Giáo án Sinh học 8 tuần 26, 27

Bài 49: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GÍAC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Khi häc xong bµi nµy, HS:

- Nắm được thành phần của một cơ quan phân tích. Nêu được ý nghĩa của các cơ quan phân tích đối với cơ thể.

- Nắm được các thành phần chính của cơ quan phân tích thị giác, nêu rõ được cấu tạo của màng lưới trong cầu mắt.

- Giải thích được cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ vật.

2. Kĩ năng:

- Phát triển kĩ năng quan sát.

- Phân tích kênh hình.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

Giáo dục ‎ thức bảo vệ mắt.

 

doc13 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 tuần 26, 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH TIấN HẢI
Tuần 26	Ngày soạn: 18/02/2014
Tiết 51	
Bài 47: ĐẠI NÃO
I. MỤC TIấU:
1. Kiến thức:
- HS nắm rõ được cấu tạo của đại não ngời, đặc biệt là vỏ đại não thể hiện sự tiến hoá so với động vật lớp thú.
- Xác định được các vùng chức năng của vỏ đại não ngời.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.
- Bồi dưỡng cho HS ý thức bảo vệ bộ não.
3. Thỏi độ:
Yờu thớch bộ mụn.
II. CHUẨN BỊ:
- Giỏo viờn:
+ Tranh hỡnh SGK.
+ Nghiờn cứu thờm thụng tin.
- Học sinh: Nghiờn cứu trước bài.
III. TIẾN TRèNH:
1. Kiểm tra bài cũ:
So sỏnh cấu tạo chức năng của trụ nóo, nóo giữa và nóo trung gian?
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- GV cho HS quan sát mô hình bộ não người và trả lời câu hỏi:
- Xác định vị trí của đại não?
- Cho HS quan sát mô hình bộ não 5 lớp ĐVCXS và bộ não ngời.
- So sánh đại não người với đại não của 5 lớp ĐVCXS?
- Yêu cầu HS tìm hiểu thêm thông tin mục “Em có biết” thấy được khối lượng não.
- Yêu cầu HS quan sát H 47.1 và 47.2 để thấy cấu tạo ngoài và trong của đại não. 
Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập điền từ (SGK).
- GV cho HS trình bày kết quả của bài tập.
- GV xác nhận đáp án.
- Yêu cầu HS đọc lại thông tin và trả lời câu hỏi:
- Trình bày cấu tạo ngoài của đại não?
- GV cho HS quan sát mô hình bộ não và nhận xét.
- Khe, rãnh của đại não có ý nghĩa gì?
- Cho HS so sánh đại não của ngời và thú? Nhận xét nếp gấp ở đại não người và thú?
- Cho HS quan sát mẫu não cắt ngang, đọc thông tin và trả lời:
- Trình cầy cấu tạo trong của đại não (chỉ vị trí chất xám, chất trắng)?
- GV nhận xét, cho HS quan sát H 47.3 để thấy các đường dẫn truyền trong chất trắng của đại não.
- Cho HS nờu vai trò của nhân nền trong mục “Em có biết” SGK.
- HS quan sát mô hình, trả lời được:
+ Vị trí: phía trên não trung gian.
- HS so sánh và rút ra kết luận.
- HS quan sát kĩ H 47.1 và 47.2 SGK ghi nhớ chú thích.
- Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến, hoàn thành bài tập điền từ.
- HS trình bày, nhận xét và nêu được kết quả:
1 – Khe; 2 – Rãnh; 3 – Trán; 4 - Đỉnh; 5 – Thuỳ thái dương; 6 – Chất trắng.
- HS nghiên cứu thông tin và trình bày cấu tạo ngoài của dại não.
- Rút ra kết luận.
- Đều có nếp gấp nhưng ở ngời nhiều hơn giúp diện tích bề mặt lớn hơn.
- HS quan sát mẫu não, nghiên cứu thông tin để trình bày.
I. Cấu tạo của đại não
- Ở người, đại não là phần phát triển nhất.
a. Cấu tạo ngoài:
- Rãnh liên bán cầu chia đại não thành 2 nửa bán cầu não.
- Các rãnh sâu chia bán cầu não làm 4 thuỳ (thuỳ trán, đỉnh, chẩm và thái dương)
- Các khe và rãnh (nếp gấp) nhiều tạo khúc cuộn, làm tăng diện tích bề mặt não.
b. Cấu tạo trong:
- Chất xám (ở ngoài) làm thành vỏ não, dày 2 -3 mm gồm 6 lớp.
- Chất trắng (ở trong) là các đường thần kinh nối các phần của vỏ não với các phần khác của hệ thần kinh. Hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tuỷ hoặc tủy sống.
Trong chất trắng còn có các nhân nền.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, đối chiếu với H 47.4.
- Nhận xét về các vùng của vỏ não? VD? 
- Tại sao những người bị chấn thương sọ não thường bị mất cảm giác , trí nhớ, mù, điếc... để lại di chứng suốt đời?
- GV liên hệ đến việc đội mũ bảo hiểm để bảo vệ não khi tham gia giao thông.
- Trong số các vùng trên, vùng nào không có ở động vật ?
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hoàn thành lại phiếu theo kết quả đúng.
- HS hoạt động cá nhân, dựa vào những hiểu biết của mình để trả lời.
- Vùng hiểu tiếng nói, vùng hiểu chữ viết, vùng vận động ngôn ngữ.
II. Sự phân vùng chức năng của đại não
- Vỏ não có các vùng cảm giác và vùng vận động có ý thức thuộc PXCĐK.
- Riêng ở người có thêm vùng vận động ngôn ngữ và vùng hiểu tiếng nói và chữ viết.
3. Củng cố - Luyện tập:
	- Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của đại não.
	- Trình bày cấu tạo trong của đại não.
4. Dặn dũ:
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
 - Đọc mục “Em cú biết”
 - Xem trước bài mới.
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:	
TRƯỜNG TH TIấN HẢI
Tuần 26	Ngày soạn: 19/02/2014
Tiết 52	
Bài 48: Hệ thần kinh sinh dƯỠng
I. MỤC TIấU: 
1. Kiến thức:
Khi học xong bài này, HS:
- Phân biệt được phản xạ sinh dưỡng và phản xạ vận động.
- Phân biệt được bộ phận giao cảm với bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu tạo và chức năng.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tranh.
3. Thỏi độ:
- Có ý thức vệ sinh, bảo vệ hệ thần kinh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giỏo viờn:
- Tranh hỡnh H 48.1; 48.3.
2. Học sinh: 
Nghiờn cứu trước bài.
III. TIẾN TRèNH:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày cấu tạo ngoài và trong của đại não?
- Nêu chức năng của đại não? Đại não của người tiến hoá hơn đại não của các động vật thuộc lớp thú như thế nào?
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- GV yêu cầu HS quan sát H 48.1: Giới thiệu cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng (đường đi).
- GV cho HS làm bài tập.
- GV nhận xét, khẳng định đáp án.
- HS vận dụng kiến thức đã học, kết hợp quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập.
- 1 vài đại diện nhận xét.
I. Cung phản xạ sinh dưỡng
Bảng: So sánh cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGKvà trả lời câu hỏi:
- Hệ thần kinh sinh dưỡng có cấu tạo như thế nào?
- Trình bày sự khác nhau giữa 2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm? ( H 48.3 để HS minh hoạ)
- Cá nhân HS tự thu nhận thông tin, trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
II. Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng
- Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm:
+ Trung ương; não, tuỷ sống.
+ Ngoại biên: dây thần kinh và hạch thần kinh.
- Hệ thần kinh sinh dưỡng được chia thành:
+ Phân hệ thần kinh giao cảm.
+ Phân hệ thần kinh đối giao cảm.
- So sánh cấu tạo của phân hệ thần kinh giao cảm và phân hệ thần kinh đối giao cảm (bảng 48.2 SGK).
- GV yêu cầu HS nghiên cứu kĩ hỡnh 48.3 SGKvà trả lời câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về chức năng của 2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm? Điều đó có ý nghĩa gì đối với đời sống?
- Cá nhân HS tự thu nhận và xử lí thông tin, trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời:
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
III. Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng
- Phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm có tác dụng đối lập nhau trong điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng.
- Nhờ tác dụng đối lập đó mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hoà được hoạt động của các cơ quan nội tạng.
Bảng: So sánh cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động
Đặc điểm
Cung phản xạ vận động
Cung phản xạ sinh dưỡng
Cấu tạo
- Trung ương
- Hạch thần kinh
- Đường hướng tâm
- Đường li tâm
- Chất xám ở đại não và tuỷ sống.
- Không có
- 1 nơron: từ cơ quan thụ cảm tới trung ương.
- 1 nơron: từ trung ương tới cơ quan phản ứng.
- Chất xám ở trụ não và sừng bên tuỷ sống.
- Có
- 1 nơron: từ cơ quan thụ cảm tới trung ương.
- 2 nơron: từ trung ương tới cơ quan phản ứng: Sợi trước hạch và sợi sau hạch, chuyển giao xináp ở hạch thần kinh.
Chức năng
- Điều khiển hoạt động cơ vân (có ý thức).
- Điều khiển hoạt động nội quan (không có ý thức).
3. Củng cố - Luyện tập:
- Trình bày sự giống và khác nhau về cấu trúc và chức năng của phân hệ giao cảm và đối giao cảm?
4. Dặn dũ:
	- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
 - Đọc mục “Em cú biết”.
 - Xem trước bài mới.
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:	
TRƯỜNG TH TIấN HẢI
Tuần 27	Ngày soạn: 25/02/2014
Tiết 53	
Bài 49: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GÍAC
I. MỤC TIấU:
1. Kiến thức:
Khi học xong bài này, HS:
- Nắm được thành phần của một cơ quan phân tích. Nêu được ý nghĩa của các cơ quan phân tích đối với cơ thể.
- Nắm được các thành phần chính của cơ quan phân tích thị giác, nêu rõ được cấu tạo của màng lưới trong cầu mắt.
- Giải thích được cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ vật.
2. Kĩ năng:
- Phỏt triển kĩ năng quan sỏt.
- Phõn tớch kờnh hỡnh.
- Kĩ năng hoạt động nhúm.
3. Thỏi độ:
Giỏo dục ‎ thức bảo vệ mắt.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giỏo viờn:
- Tranh hỡnh SGK.
- Nghiờn cứu trước bài
2. Học sinh:
- Nghiờn cứu trước bài
III. TIẾN TRèNH:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày sự khác nhau giữa cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động?
- Trình bày sự giống và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa 2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng?
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
- Mỗi cơ quan phân tích gồm những thành phần nào?
- Vai trò của cơ quan phân tích đối với cơ thể?
- HS tự thu nhận thông tin và trả lời:
- 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Cơ quan phân tích gồm 3 thành phần. 
+ Vai trò giúp cơ thể nhận biết tác động của môi trường xung quanh.
I. Cơ quan phõn tớch:
- Cơ quan phân tích gồm:
+ Cơ quan thụ cảm.
+ Dây thần kinh (dẫn truyền hướng tâm).
+ Bộ phận phân tích ở trung ương (nằm ở vỏ não).
- Cơ quan phân tích giúp cơ thể nhận biết tác động của môi trường xung quanh.
- Cơ quan phân tích thị giác gồm những thành phần nào?
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu cấu tạo cầu mắt H49.2 lần lượt từ ngoài vào trong, đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi:
- Nêu vị trí của cầu mắt?
- Hoàn chỉnh thông tin về cấu tạo cầu mắt SGK.
- GV nhận xét kết quả trên mô hình và hình vẽ, khẳng định đáp án.
- Cho 1 HS trình bày lại cấu tạo cầu mắt và rút ra kết luận.
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 SGK, quan sát H 49.3 và trả lời câu hỏi:
- Nêu cấu tạo của màng lưới?
- Sự khác nhau giữa tế bào nón và tế bào que trong mối quan hệ với tế bào thần kinh thị giác ?
- Tại sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất?
- Tại sao trời tối ta không nhìn rõ màu sắc của vật?
- GV hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm về quá trình tạo ảnh qua thấu kính hội tụ và trả lời câu hỏi:
- Trình bày quá trình tạo ảnh ở màng lưới?
- Vai trò của thể thuỷ tinh trong cầu mắt? 
- HS dựa vào kiến thức mục I để trả lời.
- HS quan sát kĩ hình từ ngoài vào trong ghi nhớ chú thích, nghiên cứu thông tin để trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Đáp án:
1- Cơ vận động mắt
2- Màng cứng
3- Màng mạch
4- Màng lưới
5- Tế bào thụ cảm thị giác
- HS dựa vào thông tin, kết hợp với hình vẽ để trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
+ ở điểm vàng, mỗi chi tiết của ảnh được 1 tế bào nón tiếp nhận và truyền về não qua 1 tế bào thần kinh thị giác, ở các vung khác tế bào nón và nhiều tế bào que liên hệ với 1 vài tế bào thần kinh thị giác.
- HS theo dõi thí nghiệm, ghi nhớ kiến thức.
- 1 vài HS phát biểu, các HS khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
II. Cơ quan phõn tớch thị giỏc:
- Cơ quan phân tích thị giác gồm:
+ Cơ quan thụ cảm. thị giác (trong màng lưới của cầu mắt)
+ Dây thần kinh thị giác (dây số II).
+ Vùng thị giác (ở thuỳ chẩm).
1. Cấu tạo của cầu mắt
- Màng bọc:
+ Màng cứng: phớa trước là màng giỏc.
+ Màng mạch: phớa trước là lồng đen.
+ Màng lưới: tế bào nún, tế bào que.
- Mụi trường trong suốt: thủy tinh, thể thủy tinh và dịch thủy tinh. 
2. Cấu tạo của màng lưới
- Màng lưới (tế bào thụ cảm) gồm:
+ Các tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.
+ Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.
+ Điểm vàng (trên trục mắt) là nơi tập trung các tế bào nón, mỗi tế bào nón liên hệ với tế bào thần kinh thị giác qua 1 tế bào 2 cực giúp ta tiếp nhận hình ảnh của vật rõ nhất.
3. Sự tạo ảnh ở màng lưới
- Ánh sáng phản chiếu từ vật qua môi trường trong suốt tới màng lưới tạo nên 1 ảnh thu nhỏ, lộn ngược sẽ kích thích tế bào thụ cảm thị giác " 
dây thần kinh thị giác (dây số II) " vùng thị giác (ở thuỳ chẩm).
3. Củng cố - Luyện tập:
- Đọc ghi nhớ SGK.
- Trả lời Cõu hỏi:
Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng:
a. Cơ quan phân tích gồm: cơ quan thụ cảm, dây thần kinh và bộ phận trung ương.
b. Các tế bào nón giúp ta nhìn rõ về ban đêm.
c. Sự phân tích hình ảnh xảy ra ngay ở cơ quan thụ cảm thị giác
d. Khi dọi đèn pin vào mắt đồng tử dãn rộng để nhìn rõ vật.
e. Vùng thị giác ở thuỳ chẩm.
Câu 2. Trình bày quá trình thu nhận ảnh của vật ở cơ quan phân tích thị giác?
4. Dặn dũ:
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biêt”.
- Tìm hiểu các thụng tin bệnh về mắt.
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:	
TRƯỜNG TH TIấN HẢI
Tuần 27	Ngày soạn: 26/02/2014
Tiết 54	
Bài 50: Vệ sinh mắt
I. mục tiêu
1. Kĩ năng:
Khi học xong bài này, HS:
- Nắm được các nguyên nhân của tật cận thị và viễn thị, cách khắc phục.
- Nêu được nguyên nhân của bệnh đau mắt hột, con đường lây truyền và cách phòng tránh.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng thu thập và xử lớ thụng tin.
- Kĩ năng hợp tỏc, lắng nghe, ứng xử/ giao tiếp trong khi thảo luận.
- Kĩ năng tự tin khi trỡnh bày trước tổ nhúm, lớp.
3. Thỏi độ:
Giỏo dục ‎ ý thức vệ sinh, phũng trỏnh cỏc tật bệnh về mắt.
II. chuẩn bị
1. Giỏo viờn:
- Tranh H 50.1; 50.2; 50.3; 50.4 SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung phiếu.
2. Học sinh:
Nghiờn cứu trước bài.
III. TIẾN TRèNH:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Mô tả cấu tạo cầu mắt nói chung và màng lưới nói riêng?
- Trình bày quá trình thu nhận ảnh của vật ở cơ quan phân tích thị giác?
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- Thế nào là tật cận thị? Viễn thị?
- Hướng dẫn HS quan sát H 50.1 và đặt câu hỏi:
- Nêu nguyên nhân của tật cận thị?
- GV nhận xét, phân tích về tật cận thị học đường mà HS thường mắc phải.
- Cho HS quan sát H 50.2 và trả lời:
- Nêu cách khắc phục tật cận thị?
- Cho HS quan sát H 50.3 và trả lời câu hỏi:
- Nêu nguyên nhân của tật viễn thị?
- GV nhận xét, phân tích về tật viễn thị.
- GV cho HS quan sát H 50.4 và trả lời:
- Cách khắc phục tật viễn thị?
- Từ các kiến thức trên, yêu cầu HS hoàn thành bảng 50.
- GV cho HS liên hệ thực tế.
- Do những nguyên nhân nào HS mắc cận thị nhiều?
- Nêu các biện pháp hạn chế tỉ lệ HS mắc tật cận thị?
- 1 vài HS trả lời dựa vào vốn hiểu biết thực tế.
- HS trả lời dựa vào H 50.1.
- HS trả lời dựa vào H 50.2.
- HS trả lời dựa vào H 50.3.
- HS trả lời dựa vào H 50.4.
- HS tự hoàn thiện kiến thức vào bảng 50.2 (kẻ sắn trong vở).
- HS vận dụng hiểu biết của mình, trao đổi nhóm hoàn thành bảng.
- Đại diện nhóm nêu kết quả, các nhóm khác bổ sung.
I. Cỏc tật của mắt:
1. Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần
- Bẩm sinh: Cầu mắt dài
- Do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách (đọc gần) => thể thuỷ tinh quá phồng.
- Đeo kính mặt lõm (kính cận).
2. Viễn thị là tật mắt chỉ có khả năng nhìn xa
- Bẩm sinh: Cầu mắt ngắn.
- Do thể thuỷ tinh bị lão hoá (người già) => không phồng được.
- Đeo kính mặt lồi (kính viễn).
- GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK hoàn thành phiếu học tập.
- Gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày trên bảng phụ, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV khẳng định đáp án đúng.
- Ngoài bệnh đau mắt hột còn có những bệnh gì về mắt?
- Nêu cách phòng tránh?
- Cho 1 HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS nghiên cứu kĩ thông tin, trao đổi nhóm và hoàn thành bảng.
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung về bệnh đau mắt hột.
- HS kể thêm về 1 số bệnh của mắt.
- HS nêu các cách phòng tránh qua liên hệ thực tế.
II. Bệnh về mắt:
* Bệnh đau mắt hột:
- Nguyên nhân: Do 1 loại virut có trong dử mắt gây ra.
- Đường lây: Dùng chung khăn, chậu với người bị bệnh, tắm rửa trong ao hồ tù hãm.
- Triệu chứng:
+ Mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên.
+ Khi hột vỡ thành sẹo làm lông mi quặp vào trong (lông quặm) " đục màng giác " mù loà.
- Phòng tránh
+ Giữ vệ sinh mắt.
+ Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Ngoài ra còn có các bệnh: đau mắt đỏ, viêm kết mạc, khô mắt...
- Phòng tránh các bệnh về mắt:
+ Giữ sạch sẽ mắt.
+ Rửa mắt bằng nước muối loãng, nhỏ thuốc mắt.
+ Ăn đủ vitamin A.
+ Ra đường nên đeo kính.
3. Củng cố - Luyện tập:
	- Nêu các tật của mắt? Nguyên nhân và cách khắc phục?
	- Tại sao không nên đọc sách nơi thiếu ánh sáng? Không nên nằm đọc sách? Không nên đọc sách khi đang đi tàu xe?
	- Nêu hậu quả của bệnh đau mắt hột? Cách phòng tránh?
4. Dặn dũ:
	- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
	- Đọc mục “Em có biêt”.
	- Đọc trước bài 51: Cơ quan phân tích thính giác.
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:	
DUYỆT CỦA BGH 	 DUYỆT CỦA TỔ CM
 HIỆU TRƯỞNG 	TỔ TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docSinh 8.doc