Giáo án Sinh học 8 - Tuần 11 - Năm học 2015-2016

Bài 19: THỰC HÀNH: SƠ CỨU CẦM MÁU

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Phân biệt vết thương làm tổn thương tĩnh mạch, động mạch hay chỉ là mao mạch.

2. Kỹ năng

Băng bó hoặc làm garô và biết quy định khi đặt garô.

3. Thái độ: Giáo dục tư tưởng cho học sinh: ý thức rèn luyện hệ tim mạch bảo vệ.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan.

- Học sinh: mỗi nhóm chuẩn bị:

+ Băng, gạc, bông, vải mềm.

+ Dây vải.

III. Các bước lên lớp.

1. Ổn định lớp: Giữ trật tự, kiểm tra sỉ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Mô tả quá trình vận chuyển máu qua hệ mạch.

 

doc6 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 962 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Tuần 11 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/10/2015
Tiết thứ: 21 	Tuần 11
Bài 18: 
VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
- Trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch.
- Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như các biện phấp phòng tránh và rèn luyện hệ tim mạch.
2. Kỹ năng
- Thu thập thông tin, quan sát tranh hình -> phát hiện kiến thức.
- Khái quát tổng hợp kiến thức.
- Thảo luận nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục tư tưởng cho học sinh: có ý thức phòng tránh các tác nhân gây hại và ý thức rèn luyện hệ tim mạch.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan, SGK lớp 8, giáo án. 
- Học sinh: SGK lớp 8, xem trước nội dung bài.
III. Các bước lên lớp.
1. Ổn định lớp: Giữ trật tự, kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày cấu tạo của tim? 
3. Nội dung bài mới:
Các thành phần cấu tạo của tim đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để giúp máu tuần hoàn liên tục trong hệ mạch?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự vận chuyển máu qua hệ mạch
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu mục thông tin n SGK trang 58 và quan sát hình 18.1, hình 18.2, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi lệnh 6 SGK trang 58, trang 59 trong vòng 4 phút:
+ Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo 1 chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu?
+ Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ các tác động chủ yếu nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vệ sinh tim mạch
Vấn đề 1: Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu mục thông tin n SGK trang 59 và trả lời câu hỏi lệnh 6 SGK trang 59:
+ Đề ra các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho tim, mạch.
+ GV nhận xét và kết luận câu hỏi.
- Yêu cầu học sinh rút ra kết luận về biện pháp bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại.
Vấn đề 2: Cần rèn luyện hệ tim mạch
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu mục thông tin n SGK trang 60 và bảng 18, trả lời câu hỏi lệnh 6 SGK trang 60:
+ Đề ra các biện pháp rèn luyện tim và hệ mạch.
+ GV nhận xét và kết luận câu hỏi.
- Yêu cầu học sinh rút ra kết luận về biện pháp rèn luyện hệ tim mạch.
- Nghiên cứu mục thông tin và quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời: là nhờ sự hoạt động phối hợp hoạt động các thành phần cấu tạo của tim và hệ mạch.
+ Đứng lên trả lời: là nhờ sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơp bắp quanh thành tĩnh mạch, sức hút của lồng ngực khi ta hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra, ở phần tĩnh mạch máu vận chuyển ngược về tim còn được hỗ trợ đặc biệt của các van giúp máu không chảy ngược.
- Nghiên cứu mục thông tin và trả lời câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
- Nghiên cứu mục thông tin, bảng 12, trả lời câu hỏi:
+ Đứng lên trả lời câu hỏi.
1. Sự vận chuyển máu qua hệ mạch.
Sự hoạt động phối hợp các thành phần cấu tạo của tim và hệ mạch tạo ra huyết áp trong mạch sức đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch.
II. Vệ sinh tim mạch
1. Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại
- Cần khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn: không sử dụng chất kích thích, ngăn ngừa bị sốc hoặc stress, 
- Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch.
- Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch. 
2. Cần rèn luyện hệ tim mạch
Cần rèn luyện tim mạch thường xuyên, đều đặn, vừa sức bằng các hình thức thể dục, thể thao
4. Củng cố
- Trả lời câu hỏi SGK trang 60.
5. Hướng dẫn HS học bài, làm bài và soạn bài mới ở nhà.
- Học bài và đọc mục “Em có biết”
- Xem trước nội dung: “Bài 19. 	Thực hành: Sơ cứu cầm máu”
VI. Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết thứ: 22 	Tuần 11
Bài 19: THỰC HÀNH: SƠ CỨU CẦM MÁU
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
Phân biệt vết thương làm tổn thương tĩnh mạch, động mạch hay chỉ là mao mạch..
2. Kỹ năng
Băng bó hoặc làm garô và biết quy định khi đặt garô.
3. Thái độ: Giáo dục tư tưởng cho học sinh: ý thức rèn luyện hệ tim mạch bảo vệ.
II. Chuẩn bị: 	
- Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan. 
- Học sinh: mỗi nhóm chuẩn bị:
+ Băng, gạc, bông, vải mềm.
+ Dây vải.
III. Các bước lên lớp.
1. Ổn định lớp: Giữ trật tự, kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Mô tả quá trình vận chuyển máu qua hệ mạch.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS các nhóm.
3. Nội dung bài mới:
Khi cơ thể bi thương chảy máu cần được xử lí kịp thời và dứng cách như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề này.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Chảy máu mao mạch và tĩnh mạch (băng bó vết thương ở lòng bàn tay).
- Yêu cầu học sinh đọc và làm theo các bước tiến hành trong SGK trang 61:
+ GV làm mẫu. Lưu ý: băng phải đủ các bước, gọn, đẹp, không quá chặt. Cũng không quá lỏng.
+ GV kiểm tra đánh giá mẫu băng của các nhóm và giúp đã các nhóm làm sai hay không làm được.
Hoạt động 2: Chảy máu động mạch (Tập băng vết thương ở cổ tay).
- Yêu cầu học sinh đọc và làm theo các bước tiến hành trong SGK trang 62:
+ GV làm mẫu. 
- Lưu ý: băng phải đủ các bước, gọn, đẹp, không quá chặt. Cũng không quá lỏng. Vị trí dây ga rô cách vết thương không quá gần (>5cm), cũng không quá xa.
+ GV kiểm tra đánh giá mẫu băng của các nhóm và giúp đã các nhóm làm sai hay không làm được.
- Nghiên cứu SGK.
+ Theo dõi.
+ Băng xong hay gặp khó khăn giơ tay cho giáo viên kiểm tra.
- Nghiên cứu SGK.
+ Theo dõi.
+ Băng xong hay gặp khó khăn giơ tay cho giáo viên kiểm tra.
4. Củng cố:
Yêu cầu HS nhắc lại các nội dung đã được thực hành.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- Viết báo cáo bằng cách trả lời các câu hỏi trang 63.
- Xem trước nội dung: “Bài 20. Hô hấp và các cơ quan hô hấp”
IV. Rút kinh nghiệm
Ký duyệt tuần 11
Ngày .. tháng  năm .
Tổ trưởng

File đính kèm:

  • doctuần 11 lớp 8.doc