Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu rõ cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo.

- Nắm được trình tự các bước tiến hành hô hấp nhân tạo.

- Biết được phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng ngực.

- Sơ cứu ngạt thở- làm hô hấp nhân tạo.

- Làm thí nghiệm để phát hiện ra CO2 trong khí thở ra.

2. Kỹ năng: - Kĩ năng: thực hành nhận biết.

3. Thái độ: - Giáo dục tư tưởng cho học sinh :yêu mến môn học tìm hiểu khoa học

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống .

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: Chuẩn bị: chiếu cá nhân, gối cá nhân , bông, gạc

2. Học sinh: Chuẩn bị thêm theo nhóm: chiếu cá nhân, gối cá nhân , bông, gạc

III. Chuỗi các hoạt động học:

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 
Tiết 23
Bài 22: VỆ SINH HÔ HẤP
Ngày soạn:17/11/2018
Ngày dạy: 19/11/2018
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS trình bày phản xạ tự điều hòa hô hấp trong hô hấp bình thường
- Nêu được tác hai của tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp
- Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập thể dục thể thao đúng cách
- Đề ra biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh và tích cực hành động ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm không khí
- Kể các bệnh chính về hô hấp( viêm phổi, lao phổi, viêm phế quản) . Nêu các biện pháp vệ sinh hô hấp. Tác hại của thuốc lá.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế. 
- Kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn cơ quan hô hấp.	
- Ý thức bảo vệ môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Bảng 22 – Các tác nhân gây hại đường hô hấp.Một số hình ảnh về ô nhiễm không khí và tác hại.Tư liệu về thành tích rèn luyện cơ thể đặc biệt với hệ hô hấp.
2. Học sinh: Kiến thức bài cũ và bài mới liên quan.
III. Chuỗi các hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV:? Thực chất của quá trình trao đổi khí ở phổi và ở tế bào là gì?
- GV:? Nhờ hoạt động của các cơ quan, bộ phận nào mà không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới? 
- Những trường hợp có bệnh hay tổn thương hệ hô hấp mà em biết? Vậy nguyên nhân đó là gì?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS lên bảng trả lời, cá nhân theo dõi tra đổi và nhận xét.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Cần bảo vệ hệ hộ hấp khỏi các tác nhân gây hại
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
-Cho học sinh đọc thông tin SGK trang 72
Gv treo bảng 22
Gv cho học quan sát tìm hiểu?
? Thế nào là không khí bị ô nhiễm?
GV:? Các tác nhân nào gây hại tới hoạt động hô hấp?
GV: ? Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại?
GV: Các nhóm khác nhận xét – bổ sung
GV:Ở câu hỏi này HS có thể kể rất nhiều biện pháp,
-Sau đó GV tóm tắt lại các vấn đề: Bảo vệ môi trường chung, môi trường làm việc, bảo vệ chính bản thân mình
- Em đã làm gì để tham gia bảo vệ môi trường trong sạch ở trường, lớp?
- Trồng nhiều cây xanh có lợi gì trong việc làm sạch bầu không khí quanh ta ?
Không khí có thể bị ô nhiễm và gây hại tới hoạt động hô hấp từ những loại tác nhân nào?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
II. Cần luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Cho học sinh đọc thông tin phần II
GV:Dựa vào thông tin ở phần II và kiến thức được học hãy thảo luận và trả lời. Các câu hỏi phần thảo luận.
GV: ? Vì sao khi luyện tập thể thao đúng cách thì có được dung tích sống lí tưởng? Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?
GV kết luận: Khi thở sâu và giảm nhịp thở trong 1 phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp
GV:? Hãy đề ra biện pháp tập luyện để có hệ hô hấp khoẻ mạnh?
Quá trình tập luyện để tăng dung tích sống phụ thuộc vào yếu tố nào?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
I. Cần bảo vệ hệ hộ hấp khỏi các tác nhân gây hại
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Hs quan sát bảng 22
- Hs: tiến hành đọc thông tin SGK đầu trang 72
- Dựa vào bảng 22 cho HS thảo luận trả lời câu hỏi thảo luận.
- HS: Không khí chứa ít oxi, nhiều cacbonic, nhiều khí độc, nhiều vi khuẩn gây bệnh
- HS: Không hút thuốc lá, trồng nhiều cây xanh, thường xuyên dọn vệ sinh, không khạc nhổ bừa bãi.
- HS: Các loại tác nhân như: Bụi, khí độc có hại như NOx, SOx, CO, nicotin.
- Thảo luận từng phần của câu hỏi thảo luận
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
II. Cần luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Dựa vào thông tin
Thảo luận từng phần của câu hỏi thảo luận
HS: thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
Các nhóm khác nhận xét – bổ sung và kết luận →
Hs: tiến hành đọc thông tin 
HS: - Tập thể thao thường xuyên từ nhỏ sẽ làm tăng thể tích lồng ngực
- Hít thở sâu đẩy được nhiều khí cặn ra ngoài.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
I. Cần bảo vệ hệ hộ hấp khỏi các tác nhân gây hại	
-Tích cực xây dựng môi trường sống và làm việc có bầu không khí trong sạch, ít ô nhiễm bằng các biện pháp:
-Trồng nhiều cây xanh
- Không xã rác bừa bãi
- Không hút thuốc lá 
- Đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động trong môi trường nhiều bụi
II. Cần luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh
- Cần tích cực rèn luyện để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh bằng luyện tập thể thao phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên, từ bé.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giải thích tại sao cấm hút thuốc lá và đeo khẩu trang?
1/ Nêu tác hại của khói thuốc lá đối với hệ hô hấp
2/ Để tạo môi trường không khí trong lành, hạn chế ô nhiễm không khí từ bụi nhà máy, xe cộ Em hãy trình bày các biện pháp để khắc phục?
3/ Dung tích sống là gì? Chúng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Làm thế nào để tăng dung tích sống?
Ở nơi em sống có những tác nhân nào gây hại tới hệ hô hấp? Hãy nêu biện pháp khắc phục?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Cá nhân nghiên cứu trao đổi thảo luận nhóm ghi lại lên trình bày.
HS nhận xét bổ sung ý kiến.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đahs giá nhau
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Học bài, chuẩn bị bài mới.
Cho thêm các câu hỏi trong SBT, STK.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Ghi nhiệm vụ ở nhà và trả lời, phát biểu ý kiến.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Các câu hỏi trong SBT, STK và liên hệ khác
Tuần 12 
Tiết 24
THỰC HÀNH HÔ HẤP NHÂN TẠO 
Ngày soạn:20/11/2018
Ngày dạy: 22/11/2018
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu rõ cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo.
- Nắm được trình tự các bước tiến hành hô hấp nhân tạo.
- Biết được phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng ngực.
- Sơ cứu ngạt thở- làm hô hấp nhân tạo.
- Làm thí nghiệm để phát hiện ra CO2 trong khí thở ra.
2. Kỹ năng: - Kĩ năng: thực hành nhận biết.
3. Thái độ: - Giáo dục tư tưởng cho học sinh :yêu mến môn học tìm hiểu khoa học
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Chuẩn bị: chiếu cá nhân, gối cá nhân , bông, gạc
2. Học sinh: Chuẩn bị thêm theo nhóm: chiếu cá nhân, gối cá nhân , bông, gạc
III. Chuỗi các hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Em đã từng thấy nạn nhân ngừng hô hấp chưa? Cơ thể khi ngừng hô hấp đột ngột dẫn tới hậu quả gì? Có thể cấp cứu nạn nhânngừng hô hấp độtngột bằng cách nào? bài hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề đó.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đem trình bày sự chuẩn bị của nhóm.
HS theo dõi nhận xét.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Các nguyên nhân làm gián đọan hô hấp
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu:
+ Có những nguyên nhân nào làm hô hấp bị gián đoạn ?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
II. Tiến hành hô hấp nhân tạo 
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Gv nêu yêu cầu:
+ Phương pháp hà hơi thổi ngạt được tiến hành như thế nào ? 
- Nếu có đĩa CD hay người bằng cao su GV cho HS xem để nắm được các bước tiến hành và tập các thao tác.
- GV yêu cầu:
+ Thực hiện phương pháp ấn lồng ngực ở nhóm.
- GV quan sát các nhóm à giúp đỡ nhóm yếu, thao tác chưa chính xác.
- GV gọi một vài nhóm để kiếm tra.
- GV đánh giá công việc của nhóm
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
I. Các nguyên nhân làm gián đọan hô hấp
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS nghiên cứu SGK tr. 75 à trả lời câu hỏi. 
- HS khác trả lời à HS khác bổ sung. Hay có thể nêu thêm nguyên nhân khác.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
II. Tiến hành hô hấp nhân tạo
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghin cứu SGK à ghi nhớ các thao tác.
- Một HS trình bày à HS khác bổ sung.
- Sau khi xem đĩa hình à 1 đến 3 HS tập làm hà hơi thổi ngạt trên mô hình người.
- Cá nhân tự nghiên cứu SGK à ghi nhớ các bước thao tác.
- Tập tiến hành trong nhóm và thay phiên nhau.
- Một vài nhóm biểu diễn thao tác của phương pháp ấn lồng ngực và trình bày từng tao tác à các nhóm khác theo dõi nhận xét.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
I. Các nguyên nhân làm gián đọan hô hấp	
- Khi bị chết đuối à nứoc vo phổi à cần loại bỏ nước.
- Khi bị điện giật à ngắt dòng điện.
- Khi bị thiếu khí hay có nhiều khí độc à khiêng nạn nhân ra khỏi khu vực.
II. Tiến hành hô hấp nhân tạo
a - Phương pháp hà hơi thổi ngạt:
- Các bước tiến hnh: SGK tr.76.
 Chú ý:
- Nếu miệng nạn nhân bị cứng khó mở, có thể dùng tay bịt miệng và thổi vô mũi.
- Nếu tim đồng thời ngừng đập có thể vừa thổi ngạt vừa xoa bóp tim.
b - Phương pháp ấn lồng ngực:
- Các bước tiến hành: SGK tr.76.
- Chú ý:
+ Có thể đặt nạn nhân nằm sấp đầu hơi nghiêng sang một bên.
+ Dùng 2 tay và sức nặng thân thể ấn vào phần ngực dưới (phía lưng) nạn nhân theo từng nhịp.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Viết báo cáo thu hoạch theo mẫu SGK tr.77.
Hô hấp nhân tạo bằng 2 phương pháp trên có những ưu điêm gì và hạn chế gì?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trả lời các câu hỏi theo nhóm sau khi cá nhân trao trổi thảo luận.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Học bài, chuẩn bị bài mới.
Cho thêm các câu hỏi trong SBT, STK...
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Ghi nhiệm vụ ở nhà và trả lời thêm các câu hỏi theo cá nhân hoặc nhóm.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Các câu hỏi trong SBT, STK, và lên hệ

File đính kèm:

  • docTUAN12.doc