Giáo án Sinh học 9 - Tiết 34 đến tiết 50

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nguyên nhân thoái hoá do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật.

- Ý nghĩa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV.

- Phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn.

2. Kỹ năng:

- Kĩ năng quan sát, phân tích để tiếp thu kiến thức từ các kênh hình.

- Khái quát hoá kiến thức, hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức tìm hiểu thành tựu khoa học.

- Tạo lòng yêu thích môn học.

 

doc48 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 2169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Tiết 34 đến tiết 50, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
øi mới:
a. Mở bài : ( 02 phút) 
Từ câu hỏi kiểm tra bài cũ GV dẫn dắt vào bài mới
b . Phát triển bài :
* HOẠT ĐỘNG 1 :TÌM HIỂU THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG: (20 phút)
Hoạt động của GV 
GV yêu cầu HS chia nhóm thảo luận:
- GV nêu yêu cầu:
 + Hãy sắp xếp tranh ảnh theo chủ đề: Thành tựu chọn giống vật nuôi, cây trồng.
 + Ghi nhận xét vào bảng 39, bảng 40.
- GV quan sát và giúp đỡ các nhóm hoàn thành công việc.
Hoạt động của HS
Các nhóm thực hiện:
 + 1 số HS dán tranh vào giấy khổ to theo logic của chủ đề.
 + Nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành bảng 39 SGK.
* HOẠT ĐỘNG 2 : BÁO CÁO THU HOẠCH: (16 phút)
Hoạt động của GV
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả nhóm.
- GV bổ sung thêm kiến thức vào bảng 39 và 40.
Hoạt động của HS
- Mỗi nhóm báo cáo cần treo tranh của nhóm, cử 1 đại diện thuyết minh. 
Yêu cầu: nội dung phù hợp với tranh dán.
- Các nhóm theo dõi và có thể đưa câu hỏi để nhóm trình bày trả lời, nếu không trả lời được thì nhóm khác có thể trả lời thay
.
	Bảng 39: Các tính trạng nổi bật và hướng sử dụng của 1 số giống vật nuôi.
TT
Tên giống
Hướng sử dụng
Tính trạng nổi bật
1
Giống bò:
- Bò sữa Hà Lan.
- Bò Sin.
- Lấy thịt.
- Có khả năng chịu nóng.
- Cho nhiều sữa, tỉ lệ bơ cao.
2
Giống lợn:
- Lợn ỉ Móng cái.
- Lợn Bớc sai.
- Lấy con giống.
- Lấy thịt.
- Phát dục sớm, đẻ nhiều con, nhiều nạc, tăng trọng nhanh.
3
Giống gà:
- Gà Rốt ri.
- Gà Tam hoàng.
- Lấy thịt và trứng.
- Tăng trọng nhanh.
- Đẻ nhiều trứng.
4
Giống vịt:
- Vịt cỏ, vịt bầu.
...
- Vịt Supermeat.
- Lấy thịt và trứng.
- Dễ thích nghi.
- Tăng trọng nhanh.
- Đẻ nhiều trứng.
5
Giống cá:
- Rô phi đơn tính.
- Chép lai.
- Cá chim trắng.
- Lấy thịt.
- Dễ thích nghi.
- Tăng trọng nhanh.
	Bảng 40: Tính trạng nổi bật của giống cây trồng.
TT
Tên giống
Tính trạng nổi bật
1
Giống lúa:
- CR 203.
- CM 2.
- BIR 352.
- Ngắn ngày, năng suất cao.
- Chống chịu được rầy nâu.
- Không cảm quang.
2
Giống ngô:
- Ngô lai LNV4.
- Ngô lai LNV20.
- Khả năng thích ứng rộng.
- Chống đổ tốt.
- Năng suất từ 8 – 12 tấn/ha.
3
Giống cà chua:
- Cà chua Hồng lan.
- Cà chua P375.
- Thích hợp với vùng thâm canh.
- Năng suất cao.
4. Củng cố – đánh giá: (03 phút)
- GV nhận xét các nhóm, cho điểm nhóm làm tốt.
5. Dặn dò – hướng dẫn về nhà: (01 phút)
-	Đọc trước bài 41 “Môi trường và các nhân tố ST”.
-	Kẽ bảng 41.1 và 41.2 SGK vào vở bài tập.
Tuần : 22
Tiết : 43
 Ngày soạn:
 Ngày dạy:
Phần II : SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
 Chương I : SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
Bài 41. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-	Phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật.
-	Phân biệt được các nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố sinh thái hữu sinh.
-	Trình bày được khái niệm về giới hạn sinh thái.
2. Kỹ năng : -	Quan sát tranh hình nhận biết kiến thức.
 -	Kĩ năng hoạt động nhóm, vận dụng kiến thức giải thích thực tế.
 -	Phát triển kĩ năng tư duy lôgic, khái quát hoá.
3.Thái độ: -	Xây dựng lòng yêu thiên nhiên của HS đối với môi trường.
 -	Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị :
- GV: + Tranh phóng to H 41.1 (Các môi trường sống của sinh vật); H 41.2 (Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam) SGK.
 + Bảng phụ và phiếu học tập ghi nội dung bảng 41.1, 41.2 SGK.
- HS: + Xem trước nội dung trong SGK.
 + Kẽ bảng 41.1 và 41.2 SGK vào vở bài tập.
III.Hoạt động dạy học:
1. Ổn định: (01phút)
2. Bài mới: 
a/ Mở bài: (05 phút)
Từ khi sự sống được hình thành sinh vật đầu tiên xuất hiện cho đến ngày nay thì sinh vật luôn có mối quan hệ với môi trường, chịu tác động từ môi trường và sinh vật đã thích nghi với môi trường, đó là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên.
b/ Phát triển bài:
* HOẠT ĐỘNG 1 : MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA SINH VẬT: (14 phút)
Hoạt động của GV
- GV treo tranh phóng to H.41.1 SGK cho HS quan sát và yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi: 
+ Môi trường sống là gì ?
- GV giải thích giúp HS hiểu rõ hơn về môi trường sinh vật.
- Treo bảng phụ 41.1 SGK, yêu cầu HS chia nhóm thảo luận tìm các nội dung phù hợp điền vào ô trống, hoàn thiện bảng: “môi trường sống của sinh vật”.
- GV nhận xét đánh giá (treo bảng phụ ghi sẵn đáp án), giúp HS hoàn thiện kiến thức.
Hoạt động của HS
- Quan sát tranh, đọc thông tin mục 1 SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi:
 + Môi trường là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.
- Chú ý tiếp thu.
- Trao đổi nhóm thống nhất đáp án và cử đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Thu nhận kiến thức, sửa phần điền bảng vào vở bài tập.
 Tiểu kết:
Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật.
* HOẠT ĐỘNG 2 : CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI CỦA MÔI TRƯỜNG (14phút)
Hoạt động của GV
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi: 
+ Nhân tố sinh thái là gì ?
- GV giải thích giúp HS hiểu rõ hơn về các nhân tố sinh thái.
- Treo bảng phụ 41.2 SGK, yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm các nội dung phù hợp điền vào ô trống, hoàn thiện bảng : “Các nhân tố sinh thái”.
- GV nhận xét đánh giá và công bố đáp án, giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi của lệnh 2 SGK:
 + Trong 1 ngày (từ sáng đến tối), ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất thay đổi ntn ?
+ Ở nước ta độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau ?
 + Sự thay đổi nhiệt độ trong một năm diễn ra ntn ?
- GV lưu ý HS: Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật tuỳ thuộc vào mức độ tác động của chúng.
- Nhận xét, bổ sung và kết luận.
Hoạt động của HS
- Đọc thông tin mục 2 SGK, suy nghĩ, trả lời:
 + Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
- Chú ý tiếp thu kiến thức.
- Trao đổi nhóm thống nhất đáp án, cử đại diện báo cáo kết quả.
- Thu nhận kiến thức, sửa phần điền bảng vào vở bài tập.
- Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi lệnh 2 SGK:
 + Trong 1 ngày (từ sáng đến tối), ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất tăng dần từ sáng đến trưa, sau đó giảm dần vào buổi chiều đến tối.
 + Ở nước ta độ dài ngày thay đổi theo mùa: mùa hè có ngày dài hơn mùa đông.
 + Trong năm nhiệt độ thay đổi theo mùa, mùa hè nhiệt độ không khí cao, mùa thu mát mẻ, mùa đông nhiệt độ không khí xuống thấp, mùa xuân ấm áp.
- Đại diện nhómbáo cáo kết quả thảo luận. Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Thu nhận kiến thức.
 Tiểu kết:
- Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật .
- Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm:
 + Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh.
+ Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: Nhân tố sinh thái con người và nhân tố sinh thái các sinh vật khác.
* HOẠT ĐỘNG 3 : GIỚI HẠN SINH THÁI: (06phút)
Hoạt động của GV
- GV treo tranh phóng to H.41.2 SGK cho HS quan sát và yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi: 
+ Thế nào là giới hạn sinh thái?
- GV giải thích giúp HS hiểu rõ hơn về giới hạn sinh thái.
- GV nhận xét ù, giúp HS hoàn thiện kiến thức.
Hoạt động của HS
- Quan sát tranh, đọc thông tin mục 3 SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi:
 + Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định.
- Thu nhận kiến thức.
 Tiểu kết: 
 Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định.
4. Củng cố – đánh giá: (04phút)
GV yêu cầu HS đọc khung màu hồng.
-	Khái niệm môi trường sống, các loại môi trường sống là gì ?
 -	Các nhân tố sinh thái (vô sinh, hữu sinh) ?
 -	Giới hạn sinh thái?
5. Dặn dò – hướng dẫn về nhà: (01 phút)
-	Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 trong SGK 
-	Xem trước bài 42 “Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật”.
-	Kẻ bảng 42.1 SGK tr.123 vào vở bài tập.
Tuần 22
Tiết 44
 Ngày soạn:
 Ngày dạy:
Bài 42. ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG
 LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-	HS nêu được những ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng đến các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lí và tập tính của sinh vật.
-	HS giải thích được sự thích nghi của sinh vật.
2. Kỹ năng:
-	Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.
-	Rèn luyện kĩ năng khái quát hoá.
-	Phát triển tư duy lôgic.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. Chuẩn bị :
- GV: + Tranh phóng to H.42.1, 2 SGK. Bảng phụ ghi nôi dung bảng 42.1,2 SGK.
 + Một số cây: lá lốt, vạn niên thanh; cây lúa; cây lá lốt trồng trong chậu để ngoài ánh sáng lâu.
- HS: + Đọc trước bài 42 “Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật”.
 + Ôn lại kiến thức sinh thái thực vật (lớp 6).
 + Kẻ bảng 42.1 SGK trang 123 vào vở bài tập.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định: (01 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (05 phút)
Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của:
-	Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến + 90o C, trong đó điểm cực thuận là + 55 oC.
-	Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ C đến + 56oC, trong đó điểm cực thuận là + 32o C.
3. Bài mới:
a/ Mở bài: (01 phút)
Khi chuyển 1 sinh vật từ nơi có ánh sáng mạnh sang nơi có ánh sáng yếu (hoặc ngược lại) thì khả năng sống của chúng sẽ như thế nào ? Nhân tố ánh sáng có ảnh hưởng ntn tới đời sống sinh vật?
b/ Phát triển bài:
* HOẠT ĐỘNG 1 : ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐTHỰC VẬT: 
(18 phút)
Hoạt động của GV
- GV treo tranh phóng to H.42.1; H.42.2 SGK cho HS quan sát và yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm, để thực hiện lệnh của mục 1 SGK. 
- GV gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm.
- GV đánh giá hoạt động và kết quả các nhóm (treo bảng phụ công bố đáp án), giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- GV lưu ý HS: 
+ Thực vật được chia thành nhiều nhóm: nhóm cây ưa sáng: sống nơi quang đãng, ánh sáng nhiều; nhóm cây ưa bóng: sống nơi Aùnh sáng yếu.
 + Aùnh sáng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sinh lí của thực vật.
Hoạt động của HS
- Quan sát tranh, tìm hiểu SGK, thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời, ghi phiếu học tập.
Bảng 42.1 : Aûnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và sinh lí của cây.
Những đặc điểm của cây
Khi cây sống nơi quang đãng
Khi cây sống trong bóng râm...
*Đặc điểm hình thái.
- Lá :
- Thân :
..........
-Lá nhỏ, màu xanh nhạt,...
- Thân cây thấp, nhiều cành,...
-Tán lá rộng vừa phải, phiến lá lớn, xanh thẫm.
- Thân cao, ít cành,...
* Đặc điểm sinh lí 
- Quang hợp :
-Thoát hơi nước :
- .............
- Cường độ quang hợp cao
-Thoát hơi nước tăng
- Cường độ quang hợp yếu.
- Thoát hơi nước chậm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung kiến thức:
- HS ghi nội dung trong phiếu học tập vào vở.
- Thu nhận kiến thức.
 Tiểu kết: 
Aùnh sáng ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của thực vật như điều kiện ánh sáng, hô hấp và hút nước của cây.
* HOẠT ĐỘNG 2 : ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐ ĐỘNG VẬT: 
(14 phút)
Hoạt động của GV
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm trong SGK tr. 123 để chọn 1 trong 3 khả năng về ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật.
- GV đánh giá hoạt động của HS
- GV nêu câu hỏi tiếp: 
 + Aùnh sáng ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của động vật ?
+ Kể tên những động vật thường kiếm ăn lúc chập choạng tối, ban đêm, buổi sáng sớm, ban ngày ?
 + Tập tính kiếm ăn và nơi ở của động vật liên quan với nhau như thế nào ?
- GV nhận xét, giúp HS hoàn thiện kiến thức. Dẫn dắt HS ghi tiểu kết.
- GV thông báo thêm:
 + Gà thường đẻ trứng vào ban ngày.
 + Vịt đẻ trứng vào ban đêm.
 + Mùa xuân nếu có nhiều ánh sáng cá chép đẻ trứng sớm hơn.
- GV liên hệ thực tế: Trong chăn nuôi người ta có biện pháp kĩ thuật gì để tăng năng suất ?
- GV bổ sung thêm: Tạo ngày, đêm nhân tạo để gà, vịt đẻ nhiều trứng.
Hoạt động của HS
- HS nghiên cứu thí nghiệm trong SGK, thảo luận nhóm, thống nhất chọn khả năng thứ 3: kiến sẽ đi theo hướng ánh sáng do gương phản chiếu
 + Aùnh sáng ảnh hưởng đến đời sống của Động vật : Aùnh sáng giúp động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian, ảnh hưởng tới sự hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật.
-Dựa vào thông tin SGK và những hiểu biết của bản thân để trả lời.
+ Tập tính kiếm ăn và nơi ở của động vật liên quan với nhau: nơi ở phù hợp với tập tính kiếm ăn.
- Ghi tiểu kết vào vở.
- Thu nhận kiến thức.
- Dựa vào những hiểu biết của bản thân để trả lời.
	 Tiểu kết: 
Aùnh sáng ảnh hưởng tới các hoạt động của động vật : nhận biết, định hướng di chuyển trong không gian, sinh trưởng, sinh sản...
4. Củng cố – đánh giá: (05 phút)
-	HS đọc kết luận trong khung hồng SGK.
-	Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa bóng và thực vật ưa sáng.
-	Sắp xếp các cây sau vào nhóm thực vật ưa bóng và thực vật ưa sáng cho phù hợp: Cây bàng, cây ổi, cây phong lan, cây hoa sữa, cây dấp cá, cây ổi, cây táo...
5. Dặn dò – hướng dẫn về nhà: (01 phút)
-	Học bài. Hãy điền tiếp vào bảng 42.2: “Các đặc điểm hình thái của cây ưa sáng và ưa bóng” (tr.125 SGK).
-	Đọc mục “Em có biết” SGK tr.125
-	Đọc trước bài 43 “Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật”.
Tuần : 23
Tiết : 45
 Ngày soạn:
 Ngày dạy:
Bài 43. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM
LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
-	HS nêu được những ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm môi trường đến các đặc điểm hình thái, sinh lí và tập tính của sinh vật.
-	HS giải thích được sự thích nghi của sinh vật.
2. Kỹ năng:
-	Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.
-	Rèn luyện kĩ năng tư duy tổng hợp, suy luận.
3. Thái độ: 
 - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. Chuẩn bị: 
 -	GV: + Tranh phóng to H.43.1; H.43.2; H.43.3 SGK. 
 + Bảng phụ ghi nội dung bảng 43.1 đến 43.2 SGK. Phiếu học tập.
 -	HS: + Đọc trước bài 43 “Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật”. 
 + Ôn lại kiến thức sinh lí thực vật (lớp 6).
 + Kẻ bảng 43.1; 43.2 SGK vào vở bài tập.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định: (01 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (05 phút)
 -	Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưa bóng.
- Aùnh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào ?
3. Bài mới:
 a/ Mở bài: (01 phút)
 Nếu chuyển động vật sống nơi có nhiệt độ thấp (ví dụ vùng Cực Bắc) về nơi có khí hậu ấm áp (ví dụ vùng nhiệt đới) khả năng sống của chúng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào ?
b/ Phát triển bài:
* HOẠT ĐỘNG 1 : ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN ĐỜI SỐNG SV: (15phút)
Hoạt động của GV
- GV nêu câu hỏi :
- GV Quá trình quang hợp và hô hấp của cây chỉ có thể diễn ra bình thường ở nhiệt độ môi trường như thế nào?
- GV treo tranh phóng to H. 43.1 và H.43.2 SGK, yêu cầu HS quan sát và kết hợp thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi: 
- GV Sinh vật có thể sống được trong phạm vi nhiệt độ như thế nào ?
- GV nhận xét và giải thích thêm: Căn cứ vào sự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể thích nghi với môi trường sống, người ta chia sinh vật thành 2 nhóm: sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt.
- Yêu cầu HS vận dụng những hiểu biết về sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt,thảo luận nhóm điền các ví dụ phù hợp vào ô trống để hoàn thành phiếu học tập, ghi vào bảng 43.1.
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- GV dẫn dắt học sinh đi đến kết luận.
Hoạt động của HS
+ Cây chỉ quang hợp và hô hấp tốt ở nhiệt độ 20o C - 30oC. Cây ngừng quang hợp và hô hấp ở nhiệt độ quá thấp (0o C) hoặc quá cao (hơn 40o C).
- Quan sát tranh, kết hợp thông tin trong SGK, 
+ Sinh vật có thể sống được trong phạm vi nhiệt độ từ Oo C đến 50o C
- Thu nhận kiến thức.
- HS chia nhóm thảo luận điền tên các simh vật biến nhiệt và hằng nhiệt vào phiếu học tập để hoàn thành bảng 43.1.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS ghi tiểu kết.
 Tiểu kết: 
- Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật. Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0-50o C. Tuy nhiên, cũng có 1 số sinh vật nhờ khả năng thích nghi cao nên có thể sống được ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao.
- Sinh vật được chia thành 2 nhóm: Sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt.
* HOẠT ĐỘNG 2 : ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT : (16 phút)
Hoạt động của GV
- GV treo tranh phóng to H.43.3 SGK, yêu cầu HS quan sát và kết hợp với thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi: 
- GV độ ẩm không khí và đất có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật không?
- GV nhận xét chung.
- GV yêu cầu HS đọc các ví dụ trong SGK.
- GV yêu cầu HS chia nhóm thảo luận : Hãy lấy ví dụ minh họa các sinh vật thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau theo mẫu bảng 34.2
 để tìm thêm các ví dụ điền vào ô trống trong phiếu học tập để hoàn thành bảng 43.2 SGK.
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- GV dẫn dắt học sinh đi đến kết luận.
Hoạt động của HS
- HS quan sát tranh, nghiên cứu nội dung thông tin trong SGK, trả lời: 
 - Độ ẩm không khí và đất ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. 
- HS đọc các ví dụ trong SGK
- Tiếp tục tham khảo các ví dụ trong SGK,chia nhóm thảo luận tìm thêm các ví dụ điền vào phiếu học tập để hoàn thành bảng 43.2.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS ghi tiểu kết.
 Tiểu kết: 
Thực vật và động vật đều mang nhiều đặc điểm sinh thái thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau. Thực vật được chia thành 2 nhóm: Thực vật ưa ẩm và chịu hạn. Động vật cũng có 2 nhóm: Động vật ưa ẩm và ưa khô.
4. Củng cố – đánh giá: (05phút)
-	HS đọc kết luận trong khung hồng SGK.
-	Nhiệt độ môi

File đính kèm:

  • docGIAO AN 9 RATHAY.doc