Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 2 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1(1,5đ).

a) Gen A bị đột biến thành gen a. Em hãy xác định vị trí và loại đột biến trong các trường hợp sau:

 Trường hợp 1: Phân tử prôtêin do gen a quy định tổng hợp có trình tự axit amin hoàn toàn khác với trình tự axit amin trong phân tử prôtêin do gen A quy định tổng hợp

 Trường hợp 2: Phân tử prôtêin do gen a quy định tổng hợp có axit amin thứ 3 khác với axit amin thứ 3 trong phân tử prôtêin do gen A quy định tổng hợp.

b) Trình bày vắn tắt cơ chế hình thành các loại tế bào có bộ NST n; 2n; 3n từ loại tế bào ban đầu có bộ NST 2n ?

Câu 2(2,5 đ).So sánh quá trình tự nhân đôi của ADN với quá trình tổng hợp ARN?

Câu 3 (2 đ): Ở một loài động vật lông xám là trội so với lông đen, chân cao là trội so với chân thấp. Khi cho giao phối giữa cơ thể lông xám, chân thấp với cơ thể lông đen, chân cao thu được F1 đều lông xám, chân cao. Cho F1 giao phối với nhau, không lập sơ đồ lai hãy xác định ở F2:

a. Tỉ lệ kiểu gen: AaBb và aaBb

b. Tỉ lệ kiểu hình mang hai tính trạng lặn, hai tính trạng trội thuần chủng.

Câu 4 ( 2 đ): Hai gen có chiều dài bằng nhau và bằng 5100A0tự sao liên tiếp 1 số lần không bằng nhau kết quả đã tạo ra 24 gen con. Trong quá trình tự sao môi trường đã cung cấp 17200 nuclêôtít loại A.

a. Xác định số lần tự sao của mỗi gen?

b. Số nu từng loại của mỗi gen, biết rằng gen I có số nuclêôtít loại A ít hơn số nuclêôtít của gen II là 120 nucêôtít.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 2 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁP HUYỆN ĐỢT 1
Năm học 2015 - 2016
Môn thi: Sinh học- Lớp 9
Thời gian làm bài:120 phút (không kể thời gian giaođề)
Câu 1(1,5đ). 
a) Gen A bị đột biến thành gen a. Em hãy xác định vị trí và loại đột biến trong các trường hợp sau:
 Trường hợp 1: Phân tử prôtêin do gen a quy định tổng hợp có trình tự axit amin hoàn toàn khác với trình tự axit amin trong phân tử prôtêin do gen A quy định tổng hợp
 Trường hợp 2: Phân tử prôtêin do gen a quy định tổng hợp có axit amin thứ 3 khác với axit amin thứ 3 trong phân tử prôtêin do gen A quy định tổng hợp.
b) Trình bày vắn tắt cơ chế hình thành các loại tế bào có bộ NST n; 2n; 3n từ loại tế bào ban đầu có bộ NST 2n ?
Câu 2(2,5 đ).So sánh quá trình tự nhân đôi của ADN với quá trình tổng hợp ARN?
Câu 3 (2 đ): Ở một loài động vật lông xám là trội so với lông đen, chân cao là trội so với chân thấp. Khi cho giao phối giữa cơ thể lông xám, chân thấp với cơ thể lông đen, chân cao thu được F1 đều lông xám, chân cao. Cho F1 giao phối với nhau, không lập sơ đồ lai hãy xác định ở F2:
a. Tỉ lệ kiểu gen: AaBb và aaBb 
b. Tỉ lệ kiểu hình mang hai tính trạng lặn, hai tính trạng trội thuần chủng.
Câu 4 ( 2 đ): Hai gen có chiều dài bằng nhau và bằng 5100A0tự sao liên tiếp 1 số lần không bằng nhau kết quả đã tạo ra 24 gen con. Trong quá trình tự sao môi trường đã cung cấp 17200 nuclêôtít loại A. 
a. Xác định số lần tự sao của mỗi gen?
b. Số nu từng loại của mỗi gen, biết rằng gen I có số nuclêôtít loại A ít hơn số nuclêôtít của gen II là 120 nucêôtít.
Cõu 5(2 đ): 
 Ở một loài sinh vật, trong quá trình phát sinh giao tử có khả năng tạo ra 1048576 số loại giao tử (khi không xảy ra sự trao đổi chéo và không xảy ra đột biến ở các cặp NST).
Nếu các tinh bào bậc 1 và noãn bào bậc 1 của loài sinh vật này có số lượng bằng nhau cùng tiến hành giảm phân đã tạo ra các tinh trùng và các trứng chứa tất cả 1600 NST. Các tinh trùng và trứng tham gia thụ tinh tạo ra 12 hợp tử. Hãy xác định:
a) Bộ NST 2n của loài.
b) Hiệu suất thụ tinh của trứng và của tinh trùng.
c) Số NST mà môi trường cung cấp cho mỗi tế bào mầm sinh dục đực và mầm sinh dục cái để tạo ra số tinh trùng và số trứng trên.
-------------Hết--------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 
Nội dung
Điểm
Câu 1
a
b
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Trường hợp 1: phân tử prôtêin do gen a quy định tổng hợp có trình tự axit amin hoàn toàn khác với trình tự axit amin trong phân tử prôtêin do gen A quy định tổng hợp vì thế đột biến gen thuộc loại thêm cặp hoặc mất cặp nucleotit diễn ra tại vị trí một trong 3 cặp nuclêôtit đầu tiên của gen A
Trường hợp 2 : phân tử prôtêin do gen a quy định tổng hợp có axit amin thứ 3 khác với axit amin thứ 3 trong phân tử prôtêin do gen A quy định tổng hợp vì thế đây là đột biến thay thế cặp nucleotit ở vị trí một trong ba nucleotit ở bộ ba thứ 3 trên gen A
- Cơ chế hình thành TB n : Từ TB 2n NST qua giảm phân tạo thành TB mang n NST
- Cơ chế hình thành TB 2n: 
+Cơ chế nguyên phân: Từ TB 2n qua nguyên phân tạo TB 2n NST
+ Kết hợp giữa giảm phân và thụ tinh: Từ TB 2n giảm phân tạo TB n NST , qua thụ tinh 2 TB n NST kết hợp với nhau tạo thành TB mang 2n NST 
- Cơ chế hình thành TB 3n : Giảm phân không bình thường kết hợp với thụ tinh: TB 2n qua giảm phân không bình thường tạo giao tử mang 2n NST, qua thụ tinh kết hợp với TB mang n NST tạo thành TB mang 3n NST 
So sánh quá trình tự nhân đôi của ADN với quá trình tổng hợp ARN
* Giống nhau:
- Đều xẩy ra trong nhân tế bào, chủ yếu vào kỳ trung gian.
- Đều dựa trên khuôn mẫu của ADN. 
- Đều diễn biến tương tự: ADN tháo xoắn, tách mạch, tổng hợp mạch mới
- Sự tổng hợp mạch mới đều diễn ra theo NTBS.
- Đều cần nguyên liệu là các nucleotit tự do trong môi trường nội bào, năng lượng và sự xúc tác của Enzim.
* Khác nhau:
Cơ chế tự nhân đôi của ADN
Cơ chế tổng hợp ARN
- Diễn ra suốt chiều dài của phân tử ADN
- Diễn ra trên từng đoạn của phân tử ADN, tương ứng với từng gen hoặc từng nhóm gen
- Các nuclêotit tự do liên kết với các nuclêtit của ADN trên cả hai mạch khuôn; A liên kết với T và ngược lại
- Các nucleotit tự do chỉ liên kết với cỏc nucleotit trên mạch mang mã gốc của ADN; A liên kết với U
- Hệ enzim ADN-Pụlimeraza
- Hệ enzim ARN-Pụlimeraza
- Từ một phân tử ADN mẹ tạo ra hai ADN con giống hệt nhau và giống ADN mẹ 
- Từ một phân tử ADN mẹ có thể tổng hợp nhiều loại ARN khác nhau, từ một đoạn ADN có thể tổng hợp được nhiều phân tử ARN cùng loại
- Sau khi tự nhân đôi ADN con vẫn ở trong nhân
- Sau khi được tổng hợp các phân tử ARN được ra khỏi nhân
- Chỉ xẩy ra trước khi tế bào phân chia
- Xẩy ra trong suốt thời gian sinh trưởng của tế bào
Quy ước:	gen A – xám	gen B – cao
	 a - đen	 b – thấp
Theo bài ra P khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản, ở F1 thu được toàn bộ lông xám, chân cao. 
Do mỗi gen quy định một tính trạng và nằm trên các NST thường khác nhau à tuân theo quy luật phân li độc lập.
Mà Pt/c về 2 cặp tính trạng tương phản
-> F1 dị hợp 2 cặp genà Kiểu gen: AaBb
Vậy phép lai của F1 với nhau là: AaBb x AaBb
- Xét riêng từng cặp tính trạng ta có:
 F1xF1 : 
+ (Aa x Aa) à Tỉ lệ kiểu gen F2:  : :
 Tỉ lệ kiểu hình F2: A- : 
+ (Bb x Bb) à Tỉ lệ kiểu gen F2::: 
 Tỉ lệ kiểu hình F2: B- : bb
Tỉ lệ kiểu gen của AaBb là 
Tỉ lệ kiểu gen aaBb 
Tỉ lệ kiểu hình mang hai tính trạng trội thuần chủng là: 
Tỉ lệ kiểu hình mang hai tính trạng lặn là: 
a. Xác định số lần tự sao của mỗi gen.
- Gọi k1 là số lần tự sao của gen I => Số gen con được tạo ra từ gen I là 2k1.
- Gọi k2 là số lần tự sao của gen II => Số gen con được tạo ra từ gen II là 2k2.
(Điều kiện: k1, k2 nguyên, dương)
 Theo đầu bài tổng số gen con được tạo ra là 2k1 + 2k2 = 24 
Vì 24 k1,k2 < 5
Lập bảng 
k1
 1 2 3 4 
k2
lẻ lẻ 4 3 
 Vậy sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
 k1 = 3 và k2 = 4 hoặc k1 = 4 và k2 =3. 
b. Tính số nu từng loại của gen. 
 - Số nu loại A môi trường cần cung cấp cho quá trình tự sao của gen I là:
 AI. ( 2k1 - 1).
- Số nu loại A môi trường cần cung cấp cho quá trình tự sao của gen I là:
 AII. ( 2k2 - 1).
Theo giả thiết ta có: AI. ( 2k1 - 1) + AII. ( 2k2 - 1) = 17200 
=> AI. ( 2k1 - 1) + (AI + 120). ( 27-k1 - 1) = 17200. 
 + Trường hợp 1: k1 = 3 
 => 7 A1 + ( AI + 120) . 15 = 17200
 22AI = 15400
 AI = 700 (nu) 
 Gen I có : AI = TI = 700 (nu)
 GI = XI = 800( nu)
 Gen II có : AII = TII = 820(nu)
 GII = XII = 680( nu) 
 + Trường hợp 2 : k1 = 4 
=> 15 AI + 7 ( AI + 120) = 17200
 22AI = 16360
 AI = 743,63 lẻ (loại) 
a)Bộ NST 2n của loài: 
- Số loại giao tử: 2n = 1048576 = 220 àn = 20 à 2n = 40 (NST)
b)Hiệu suất thụ tinh:
- Số tinh bào bậc I = số noãn bào bậc I = a ( a nguyên; dương)
- Số NST trong các tinh trùng và trứng: 20(4a+a) = 1600 
àa = 1600:(20x5) = 16(tế bào)
- 12 hợp tử à có 12 trứng và 12 tinh trùng được thụ tinh
- 16 noãn bào bậc I tạo ra 16 trứng.
- 16 tinh bào bậc I tạo ra: 4 x 16 = 64 tinh trùng
Hiệu suất thụ tinh của trứng là: 
Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là: 
c) Số NST môi trường cung cấp
 a = 16 = 24 à mỗi tế bào mầm nguyên phân 4 lần
- Số NST môi trường cung cấp cho quá trình tạo tinh trùng bằng số NST môi trường cung cấp cho quá trình tạo trứng :
 2n (24+1-1) =40(25-1)= 1240 (NST
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dot_1_mon_sinh_hoc_lop_9.doc
Giáo án liên quan