Sáng kiến kinh nghiệm - Tích hợp một số kĩ năng sống vào môn Sinh học 8,9 - Nguyễn Thị Phẩm

II. Các bước tích hợp kĩ năng sống trong tiết dạy như sau:

*Bước 1: Xác định địa chỉ cụ thể tích hợp:

Tích hợp vào tiết học với nội dung bài học cụ thể nào phù hợp với nội dung giáo dục kĩ năng sống nào. Có thể phân tích chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và nội dung các bài học trong sách giáo khoa để xác định các bài, các phần cụ thể.

*Bước 2: Xác định nội dung giáo dục kĩ năng sống có thể tích hợp nào:

 Ở đây cần trả lời các vấn đề: nội dung bài học có liên quan như thế nào với nội dung tích hợp kĩ năng sống? Biểu hiện trong thực tế của mối liên hệ đó? Vì sao có khi biết trước hệ quả tiêu cực của việc làm đó nhưng người ta vẫn cứ làm?

*Bước 3: Lựa chọn con đườngcó thể tích hợp:

Lựa chọn cách thức tích hợp và thời gian, thời điểm nhất định trong tiết dạy có thể tích hợp, đưa nó vào giáo án. Nghĩa là lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống vào chỗ nào, cách nào trong tiến trình bài dạy? Tạo tình huống như thế nào cho hợp lí, tự nhiên và hiệu quả nhất?

Trong khai thác nội dung giáo dục kĩ năng sống trong sách giáo khoa Sinh học 8, 9 nhìn chung có 2 con đường: qui nạp và diễn dịch, tương ứng với việc huy động học sinh xây dựng kiến thức mới và yêu cầu học sinh minh họa cho bài dạy.

+ Thao tác qui nạp: từ việc đưa ra nội dung giáo dục kĩ năng sống liên quan, thông qua đàm thoại, thảo luận nhóm để xây dựng nội dung bài học.

+ Thao tác suy diễn: sau khi giới thiệu nội dung học tập, chỉ ra biểu hiện hay tác động của nó đối với kĩ năng sống liên quan.

Nói chung, con đường suy diễn thường tiết kiệm thời gian hơn con đường qui nạp và kết quả thường chắc chắn hơn.

 

doc16 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Tích hợp một số kĩ năng sống vào môn Sinh học 8,9 - Nguyễn Thị Phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úng tôi nghiên cứu trong đề tài này.
- UNESCO đã đưa ra một tầm nhìn về giáo dục cho thế kỉ 21 dựa trên bốn trụ cột: Học để biết; Học để làm; Học để chung sống và Học để tự khẳng định mình. Bốn trụ cột của sự học do UNESCO đề xuất chính là sự tương ứng với bốn nhóm kĩ năng sống cơ bản cần phát triển ở lứa tuổi học sinh là: nhóm kĩ năng nhận thức; nhóm kĩ năng thực hành, thực tiễn; nhóm kĩ năng xã hội và nhóm kĩ năng nhận thức cá nhân.
- Từ cách phân loại kĩ năng sống trên, chúng tôi thấy có thể tích hợp được một số kĩ năng sống gần gũi với kiến thức Sinh học lớp 8, lớp 9 và phù hợp với nhận thức của lứa tuổi học sinh lớp lớn THCS trong nhóm kĩ năng sống thực hành, thực tiễn gồm: Kĩ năng sống chăm sóc và rèn luyện sức khỏe, kĩ năng sống bảo vệ môi trường, 
4. Cơ sở thực tiễn:
- Trường THCS Chu Văn An là một trường vùng sâu nên điều kiện tiếp cận của học sinh với sách báo, các kênh truyền thông còn hạn chế. Hoạt động ngoại khóa như: văn nghệ, thể dục thể thao, các hội thi, do nhà trường và liên đội tổ chức diễn ra định kì đã tạo được cho học sinh những kĩ năng sống nhất định. Các giáo viên bộ môn: Giáo dục công dân, Ngữ văn đã tích cực tích hợp kĩ năng sống cho học sinh trong các tiết dạy, tuy chưa đồng bộ. 
- Đối với giáo viên giảng dạy môn Sinh học chưa được tập huấn nên các giáo viên phải tự nghiên cứu trên sách báo, học hỏi các đồng nghiệp, trên mạng internet  Nhiều giáo viên do chưa có bước chuẩn bị hợp lí nên hiệu quả tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các bài học Sinh học 8, sinh học 9 kết quả chưa cao.
- Tích hợp kĩ năng sống phải dựa trên mối quan hệ vốn có, tự nhiên giữa nội dung môn học với nội dung của giáo dục kĩ năng sống, tránh khiên cưỡng, gò ép. Mặt khác, nó phải luôn phù hợp và dựa trên thực tiễn cuộc sống và trải nghiệm của bản thân.
- Khi chúng tôi tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh với sự chuẩn bị kĩ, phù hợp với kiến thức và thời lượng từng bài, phù hợp với tâm sinh lí của học sinh và thực tế đang diễn ra tại địa phương sẽ trang bị cho học sinh những kĩ năng cần thiết và còn giúp học sinh hứng thú khi học môn Sinh học, làm cho chất lượng học tập bộ môn của học sinh tăng lên rõ rệt.
- Do đó, việc giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh nói chung và đối với giáo dục kĩ năng sống ngày càng khởi sắc.
5. Nội dung nghiên cứu:
A. Giải pháp để tiến hành tích hợp kĩ năng sống vào môn Sinh học 8, 9.
- Đối tượng là học sinh lớp 8, 9 đang trong độ tuổi dậy thì, có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất và tinh thần. Nếu tổ chức giáo dục kĩ năng sống tốt vào bài học Sinh học 8, 9 thì các em có nhân thức, kĩ năng và thái độ tích cực trong bảo vệ môi trường, tự chăm sóc bản thân từ sớm thì đó là cách giúp các em hoàn thiện nhân cách, bảo vệ sức khỏe đỡ tốn kém nhất và bền vững.
I. Sự chuẩn bị để tích hợp kĩ năng sống vào các tiết học Sinh học 8, 9.
a) Đối với học sinh:
- Trước mỗi tiết học mới, học sinh học bài cũ và nghiên cứu trước bài mới. Để tích hợp kĩ năng sống, giáo viên nhắc nhở học sinh vận dụng những hiểu biết khoa học giải thích các hiện tương thực tế, đồng thời áp dụng các biện pháp vệ sinh và rèn luyện thân thể và luôn hướng tới các vấn đề quan trọng đặt ra trong cuộc sống. Từ đó tạo tâm thế tích cực cho học sinh trong tiết học để tiếp thu các kĩ năng sống liên quan.
- Giáo viên nên khuyến khích học sinh đặt câu hỏi xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, từ các nguồn thông tin khác liên quan đến môn Sinh học. Từ các câu hỏi đó, có nhiều vấn đề liên quan đến kĩ năng sống của các em cần giải thích.
b) Đối với giáo viên: 
- Giáo viên không ngừng trau dồi, học hỏi các kiến thức mới liên quan đến Sinh học, đến phương pháp giảng dạy nhất là kiến thức về kĩ năng sống.
- Trong quá trình chuẩn bị bài, giáo viên phải nghiên cứu kĩ về kiến thức, cách thức truyền đạt và thời lượng cho từng mục của bài dạy; để từ đó nghiên cứu tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phù hợp với nội dung bài dạy, với nhu cầu của học sinh sao cho hiệu quả nhất; làm sao khi tích hợp giáo dục kĩ năng sống làm tăng hiệu quả tiếp thu kiến thức của học sinh, đồng thời giáo dục cho học sinh những kĩ năng sống cần thiết, tạo sự hứng thú cho học sinh trong tiết học.
- Để việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào môn Sinh học 8, 9 đạt hiệu quả cao, tránh ôm đồm ảnh hưởng đến nội dung bài dạy thì đòi hỏi giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ và kĩ lưỡng. Khâu dặn dò rất cần thiết nên giáo viên dành từ 1 đến 2 phút để dặn dò các em. Khâu soạn giáo án của giáo viên cũng phải được đổi mới. Giáo viên phải đưa ra những câu hỏi, tạo ra nhiều tình huống phát huy tính tích cực phù hợp với nhiều đối tượng và thực tế, gần gũi với các em thì giáo dục kĩ năng sống đạt hiệu quả cao.
II. Các bước tích hợp kĩ năng sống trong tiết dạy như sau:
*Bước 1: Xác định địa chỉ cụ thể tích hợp: 
Tích hợp vào tiết học với nội dung bài học cụ thể nào phù hợp với nội dung giáo dục kĩ năng sống nào. Có thể phân tích chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và nội dung các bài học trong sách giáo khoa để xác định các bài, các phần cụ thể. 
*Bước 2: Xác định nội dung giáo dục kĩ năng sống có thể tích hợp nào:
 Ở đây cần trả lời các vấn đề: nội dung bài học có liên quan như thế nào với nội dung tích hợp kĩ năng sống? Biểu hiện trong thực tế của mối liên hệ đó? Vì sao có khi biết trước hệ quả tiêu cực của việc làm đó nhưng người ta vẫn cứ làm?
*Bước 3: Lựa chọn con đườngcó thể tích hợp: 
Lựa chọn cách thức tích hợp và thời gian, thời điểm nhất định trong tiết dạy có thể tích hợp, đưa nó vào giáo án. Nghĩa là lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống vào chỗ nào, cách nào trong tiến trình bài dạy? Tạo tình huống như thế nào cho hợp lí, tự nhiên và hiệu quả nhất?
Trong khai thác nội dung giáo dục kĩ năng sống trong sách giáo khoa Sinh học 8, 9 nhìn chung có 2 con đường: qui nạp và diễn dịch, tương ứng với việc huy động học sinh xây dựng kiến thức mới và yêu cầu học sinh minh họa cho bài dạy.
+ Thao tác qui nạp: từ việc đưa ra nội dung giáo dục kĩ năng sống liên quan, thông qua đàm thoại, thảo luận nhóm để xây dựng nội dung bài học.
+ Thao tác suy diễn: sau khi giới thiệu nội dung học tập, chỉ ra biểu hiện hay tác động của nó đối với kĩ năng sống liên quan.
Nói chung, con đường suy diễn thường tiết kiệm thời gian hơn con đường qui nạp và kết quả thường chắc chắn hơn.
Qua thực nghiệm, chúng tôi còn nhận thấy có thể tích hợp kĩ năng sống vào tất cả các bước trong tiết dạy: từ kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, trong triển khai kiến thức mới Tuy nhiên, hiệu quả và dễ thực hiện nhất là phần củng cố: củng cố từng phần hoặc củng cố toàn bài đều dễ thực hiện. Lúc đó, học sinh vừa nắm kiến thức mới muốn liên hệ thực tế bản thân, thực tế cuộc sống địa phương; còn giáo viên thông qua tích hợp kĩ năng sống có thể mở rộng, khắc sâu kiến thức cho học sinh và còn làm chủ được thời gian trong mục, trong tiết đó.
B. Các ví dụ cụ thể về tích hợp từng loại kĩ năng sống vào Sinh học 8, 9.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thực hiện xuyên suốt cả năm học nhưng để cô đọng, chúng tôi xin minh họa vấn đề này ở một số bài về một số kĩ năng sống. Cụ thể như: 
I. Giáo dục kỹ năng sống liên quan đến thể chất, sức khỏe:
	* Ví dụ 1: Sinh học 8 – Bài 11. Tiến hóa của hệ vận động – vệ sinh hệ vận động
	Trong phần củng cố bài, giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi sau:
	- Để cơ và xương phát triển cân đối chúng ta cần làm gì?
	Học sinh có thể trả lời: Ngồi học bài ngay ngắn. Tập thể dục thể thao. Ăn uống đủ chất, Mang vác vừa sức 
	Giáo viên hỏi thêm: Giải thích vì sao em lại đưa ra ý kiến đó? Đa số học sinh dù trả lời ý trên đúng nhưng không giải thích được hoặc giải thích chung chung, mơ hồ. Tuy nhiên, giáo viên vẫn hỏi để tạo tình huống tập trung suy nghĩ của học sinh. Giáo viên vừa giải thích từng ý, vừa liên hệ với sinh hoạt hằng ngày để học sinh có được nhận thức đúng đắn nhằm thay đổi những hành vi không tốt.
	+ Ngồi ngay ngắn một vài lần chưa làm cong veo cột sống. Tuy nhiên, nếu chúng ta thường xuyên ngồi học ở lớp và ở nhà trong tư thế không đúng như: cúi gò lưng, nghiêng vẹo lưng  từ buổi này sang buổi khác, tuần này sang tuần khác, nhiều năm liền sẽ làm cong vẹo cột sống. Mang vác quá sức, lệch một bên cũng làm cong veo cột sống.
	+ Không tập thể dục thể thao, không lao động chân tay sẽ làm cơ xương yếu, nhưng nếu lao động chân tay, tập thể dục thể thao quá sức, không đúng phương pháp sẽ không tốt cho phát triển cơ xương cũng như các cơ quan khác của cơ thể.
	Giáo viên có thể nêu thêm: chế độ dinh dưỡng hợp lí, tắm nắng vừa phải cũng tốt cho phát triển cơ xương và kiến thức để giải thích cho vấn đề này các em sẽ được nghiên cứu trong các bài ở những chương sau.
	*Ví dụ 2: Sinh học 8 – Bài 40. Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu
	- Em hãy nêu các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh các tác nhân có hại mà em chưa có?
	Học sinh có thể trả lời: Ăn quá mặn. Ăn thức ăn nhiễm chất độc hại. Uống không đủ nước. Nhịn tiểu lâu 
	Giáo viên lật vấn đề: một số em đã biết từ trước đây những thói quen trên là có hại mà vẫn chưa thay đổi thói quen? Học sinh có thể không trả lời hoặc trả lời mang tính biện hộ, không thuyết phục.
	Giáo viên từng bước nêu nguyên nhân gắn với giải thích khoa học để học sinh thấy cần thay đổi thói quen đã có. Chẳng hạn như ăn quá mặn là do người dân địa phương chúng ta hầu hết làm nông nghiệp, có thói quen “chặt to, kho mặn” vừa nhanh vừa lợi thức ăn. Ngoài ra khi ta ăn mặn thêm một chút, ta thấy dễ ăn và ăn ngon hơn, nhiều lần như vậy sẽ làm ta có thói quen ăn mặn. Chúng ta nên nghĩ khi ăn thừa muối thì thận phải lọc bỏ để đảm bảo nồng độ trong máu ổn định, mà hằng ngày ba bữa ăn mặn thì thận phải vất vả liên tục để lọc bỏ muối thừa ra khỏi cơ thể làm thận suy yếu, mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác như bệnh cao huyết áp. Vì vậy, mỗi bữa ăn, chúng ta nên ăn lạt bớt, nếu bữa ăn nào hơi lạt, chúng ta nên tập ăn cho quen, không nên chan thêm nước mắm.
	* Ví dụ 3: Sinh học 8 – Bài 50. Vệ sinh mắt. 
Trong phần củng cố mục I, cho học sinh thảo luận trả lời câu hỏi sau:
	- Do những nguyên nhân nào mà học sinh cận thị nhiều? Nêu các biện pháp để phòng tránh mắc tật cận thị? 
	Học sinh có thể trả lời: Do những nguyên nhân: khi học bài, đọc sách .. không đúng khoảng cách giữa mắt đến chữ, không đủ sáng; Xem tivi, chơi game nhiều. Các biện pháp phòng tránh mắc tật cận thị: ngồi học bài, đọc sách, xem tivi đảm bảo khoảng cách, thời gian, đảm bảo đủ ánh sáng .. 
	Đa số học sinh trả lời đúng nhưng chung chung không cụ thể, khó áp dụng vào trong thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, giáo viên vẫn cho thảo luận để tạo tình huống tập trung suy nghĩ và phát huy kiến thức thực tế của học sinh. Giáo viên vừa bổ sung từng ý, vừa liên hệ với sinh hoạt hằng ngày để học sinh có được nhận thức đúng đắn nhằm thay đổi những hành vi không tốt.
	Ngồi học bài, đọc sách khoảng cách giữa mắt đến chữ khoảng từ 25 -30 cm, nếu ta đưa quyển vở đặt chéo lọt qua hoặc đoán chừng gang rưỡi tay là được. Khoảng cách từ mắt đến màng hình tivi gấp 5 lần đường chéo màng hình, ta nên ngồi xa màng hình tivi từ 2 mét trở lên là được. Thực tế, nhiều gia đình đặt tivi ở tủ tường giữa nhà và phía ngoài là bộ bàn sa lông, khi ngồi ở ghế sa lông xem tivi không đảm bảo khoảng cách thường từ 0,5–1,5 mét vừa nghiêng vẹo lưng.
	Ánh sáng để học bài, đọc sách cũng là vấn đề quan trọng để phòng tránh tật cận thị: một số em học bài ban đêm dưới ánh sáng đèn gắn trên tường thường không đủ sáng mà nên dùng đèn học để học bài, đọc sách; có em học bài, đọc sách buổi chiều đến gần tối lúc chạng vạng còn ráng cho xong, như vậy không tốt, ngoài việc thiếu ánh sáng còn để mắt thích nghi với nhìn ban đêm; chưa kể một số em nữ khi giận dỗi ba mẹ thường vào buồng đóng kín nằm đọc truyện  
	Thời gian để học bài, đọc sách, xem tivi, làm việc máy vi tính  từ 35 – 45 phút nên để mắt nghỉ ngơi từ 5 – 15 phút. Thực tế, có em gặp quyển truyện hay xem một mạch 2 – 3 giờ liên tục, có em xem tivi hay chơi game suốt cả buổi  Khi mắt mỏi thường bị cận thị giả, chỉ cần để mắt nghỉ ngơi, sống trong thiên nhiên có khoảng nhìn rộng để mắt tự phục hồi, không nên vội vã đến tiệm mua kinh cận sẽ dẫn đến cận thị thật và ngày càng nặng hơn, nếu cần thiết nên đến khám tại các bệnh viện mắt có uy tín để được khám, tư vấn và mua kính cận chính xác. 
	Qua câu hỏi này giáo dục cho học sinh ngồi học đảm bảo khoảng cách giữa mắt với sách vở, khi xem ti vi không ngồi gần; không đam mê trò chơi điện tử, khi đọc sách, học bài phải đủ ánh sáng ....
	*Ví dụ 4: Sinh học 9 – Bài 29. Bệnh và tật di truyền ở người
	- Nêu một số biện pháp để hạn chế bệnh và tật di truyền ở người?
	Học sinh có thể trả lời như mục III SGK.
	Giáo viên hỏi tiếp: Trong khi ăn các loại thức ăn, em có chọn lọc để hạn chế bệnh và tật di truyền ở người không? Nhất là bệnh ung thư?
	Học sinh trả lời theo thực tế bản thân.
	Giáo viên có thể liên hệ: Snak thịt hổ và các loại thức ăn không đảm bảo an toàn thực phẩm, chứa chất độc hại bày bán ở các quán gần trường mà em vẫn thường ăn. Giáo viên hỏi thêm: vì sao biết là độc hại mà vẫn cứ mua để ăn?
	Học sinh có thể trả lời: vì vui, vì rẻ, vì đẹp bắt mắt thấy thèm  và ăn xong không thấy đau đớn hay chết chóc gì?
	Giáo viên giải thích: một vài lần có thể không sao, nhưng nhiều lần ăn như vậy, chất sẽ gây độc sẽ tích tụ trong cơ thể và hàm lượng sẽ tăng dần theo thời gian sẽ gây bệnh.
II. Tích hợp kĩ năng sống bảo vệ môi trường:
	Bảo vệ môi trường là một trong các mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Giáo dục kĩ năng sống bảo vệ môi trường là vấn để cần thiết đối với học sinh, bởi vì, các em có được kĩ năng sống này sẽ mang tính lan tỏa trong cộng đồng và góp phần xây dựng hành vi, nhân cách của con người hiện đại.
	Ví dụ 1: Sinh học 8 – Bài 22. Vệ sinh hô hấp
	- Em làm gì để tham gia bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp ở trường, ở lớp?
	Học sinh trả lời theo thực tế đàn diễn ra tại trường, lớp: tham gia trực nhật lớp và lao động dọn vệ sinh sân trường, chăm sóc cây xanh, không xả rác bừa bãi 
	Bản thân em có thực hiện những việc đó một cách tự giác không? Vì sao khi không có thầy cô, một số em lại vứt rác bừa bãi?
	Giáo viên nhấn mạnh: Đó là thói quen tùy tiện, bừa bãi khó sửa. Bảo vệ môi trường là những công việc cụ thể, đơn giản hằng ngày. Nếu chúng ta làm tốt sẽ làm gương cho nhiều người noi theo.
	Ví dụ 2: Sinh học 9 - Bài 40. Hệ sinh thái
	Nếu như rừng bị cháy hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì điều gì sẽ xảy ra đối với những loài động vật? Tại sao?
	Học sinh trả nay lời: động vật mất nơi ở, mất nguồn thức ăn, nơi trú ẩn, nguồn nước, nơi sinh sản 
	Giáo viên nhấn mạnh: Thực vật có tầm quan trọng rất lớn đối với động vật. Vì vây, chúng ta phải có trách nhiệm tham gia trồng rừng và bảo vệ rừng. Đặc biệt là phòng chống cháy rừng.
	Em hãy cho ví dụ về chuỗi thức ăn trên đồng ruộng?
	Học sinh có thể trả lời: Lúa à chuột à rắn
	Giáo viên hỏi tiếp: vì sao trên đồng ruộng hiện tượng chuột xuất hiện nhiều, lúa bị chuột phá hại rất lớn? 
	Học sinh có nhiều cách giải thích, giáo viên định hướng dựa vào chuỗi thức ăn để trả lời. Học sinh sẽ tìm ra: Số lương rắn bị giảm sút trầm trọng, do con người săn bắt ráo riết. Từ đó, số lượng chuột gia tăng, lúa bị cắn phá nhiều.
	*Ví dụ 3: Sinh học 9 – Bài 53.Tác động của con người đối với môi trường.
	- Những việc của con người làm ảnh hưởng xấu đến môi trường mà em biết? Tác hại của những việc đó? Những hành động cần khắc phục ảnh hưởng xấu đó?
	Học sinh có thể trả lời: Những việc của con người làm ảnh hưởng xấu đến môi trường: chặt phá rừng bừa bãi, chăn thả gia súc, khai thác khoáng sản  Gây ra tác hại: xói mòn đất, lũ lụt, giảm lượng mưa, khí hậu thay đổi  Hành động cần khắc phục: trồng cây gây rừng, bảo vệ nguồn nước 
	Từ đó giáo viên định hướng cho học sinh dựa vào thực tế cuộc sống hằng ngày: Vì lợi ích chung, mỗi học sinh, mỗi người dân cùng chung tay xây dựng và bảo vệ môi trường xanh – sạch - đẹp.
	*Ví dụ 4: Sinh học 9 – Bài 54. Ô nhiễm môi trường.
	- Hãy cho biết nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sau khi ăn rau, quả?
	Học sinh trả lời: do phun thuốc trừ sâu.
	Giáo viên điều chỉnh: Nếu phun thuốc trừ sâu đúng loại thuốc, đúng liều lượng và đảm bảo thời gian cách li thì không gây ngộ độc thực phẩm. Chỉ những loại rau quả được phun nhưng loại thuốc sâu cấm sử dụng, quá nồng độ, thời gian cách li không đủ thì mới gây ngộ độc thực phẩm. Thậm chí, có những người còn sử dụng cả thuốc kích thích tăng trưởng phun trực tiếp lên hoa quả đã thu hoạch, người ăn vào nếu không gây ngộ độc tức thời thì chất độc nằm trong cơ thể, hàm lượng tăng dần qua thời gian sẽ gây ung thư, có các khối u và gây đột biến.
	*Ví dụ 5: Sinh học 9 – Bài 58. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
	- Em hãy cho biết tình hình sử dụng nguồn tài nguyên rừng, nước, đất hiện nay?
	Học sinh có thể nêu: trồng cây gây rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, khử mặn cho đất trồng trọt  
	Giáo viên cung cấp thêm số liệu: Trái Đất có khoảng 1400 000 triệu tỉ lít nước và chỉ có 0,0001% lượng nước ngọt được sử dụng được. Hằng năm, ở Việt Nam đất bị xói mòn 200 tấn/ ha đất, trong đó có khoảng 6 tấn bùn.Từ đó, giáo viên dẫn dắt vào khái niệm phát triển bền vững.
	-Bản thân em làm gì để góp phần sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí?
	Học sinh nêu: tham gia các hoạt động bảo vệ nguồn nước, bảo vệ cây rừng 
	Giáo viên nêu thêm: Bản thân mỗi em phải hiểu rõ giá trị của tài nguyên thiên nhiên và tự giác, gương mẫu thực hiện bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Tuyên truyền cho mọi người xung quanh cùng ý thức bảo vệ tài nguyên 
6. Kết quả nghiên cứu:
- Nhờ tích hợp kĩ năng sống vào môn Sinh học mà học sinh nắm được những kĩ năng sống cần thiết. Trong từng tiết dạy, nhờ giáo viên luôn uốn nắn, động viên, nhắc nhở mà các em tiến bộ rõ rệt về kĩ năng sống. Các em đã biết tự giác thực hiện những công việc bảo vệ môi trường và tuyên truyền, giải thích cho mọi người cùng tham gia cùng bảo vệ môi trường. Các em biết cách phòng tránh một số bệnh tật thông thường như: cong vẹo cột sống, cận thị, Biết phòng các bệnh như: sỏi thận, tim mạch, đường hô hấp .... Hơn nữa, các em còn biết giải thích các hiện tượng xảy ra trên chính cơ thể mình như: da đỏ bừng khi trời nắng nóng, da tím tái khi trời lạnh. Các em còn biết giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh nhà cửa, trường lớp.
Các em đã biết được tác hại của rượu, thuốc lá, ma túy một cách khoa học để tránh xa các tệ nạn xã hội. Biết giúp đỡ, chia sẻ với những người bị nạn, tật nguyền. Không kì thị, xa lánh những người không may bị bệnh di truyền, bệnh AIDS. Các em đã biết được dấu hiệu thay đổi trên cơ thể ở tuổi dậy thì giúp các em không hoảng hốt lo sợ khi thấy mình có dấu hiệu thay đổi khác thường. Từ đó, các em biết cách rèn luyện thân thể, các em nữ biết cách giữ vệ sinh khi kinh nguyệt, phòng tránh bệnh phụ khoa. Giúp các em nhận thức rõ về giới, từ đó tránh những điều đáng tiếc xảy ra ở tuổi vị thành niên.
- Đặc biệt, khi tích hợp kĩ năng sống một cách hợp lí tạo cho học sinh hứng thú khi học tập môn Sinh học, từ đó làm cho chất lượng bộ môn tăng lên rõ rết qua điểm trung bình bộ môn, cụ thể là: BẢNG SỐ LIỆU 
Điểm trung bình học kì I môn Sinh học lớp 8, 9 trong 2 năm học 
2014-2015 và 2015-2016 ở Trường THCS Chu Văn An
Năm học
Khối lớp
TS
HS
Giỏi
Khá 
TB
Yếu
 Kém
TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2012-
2013
8
74
26
35,1
22
29,7
13
17,6
11
14,9
2
2,7
61
82,4
9
79
8
10,1
26
32,9
37
46,8
7
8,9
1
1,3
71
89,9
TC
151
34
22,5
48
31,8
50
33,1
18
11,9
3
2,0
132
87,4
2014-
2015
8
90
9
89
TC
178
Tăng chung
27
- Từ kết quả trên, chúng ta có thể khẳng định rằng: việc tích hợp kĩ năng sống một cách phù hợp sẽ trang bị cho học sinh những kĩ năng sống cơ bản mà còn giúp cho học sinh hứng thú trong học tập bộ môn Sinh học.
7. Kết luận:
Kĩ năng sống là năng lực của mỗi con người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức trong cuộc sống một cách có hiệu quả. Đó cũng là yêu cầu của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện ở hành vi phù hợp và t

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghem_mon_sinh_THCS.doc