Giáo án Sinh học 9 - Tiết 41+42 - Năm học 2015-2016

Tiết 42. ẢNH H¬ƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

 Học sinh mô tả đư¬ợc những ảnh hư¬ởng của nhân tố sinh thái ánh sáng đến các đặc điểm về hình thái , giải phấu, sinh lí (sơ bộ) và tập tính của vật , từ đó biết cách giải thích đ¬ợc sự thích nghi của sinh vật với môi trư¬ờng

2.Kỹ năng:

Phân tích , so sánh , tổng hợp

 Hoạt động nhóm

Biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện t¬ượng thực tiễn trong trồng cây cảnh trong nhà , ngoài trời , sự di c¬ư của chim, tìm mật của ong , tỉa cành.

3.Thái độ: Yêu thích bảo vệ thực vật.

II.Phương tiện dạy học :

GV: + Tranh ảnh của các cây sống ở các môi tr¬ường khác nhau

+ Tranh ảnh các nhóm động vật : ưa sáng và ¬ưa tối

HS: SGK, VBT

III. Phương pháp.

Gợi mở, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm

IV.Tiến trình bài dạy :

1.Ổn định lớp.

2.Bài cũ.

Câu 1:-Môi trư¬ờng là gì? Nêu các nhân tố sinh thái của môi trư¬ờng?

Câu 2: Giới hạn sinh thái là gì?

3.Bài mới:

GV cho học sinh quan sát trồng ngoài ánh sáng và trong bóng râm -> GV dẫn dắt đến bài mới.

 

doc6 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Tiết 41+42 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 10/1/2015 Ngày d¹y: Líp 9A- /1/2015
 Líp 9B- /1/2015
 Líp 9C- /1/2015 
PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
 Chương I: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
*Mục tiêu của chương.
1.Kiến thức: HS nêu được các khái niệm: môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái.
-Nêu được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm) đến sinh vật.
-Nêu được một số nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái của một số nhân tố sinh thái (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm) . Nêu được một số thí dụ về sự thích nghi của sinh vật với môi trường.
-Kể được một số mối quan hệ cùng loài và khác loài.
2.Kĩ năng: Nhận biết một số nhân tố sinh thái trong môi trường.
3.Thái độ: Yêu thích môn học
-Bảo vệ môi trường.
Tiết 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Học sinh phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật
- Học sinh phân biệt được các nhân tố sinh thái làm cơ sở để học về ảnh hưởng của của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật ở bài sau.
Nêu được giới hạn sinh thái.
2.Kĩ năng: Quan sát tranh rút ra kiến thức.
3.Thái độ: Bảo vệ môi trường sống của sinh vật
II.Đồ dùng dạy -học 
GV: Tranh H44.1; 44.2 SGK
 Bảng phụ
HS: SGK, VBT
III.Phương pháp.
Gợi mở, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm
IV.Tiến trình bài dạy :
1.Ổn định lớp.
2.Bài cũ.
3.Bài mới:
ĐVĐ: Từ khi sự sống được hình thành sinh vật đầu tiên xuất hiện cho đến ngày nay thì sinh vật luôn có mối quan hệ với môi trường, chịu tác động từ môi trường và sinh vật đã thích nghi với môi trường, đó là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên.
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Hoạt động 1:Tìm hiểu môi trường sống của sinh vật 
GV: Thỏ rừng
? Thỏ rừng sống trong rừng chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào.
GV: Dẫn dắt HS đi đến khái niệm môi trường sống.
? Vậy môi trường sống là gì
Yêu cầu HS khác bổ sung
Yêu cầu HS làm bài tập bảng 41.1
? Sinh vật sống trong những loại môi trường nào
GV bổ sung -> Kết luận
Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố sinh thái của môi trường
Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin.
? Thế nào là nhân tố vô sinh.
? Thế nào là nhân tố hữu sinh
GV: nhận xét, bổ sung
Yêu cầu học sinh hoàn thành bảng 41.2
Hoạt động 3: Tìm hiểu giới hạn sinh thái
HS quan sát hình vẽ
?Cá rô phi ở Việt Nam sống và phát triển ở nhiệt độ nào
? Nhiệt độ nào cá rô phi sinh trưởng và phát triển mạnh nhất
GV: Hướng dẫn sơ đồ SGK đi đến khái niệm
I.Môi trường sống của sinh vật 
Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển sinh sản của sinh vật.
* Các loại môi trường:
+Môi trường nước
+ Môi trường trên mặt đất- không khí.
+ Môi trường trong đất.
+ Môi trường sinh vật.
II. Các nhân tố sinh thái của môi trường.
-Nhân tố vô sinh
Khí hậu gồm: nhiệt độ, ánh sáng, gió...
Nước: Nước ngọt, nước mặn, nước lợ.
Địa hình: loại đất.
-Nhân tố hữu sinh:
+Sinh vật.
+Con người
III.Giới hạn sinh thái.
Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất dịnh
4.Củng cố.
GV cũng cố lại nội dung của bài.
Trả lời câu hỏi 1,2 (SGK). 
V.Dặn dò
Học bài và làm bài tập trong vở bài tập
VI.Rút kinh nghiệm.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày soạn: 18/1/2014 Ngày dạy: Lớp 9A-
 Lớp 9B-
 Lớp 9C- 
Tiết 42. ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT 
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
 Học sinh mô tả được những ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng đến các đặc điểm về hình thái , giải phấu, sinh lí (sơ bộ) và tập tính của vật , từ đó biết cách giải thích đợc sự thích nghi của sinh vật với môi trường
2.Kỹ năng:
Phân tích , so sánh , tổng hợp
 Hoạt động nhóm
Biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tiễn trong trồng cây cảnh trong nhà , ngoài trời , sự di cư của chim, tìm mật của ong , tỉa cành....
3.Thái độ: Yêu thích bảo vệ thực vật.
II.Phương tiện dạy học :
GV: + Tranh ảnh của các cây sống ở các môi trường khác nhau
+ Tranh ảnh các nhóm động vật : ưa sáng và ưa tối
HS: SGK, VBT
III. Phương pháp.
Gợi mở, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm
IV.Tiến trình bài dạy :
1.Ổn định lớp.
2.Bài cũ.
Câu 1:-Môi trường là gì? Nêu các nhân tố sinh thái của môi trường?
Câu 2: Giới hạn sinh thái là gì?
3.Bài mới:
GV cho học sinh quan sát trồng ngoài ánh sáng và trong bóng râm -> GV dẫn dắt đến bài mới.
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng đến thực vật.
HS đọc thông tin SGK
? Giải thích cách sắp xếp lá trên cây lúa và cây lá lốt.
? Ý nghĩa sự khác nhau đó.
?Nhận xét hình 42.1,42.2
Yêu cầu hoàn thành bảng 42.2
? Phân biệt cây ưa sáng và cây ưa bóng.
 ?Trong nông nghiệp người ta đã ứng dụng vào sản xuất ntn, ý nghĩa.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật.
Yêu cầu làm bài tập trắc nghiệm SGK
(khả năng 3)
? ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật ntn.
? Kể tên những động vật thường kiếm ăn lúc chập choạng tối, ban đêm, buổi sáng sớm, ban ngày.
GV: 2 nhóm động vật
? Trong chăn nuôi người ta có biện pháp gì để tăng năng xuất
I.Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật.
KL: Anh sáng ảnh hưởng tới hoạt động sinh lý cả thực vật: quang hợp, hô hấp, hút nước...
-Nhóm cây ưa sáng gồm:những cây sống nơi quang đãng.
-Nhóm cây ưa bóng: gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu,dưới tán cây khác.
II. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật.
ánh sáng ảnh hưởng tới các hoạt động của động vật: nhận biết,định hướng di chuyển trong không gian, sinh trưởng ,sinh sản.
-Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động vào ban ngày.
-Nhóm động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động ban đêm
4.Củng cố
GV cungc cố lại nội dung chính của bài
? Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật ntn.
? Phân biệt cây ưa sáng và cây ưa bóng.
-Trả lời câu hỏi SGK.
V.Dặn dò: -
Về nhà làm bài tập trong vở, học bài. 
VI.Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doct41-42.doc