp 6 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020 - Từ Chí Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số tiết: 01
Ngày soạn: 30/9/2019
Tiết theo ppct: 25
Tuần dạy: 9
§14. SỐ NGUYÊN TỐ. HỢP SỐ. BẢNG SỐ NGUYÊN TỐ
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểu được định nghĩa số nguyên tố, hợp số. 
- Nhận biết được một số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản, thuộc mười số nguyên tố đầu tiên, tìm hiểu cách lập bảng số nguyên tố.
2. Kỹ năng: 
- Biết vận dụng hợp lí các kiến thức về chia hết đã học ở tiểu học để nhận biết một số là hợp số.
3. Thái độ: 
- Học sinh tuân thủ nội quy lớp học, nhiệt tình hưởng ứng xây dựng bài, có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.
4. Định hướng năng lực hình thành: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy, tính sáng tạo, giao tiếp, mô hình hóa toán học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: KHBH, SGK bảng phụ
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, bài tập
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1) Ổn định lớp: KTSS
2) Kiểm tra bài cũ
3) Thiết kế tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
* Mục tiêu: Học sinh nhớ lại khái niệm ước và các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. 
* Phương thức: HĐ hợp tác, giải quyết vấn đề
GV: Chia lớp thành hai nhóm chơi trò chơi hộp quà may mắn. 
HS: Tham gia trò chơi
Câu 1: Tìm các số chia hết cho 2 trong các số sau: 2, 4, 7, 13.
Câu 2: Tìm các số chia hết cho 3 trong các số sau: 9, 27, 16.
Câu 3: Tìm các số chia hết cho 5 trong các số sau: 10, 25, 35, 76.
Câu 4: Tìm các số chia hết cho 7 trong các số sau: 21, 42, 81
Câu 1: Các ước của 12 là?
GV đặt vấn đề: Số 2;3;5 gọi là số nguyên tố, số 4;6 gọi là hợp số. Vậy thế nào là số nguyên tố? Thế nào là hợp số?
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Số nguyên tố, hợp số 
* Mục tiêu: Học sinh hiểu được thế nào là số nguyên tố, hợp số. Phân biệt được số nguyên tố với hợp số và biết cách tìm các số nguyên tố của một số tự nhiên cho trước.
* Phương thức: HĐ cặp đôi, HĐ cá nhân, giải quyết vấn đề
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
-Các số nào chỉ có 2 ước là 1 và chính nó?
-Số nào có nhiều hơn 2 ước?
-Qua đó, hãy cho biết thế nào là số nguyên tố, thế nào là hợp số?
- Số nguyên tố và hợp số là số phải lớn hơn 1.
-Đưa bảng phụ ghi định nghĩa số nguyên tố, hợp số củng cố lại.
Củng cố: Làm 
-Tổ chức HS thảo luận nhóm trả lời.
Nhận xét	
-Số 0 có là số nguyên tố không ? Có là hợp số không? Vì sao?
-Số 1 có là số nguyên tố không? Có là hợp số không? Vì sao?
- Hãy cho biết các số nguyên tố nhỏ hơn 10
-Ghi 10 số tự nhiên đầu tiên và chú thích số nguyên tố.
-Củng cố: Các số sau là số nguyên tố hay hợp số:102;513;145;11;13
Số chỉ có 2 ước là 1 và chính nó là:2;3;5
Số có nhiều hơn 2 ước là:4;6
Nêu như SGK
Thảo luận nhóm để trả lời.
 Nhận xét.
(7 là số nguyên tố vì 7 có 2 ước;8; 9 là hợp số vì 8; 9 có nhiều hơn hai ước.
Số 0 không là số nguyên tố không là hợp số vì không thoả định nghĩa.
Số 1 không là số nguyên tố không là hợp số vì không thoả định nghĩa.
2;3;5;7
Ghi bài
Số nguyên tố:11;13; còn lại là hợp số.
1. Số nguyên tố. Hợp số:
 Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.
 Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước.
* Chú ý:(SGK)
Hoạt động 2: Lập bảng số nguyên tố không vượt quá 100 
* Mục tiêu: Học sinh được thực hành lập bảng số nguyên tố không vượt quá 100.
* Phương thức: Giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp, hoạt động cặp đôi
-Xét xem có những số nguyên tố nào không vượt qua 100?
-Đưa bảng phụ ghi các số tự nhiên từ 2 đến 100
-Vì sao trong bảng không có số 0;1?
-Yêu cầu HS dùng bảng ghi sẵn các số TN từ 2 đến 100. làm theo hướng dẫn của GV.
Giữ lại số 2 gạch bỏ các B(2)
Giữ lại số 3 gạch bỏ các B(3)
Giữ lại số 5 gạch bỏ các B(5)
Giữ lại số 7 gạch bỏ các B(7)
-Các số còn lại trong bảng là số nguyên tố. 
-Hãy cho biết các số nguyên tố nhỏ hơn 100 ở trong bảng.
- Số nguyên tố nhỏ nhất là số nào? 
-Đây cũng là số chẵn duy nhất là số nguyên tố.
-Các số nguyên tố lớn hơn 5 có chữ số tận cùng bởi chữ số nào?
-Tìm 2 số nguyên tố hơn kém nhau 1 đơn vị, 2 đơn vị.
- Yêu cầu HS xem bảng tr.128 SGK. Đây là bảng số nguyên tố nhỏ hơn 1000 ở các tiết sau chúng ta sẽ dùng.
Vì chúng không là số nguyên tố không là hợp số.
Thảo luận nhóm để tìm ra các số nguyên tố nhỏ hơn 100.
HS trả lời
Nhận xét.
Số 2
Các số nguyên tố lớn hơn 5 có chữ số tận cùng bởi chữ số:1; 3;7; 9
+2 và 3
+3và 5; 5 và 7; 11 và 13; 
2.Lập bảng các số nguyên tố không vượt quá 100: (SGK)
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP- CỦNG CỐ
* Mục tiêu: Học sinh luyện tập củng cố lại số nguyên tố, họp số.
* Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động cá nhân, nhóm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
-Thế nào là số nguyên tố? Hợp số? So sánh giữa số nguyên tố và hợp số có gì giống nhau.
-Gọi 2 HS đọc 10 số nguyên tố đầu tiên. Học thuộc 10 số này.
-Gọi HS trả lời BT 115/47 SGK
-Nhận xét, hướng dẫn,sửa sai(nếu có)
-Gọi HS điền vào ô trống kí hiệu thích hợp.
-Nhận xét, hướng dẫn,sửa sai(nếu có)
-Gọi HS trả lời BT 117/47 SGK
-Nhận xét, hướng dẫn,sửa sai(nếu có)
Trả lời như SGK phần định nghĩa.
HS thực hiện
Đọc 10 số nguyên tố đầu tiên.
2;3;5;7;11;13;17;19;23;29
115/47
- Số nguyên tố là 67
- Hợp số là: 312; 213; 435; 417; 3311
116/47
83P ; 91 P
15P ;P N
117/47SNT:131;313;647
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng bảng số nguyên tố vào bài toán.
* Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
GV cho HS hoạt động nhóm bài 118/SGK/47
Hoạt động nhóm
Bài 118. (SGK- 47). Tổng (hiệu) sau là số nguyên tố hay hợp số ?
a) 
Þ hợp số
b) Þ hợp số
5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu: Học sinh chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học ở tiết học.
* Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, KT động não, hoạt động cá nhân ở nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
GV: Các em về nhà thứ tìm cho cô các số nguyên tố nhỏ hơn 300 giờ sau chúng ta sẽ trao đổi.
-Về nhà xem lại định nghĩa.
-Học thuộc các số nguyên tố đầu tiên (10 số)
-Làm BT 117; 118b,c,d; 119 tr.47 SGK
-Hướng dẫn BTVN:
117/Xem bảng số nguyên tố 
118b,c,d tương tự câu a
119/Xem bảng số nguyên tố
Số tiết: 01
Ngày soạn: 30/9/2019
Tiết theo ppct: 26
Tuần dạy: 9
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS được củng cố định nghĩa số nguyên tố, hợp số. Nhận biết được một số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản.
2. Kỹ năng: Biết vận dụng hợp lí các kiến thức về chia hết đã học để nhận biết một số là hợp số. 
3. Thái độ: Rèn tính chính xác, cẩn thận khi phát biểu và vận dụng các dấu hiệu chia hết. 
4. Định hướng năng lực hình thành: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy, tính sáng tạo, giao tiếp, mô hình hóa toán học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: KHBH, Bảng phụ , phấn màu, thước thẳng, SGK, SBT 
2. Học sinh: Đồ dùng học tập;học bài và làm bài ở nhà.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1) Ổn định lớp: KTSS
2) Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
-Thế nào là số nguyên tố? Hợp số? Số nguyên tố chẵn là số nào?
- 10 số nguyên tố đầu tiên là những số nào?
1 hs lên bảng
-Trả lời như SGK
- Số nguyên tố chẵn là số 2
- 10 số nguyên tố đầu tiên: 2;3;5;7;11;13;17;19;23;29
3) Thiết kế tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
* Mục tiêu: Học sinh được nhắc lại được khái niệm số nguyên tố, hợp số
* Phương thức: Gợi mở vấn đáp, đàm thoại, thuyết minh
Thay chữ số vào dấu * để được hợp số, số nguyên tố : 
Học sinh lên bảng trình bày
 là hợp số * 
 là hợp số * 
 là số nguyên tố * 
 là số nguyên tố * 
2. HOẠT ĐỘNG TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng được các kiến thức về số nguyên tố và hợp để làm bài tập.
* Phương thức: HĐ nhóm, HĐ cá nhân, giải quyết vấn đề, thuyết minh, đàm thoại.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
GV: Y/c hs đọc nội dung bài 120
GV: Nhận xét bài làm của HS 
GV: Y/c hs đọc nội dung bài 121
GV: Y/c hs đọc nội dung bài 122
Muốn tìm số tự nhiên k để 3.k là số nguyên tố em làm như thế nào?
Hướng dẫn Hs làm tương tự câu a
GV: Bổ sung và chốt lại
Nhóm 1: Câu a
Nhóm 2: Câu b
Nhận xét bài làm 
Hoàn thiện vào vở.
Hs lần lượt thay k = 0; 1; 2; 3; để kiểm tra 3.k
Làm theo cá nhân và chỉ rõ ví dụ minh hoạ.
Hs hoạt động nhóm
Bài 120. (SGK- 47)
a) Để số là số nguyên tố thì 
* Î { 3; 7}
b) Để số là số nguyên tố thì
 * Î {7}
Bài 121. (SGK- 47)
a) Để 3.k là số ng.tố thì k = 1
b) Để 7.k là số ng.tố thì k = 1.
Bài 122. (SGK- 47)
a) Đúng. ví dụ 3, 5, 7
b) Đúng, ví dụ 3, 5, 7
c) Sai. Vì còn số 2 
d) Sai. Vì có số 5
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP- CỦNG CỐ
* Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại nội dung trọng tậm của bài học 
* Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động cá nhân, nhóm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
- Nhắc lại định nghĩa số nguyên tố, hợp số.
-Lưu ý những chỗ sai của HS.
HS trả lời
Nội dung SGK
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* Mục tiêu: Giúp HS Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, cho 3, cho 9 vào bài tập 
* Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
- GV hướng dẫn HS làm bài 123
- 2 số nguyên tố liên tiếp 2; 3
3 số nguyên tố lẻ liên tiếp 3; 5; 7
GV: nhận xét và chốt lại
HS lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV
Bài 123 (SGK-48) Điền vào bảng sau mọi số nguyên tố mà bình phương của nó không vượt quá a, tức là p2£ a
5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu: Học sinh chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học ở tiết học, vận dụng giải một số bài toán thực tế..
* Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, KT động não, hoạt động cá nhân ở nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
Câu đố. Máy bay có động cơ ra đời năm nào ?
Gv hướng dẫn hs tìm các chữ số a ; b ; c ; d theo gợi ý đầu bài cho.
- Hs tìm đáp số 
Bài 124 (SGK-48)
a là số có đúng 1 ước : a = 1
b là hợp số lẻ nhỏ nhất : b = 9
c k phải hợp số, k phải số ng.tố và c ¹ 1 : c = 0
d là số ng.tố lẻ nhỏ nhất : d = 3
Vậy 
Máy bay có động cơ ra đời vào năm: 1903
Số tiết: 01
Ngày soạn: 30/9/2019
Tiết theo ppct: 27
Tuần dạy: 9
§15 PHÂN TÍCH MỘT SỐ RA THỪA SỐ NGUYÊN TỐ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố và biết cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
2. Kỹ năng:
- Hs biết phân tích một số ra thừa số nguyên tố trong các trường hợp mà sự phân tích không phức tạp, biết dùng luỹ thừa để viết gọn dạng phân tích. 
- Biết vận dụng các dấu hiệu chia hết đã học để phân tích một số ra thừa số nguyên tố
3. Thái độ: Học sinh hào hứng trong tiết học, hăng hái phát biểu xây dựng bài, có lòng yêu thích bộ môn. 
4. Định hướng năng lực hình thành: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy, tính sáng tạo, giao tiếp, mô hình hóa toán học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: KHBH, SGK, SGV, phấn màu, bảng phụ
2. Học sinh: Đồ dùng học tập;học bài và làm bài ở nhà, đọc trước bài
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1) Ổn định lớp: KTSS
2) Kiểm tra bài cũ
3) Thiết kế tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
* Mục tiêu: Ôn tập lại cho học sinh thế nào là số nguyên tố, hợp số
* Phương thức: HĐ nhóm, trò chơi.
GV: Chia lớp thành hai nhóm lên bảng khoanh các số là số nguyên tố. Đội 1 bút đen, đội hai bút xanh. Sau khi học sinh trên bảng về chỗ HS khác mới được lên. Sau 2 phút đội nào khoanh được nhiều nhất đội đó thắng
GV: Cùng cả lớp chữa bài làm của hai đội và tặng qua cho đội thắng cuộc.
HS: Tham gia hoạt động
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố là gì?
* Mục tiêu: Học sinh hiểu đươc thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
* Phương thức: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại, hoạt động cá nhân, cặp đôi.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
Số 300 có thể viết được dưới dạng một tích của 2 thừa số lớn hơn 1 hay không
Theo phân tích ở H.1 em có 300 bằng các tích nào?
-Trình bày một số cách phân tích khác:
GV:Các số 2, 3, 5 là các số nguyên tố. Ta nói rằng 300 được phân tích ra thừa số nguyên tố. 
Vậy theo em phân tích một số ra thừa số nguyên tốlà gì ?
- Giới thiệu đó là cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố
- Dù phân tích bằng cách nào ta cũng được cùng một kết quả.
GV: Trở lại 2 hình vẽ:
Tại sao lại không phân tích tiếp 2; 3; 5 ?
Tại sao 6; 50; 100 lại phân tích được tiếp ?
GV nêu 2 chú ý trên bảng phụ.
HS: Có
H.1
 - Hs
300 = 3.100 = 3.10.10 
 = 3.2.5.2.5
Bằng ý hiểu của mình HS nêu khái niệm phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
Số nguyên tố phân tích ra là chính nó.
Vì đó là các hợp số
1. Phân tích một số ra thừa số 
Ví dụ: SGK
H.2
300 = 6.50=2.3.2.25
=2.3.2.5.5
Các số 2, 3, 5 là các số nguyên tố. Ta nói rằng 300 được phân tích ra thừa số nguyên tố. 
*Chú ý: SGK - T49
Hoạt động 2: Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố. 
* Mục tiêu: Học sinh biết cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
* Phương thức: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.
- H/dẫn HS phân tích theo cột.
Lưu ý:
+ Nên lần lượt xét tính chia hết cho các số nguyên tố từ 
nhỏ đến lớn : 2; 3; 5; 7;
+ Trong quá trình xét tính chia hết nên vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 5 đã học.
+ Các số nguyên tố được viết bên phải cột, các thương được viết bên trái cột.
+ GV hướng dẫn HS viết gọn bằng luỹ thừa và viết các ước nguyên tố của 300 theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
Qua các cách phân tích em có nhận xét gì về kết quả phân tích ?
- Y/c Hs làm việc cá nhân làm ?
HS chuẩn bị thước , phân tích theo hướng dẫn của GV
 300
 2
 150
 2
 75
 3
 25
 5
 5
 5
 1
Hs : Các kq đều giống nhau.
Làm ? vào bảng phụ
Nhận xét chéo
Là các số ng.tố
Hoàn thiện vào vở
Hs NX và đối chiếu kết quả
2. Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố
 300
 2
 150
 2
 75
 3
 25
 5
 5
 5
 1
Do đó 300 = 2.2.3.5.5
 = 22.3.52
* Nhận xét: SGK - T50
? 1: Phân tích số 420 ra thừa số nguyên tố
420
2
210
2
105
3
35
5
7
7
1
420 =2. 2.3.5.7 = 22 . 3 .5 . 7
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP- CỦNG CỐ
* Mục tiêu: Học sinh luyện tập củng cố lại cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
* Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động cá nhân, nhóm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
GV: Chia lớp thành 4 nhóm làm bài tập sau ra giấy A3
Hs thực hiện BT: Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố
Nhóm 1 + 2: 46 và 175
GV: Yêu cầu HS treo sản phẩm lên bảng, và cùng cả lớp nhận xét, sửa sai.
Nhóm 2 + 3: 32 và 275
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* Mục tiêu: Giúp HS biết cách tìm ước và bội của một số thỏa mãn điều kiện cho trước
* Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
- Gọi 2HS giải Bt 125/ a,b
-Gọi HS nhận xét
-Nhận xét, sửa sai(nếu có)
-Tương tự gọi HS trả lời các câu c,d,e,g 
60=2.2.3.5=22.3.5
84=2.2.3.7=22.3.7
5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu: Học sinh được hướng dẫn cụ thể phần chuẩn bị bài ở nhà.
* Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, KT động não, hoạt động cá nhân ở nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
- Học thuộc và nắm vững khái niệm, cách phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố
- BTVN: 125; 126; 127; 128 (SGK-50)
- Đọc phần có thể em chưa biết và làm bài tập về nhà tiết sau luyện tập 
-HS ghi lại vào trong vở.
- Học thuộc và nắm vững khái niệm, cách phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố
- BTVN: 125; 126; 127; 128 (SGK-50)
- Đọc phần có thể em chưa biết và làm bài tập về nhà tiết sau luyện tập 
Tân Sơn ngày..//2019
Duyệt của Tổ phó 
Mai Thanh Hùng

File đính kèm:

  • docxgiao_an_so_hoc_lop_6_tuan_9_nam_hoc_2019_2020_tu_chi_linh.docx
Giáo án liên quan