Giáo án Sinh học 8 - Tuần 7 - Năm học 2015-2016

 BÀI 14. BẠCH CẦU – MIỄN DỊCH

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Trình bày được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm.

- Nêu được khái niệm miễn dịch.

- Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miển dịch nhân tạo.

2. Kỹ năng: Rèn luyện cho hs kỹ năng quan sát, thu thập kiến thức và hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Hiểu được lợi ích tiêm phòng bệnh.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 8, giáo án.

- Học sinh: SGK lớp 8, xem trước nội dung bài.

III. Các bước lên lớp.

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Máu gồm những thành phần nào? Chức năng của huyết tương và hồng cầu?

- Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào? Chúng có quan hệ với nhau ra sao?

3. Nội dung bài mới:

Chân dẫm phải gai, chân có thể bị sung và đau vài ngày sau rồi khỏi . Vậy chân khỏi đau do đâu? Cơ thể đã tự bảo vệ mình như thế nào?

 

doc9 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Tuần 7 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/09/2015
Tiết thứ: 13 	Tuần 7
Chương III: tuần hoàn
Bài 13. Máu và môi trường trong cơ thể
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
- HS cần phân biệt được các thành phần của máu.
- Trình bày được chức năng của huyết tương và hồng cầu.
- Phân biệt được máu, nước mô và bạch huyết.
- Trình bày được vai trò của môi trường trong cơ thể.
2. Kỹ năng
- Thu thập thông tin, quan sát tranh hình -> phát hiện kiến thức.
- Khái quát tổng hợp kiến thức.
- Hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể tránh mất máu.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 8, giáo án. 
- Học sinh: SGK lớp 8, xem trước nội dung bài.
III. Các bước lên lớp.
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
Em đã thấy máu chảy trong trường hợp nào? Theo em máu chảy ra từ đâu? Máu có đặc điểm gì? Để tìm hiểu về máu chúng ta nghiên cứu bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về máu
Vấn đề 1: Thành phần cấu tạo của máu
- Mô tả thí nghiệm cho HS và quan sát hình 13.1, trả lời câu hỏi lệnh 6 SGK trang 42:
+ Máu gồm.. và tế bào máu.
+ Các tế bào máu gồm bạch cầu và..
+ GV nhận xét và kết luận.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận về thành phần của máu.
Vấn đề 2: Tìm hiểu chức năng huyết tương và hồng cầu.
- Yêu cầu HS nghiên cứu mục thông tin n SGK trang 43 và hoàn thành câu hỏi lệnh ‚SGK trang 43:
+ Khi cơ thể mất nước nhiều máu có thể lưu thông dễ dàng được hay không?
+ Thành phần chất trong huyết tương có gợi ý gì về chức năng của nó?
+ Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi, còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẩm?
+ GV nhận xét và kết luận các câu hỏi.
- Yêu cầu HS khái quát hóa về chức năng của huyết tương và hồng cầu.
Hoạt động 2: Môi trường trong cơ thể.
- Yêu cầu HS nghiên cứu mục thông tin n SGK và quan sát hình 13.2, hoàn thành câu hỏi lệnh ‚SGK trang 44:
+ Các tế bào ở sâu trong cơ thể có thể trao đổi các chất trực tiếp với môi trường ngoài hay không?
+ Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua các yếu tố nào?
+ GV nhận xét và kết luận.
- Giảng giải:
+ O2, chất dinh dưỡng lấy vào từ cơ quan hô hấp và tiêu hóa theo máu -> nước mô -> tế bào.
+ CO2 , chất thải từ tế bào -> nước mô -> máu -> hệ bài tiết, hệ hô hấp -> ra ngoài.
- GV hỏi tiếp:
+ Môi trường trong gồm những thành phần nào?
+ Vai trò của môi trường trong là gì?
+ GV hỏi thêm: Khi em bị ngã xước da rớm máu có nước chảy ra, mùi tanh đó là chất gì?
+ GV nhận xét và kết luận.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận về môi trường trong cơ thể.
- Lắng nghe thí nghiệm và quan sát hình, trả lời câu hỏi.
+ Đứng lên trả lời: Huyết tương.
+ Đứng lên trả lời: hồng cầu, tiểu cầu.
- Nghiên cứu mục thông tin, trả lời câu hỏi lệnh.
+ Máu sẽ đặc lại, nên sự vận chuyển các chất sẽ khó khăn hơn.
+ Huyết tương tham gia vận chuyển các chất trong cơ thể.
+ Máu đi từ phổi về tim nhiều O2 nên có màu đỏ tươi. Máu đi từ các cơ quan về tim mang nhiều CO2 nên có màu đỏ thẫm.
- Nghiên cứu mục thông tin và quan sát hình, trả lời câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời: Chỉ có tế bào biểu bì da mới tiếp xúc trực tiếp với môi trường ngoài, còn các tế bào trong phải trao đổi gián tiếp.
+ Đứng lên trả lời: Qua yếu tố lỏng ở gian bào.
+ Máu, nước mô, bạch huyết.
+ Môi trường trong giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài.
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
I. Máu
- Máu gồm huyết tương và tế bào máu.
- Huyết tương: Lỏng trong suốt, màu vàng chiếm 55%.
- Tế bào máu đặc đỏ thẫm chiếm 45% gồm: 
+ Hồng cầu, 
+ Bạch cầu.
+ Tiểu cầu. 
2. Tìm hiểu chức năng huyết tương và hồng cầu.
- Huyết tương tham gia vận chuyển các chất trong cơ thể: Các chất dinh dưỡng, hoóc môn, kháng thể, chất thải. 
- Hồng cầu: Có Hb có khả năng kết hợp với O2 và CO2.
+ Máu đi từ phổi về tim mang theo nhiều O2 nên có màu đỏ tươi.
+ Máu đi từ các cơ quan về tim mang nhiều CO2 do hoạt động hô hấp của tế bào nên có màu đỏ thẫm.
II. Môi trường trong cơ thể.
- Môi trường trong gồm: Máu nước mô và bạch huyết.
- Môi trường trong giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài.
4. Củng cố
Hãy đánh dấu vào câu trả lời đúng:
Câu 1. Máu gồm các thành phần cấu tạo:
a. Tế bào máu: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
b. Nguyên sinh chất, huyết tương
c. Prôtêin, lipít, muối kháng.
d. Huyết tương.
e. Cả a, b, c, d.
f. Chỉ a, d.
Câu 2. Môi trường trong gồm:
a) Máu, huyết tương
b) Bạch huyết, máu.
c) Máu, nước mô, bạch huyết
d) Các tế bào máu, chất dinh dưỡng.
Câu 3. Vai trò của môi trường trong:
a) Bao quanh tế bào để bảo vệ tế bào.
b) Giúp tế bào trao đổi chất với bên ngoài.
c) Tạo môi trường lỏng để vận chuyển các chất.
d) Giúp tế bào thải các chất thừa trong quá trình sống.
 5. Hướng dẫn HS học bài, làm bài và soạn bài mới ở nhà.
- Trả lời câu hỏi SGK trang 44.
- Học bài và đọc mục “Em có biết”?
- Tìm hiểu về tiêm phòng bệnh dịch trẻ em và một số bệnh khác.
- Xem trước nội dung: “Bài 14. Bạch cầu – miễn dịch”
VI. Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết thứ: 14 	 Tuần 7
 BÀI 14. BẠCH CẦU – MIỄN DỊCH
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
- Trình bày được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm. 
- Nêu được khái niệm miễn dịch. 
- Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miển dịch nhân tạo.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cho hs kỹ năng quan sát, thu thập kiến thức và hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Hiểu được lợi ích tiêm phòng bệnh. 
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 8, giáo án. 
- Học sinh: SGK lớp 8, xem trước nội dung bài.
III. Các bước lên lớp.
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Máu gồm những thành phần nào? Chức năng của huyết tương và hồng cầu? 
- Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào? Chúng có quan hệ với nhau ra sao? 
3. Nội dung bài mới:
Chân dẫm phải gai, chân có thể bị sung và đau vài ngày sau rồi khỏi . Vậy chân khỏi đau do đâu? Cơ thể đã tự bảo vệ mình như thế nào?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu. 
- Quan sát sơ đồ 14.1 hoạt động thực bào và trả lời câu hỏi: 
+ Hãy cho biết bạch cầu nào diệt khuẩn bằng cách thực bào. 
+ Quá trình thực bào diễn ra như thế nào?
- Quan sát sơ đồ 14.3 tiết kháng thể để vô hiệu hoá kháng nguyên và trả lời câu hỏi:
+ Kháng thể là gì?
+ Kháng nguyên là gì?
+ Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?
- Quan sát sơ đồ 14.4 hoạt động của tế bào T đã phá huỷ các tế bào cơ thể nhiễm và trả lời câu hỏi:
+ Tế bào T đã phá huỷ các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách nào?
- GV rút ra kết luận về hoạt động chủ yếu của bạch cầu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về miễn dịch. 
- Nghiên cứu mục thông tin n và trả lời câu hỏi lệnh 6 SGK trang 47:
+ Miễn dịch là gì?
+ Nêu sự khác nhau giữa miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo? 
+ GV nhận xét và kết luận.
- GV rút ra kết luận về miễn dịch.
- GV đặt tiếp câu hỏi: 
+ Một người mắc bệnh đậu mùa, thương hàn sau đó một thời gian hoặc cả đời không mắc nữa. Đây là loại miễn dịch gì?
+ Tiêm vacxin phòng bệnh (bạch hầu, uốn ván ) thuốc loại miễn dịch gì?
+ Vậy tiêm vácxin có tác dụng gì?
+ GV nhận xét và kết luận.
- GV rút ra kết luận về các loại miễn dịch.
- Quan sát sơ đồ 14.1 và trả lời câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời: Bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô.
+ Đứng lên trả lời: Là hiện tượng các bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt các vi khuẩn.
- Quan sát sơ đồ 14.3 và trả lời câu hỏi:
+ Là chất do cơ thể sinh ra để chống lại sự xâm nhập của các chất lạ (kháng nguyên).
+ Là những chất lạ khi vào cơ thể có khả năng kích thích cơ thể sinh ra kháng thể.
+ Tiết ra các kháng thể, rồi các kháng thể sẽ gây kết dính các kháng nguyên.
- Quan sát sơ đồ 14.4 và trả lời câu hỏi:
+ Cách nhận diện và tiếp xúc với chúng, tiết ra các protein đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm và tế bào nhiễm bị phá hủy.
- Nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
+ Miễn dịch tự nhiên là khả năng cơ thể tự chống bệnh (nhờ kháng thể). Miễn dịch nhân tạo là chủ động tạo cơ thể khả năng miễn dịch (nhờ văc xin).
+ Miễn dịch tự nhiên.
+ Miễn dịch nhân tạo.
+ Là chủ động tạo cơ thể khả năng miễn dịch.
I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu 
- Bạch cầu đã tạo hàng rào phong thủ để bảo vệ cơ thể:
+ Sự thực bào do các bạch cầu trung tính và đạo thực bào (bạch cầu Môno) thực hiện bằng cách hình thành chân giả bắt và nuốt các vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng.
+ Tế bào Limphô B tạo kháng thể để vô hiệu hoá kháng nguyên.
+ Tế bào limphô T Phá huỷ các tế bào đã bị nhiễm bệnh.
II. Miễn dịch
1. Khái niệm
- Miễn dịch là khả năng cơ thể không mắc một bệnh nào đó. 
2. Phân loại
- Miễn dịch tự nhiên 
+ Có được từ khi cơ thể mới sinh ra (miễn dịch bẩm sinh).
+ Sau khi cơ thể đã nhiễm bệnh (miễn dịch tập nhiễm)
- Miễn dịch nhân tạo: Có được do con người chủ động tiêm Vácxin khi cơ thể chưa mắc bệnh. 
4. Củng cố:
 - Nêu các hoạt động của bạch cầu ? 
 - Phân biệt miễn dịch tự nhiên và nhân tạo ? 
 5. Hướng dẫn HS học bài, làm bài và soạn bài mới ở nhà.
 - Học bài và đọc mục em có biết.
 - Trả lời câu hỏi SGK trang 47 .
 - Xem trước nội dung: “Bài 15. Đông máu và nguyên tắc truyền máu”
IV. Rút Kinh Nghiệm
Ký duyệt tuần 7
Ngày .. tháng  năm .
Tổ trưởng

File đính kèm:

  • doctuần 7 lớp 8.doc