Giáo án Sinh học 10 - Tiết 6 - Bài 7: Tế bào nhân sơ

4. Củng cố: (5p)

- Tại sao thịt, cá và các đồ ăn khác được muối mặn lại có thể

giữ được lâu?

- Nêu ý nghĩa của việc ngâm rau sống bằng nước muối hoặc

thuốc sát trùng?

- Tại sao kích thước TB không nhỏ hơn nữa ?.

5. Dặn dò: (2p)

+ Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài, đọc mục “Em có biết”.

 + Tìm hiểu TB nhân thực và giải thích tại sao kích thước TB nhân thực không nhỏ như TB nhân sơ ?

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 2979 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Tiết 6 - Bài 7: Tế bào nhân sơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/09/2014
Tuần 8 - Tiết 6 CHƯƠNG II: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
 BÀI 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Qua bài này, học sinh có khả năng:
- Nêu được được thành phần chủ yếu của một tế bào.
 - Mô tả được cấu trúc tế bào vi khuẩn. 2. Kĩ năng: 
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, 
- Nâng cao khả năng tổng hợp và phân tích các thông tin thông qua kênh hình, kênh chữ.
- Học sinh vận dụng kiến thức toán học để giải quyết vấn đề, cụ thể: Học sinh sử dụng công thức tính diện tích toàn phần và thể tích của hình khối lập phương để chứng minh những lợi ích mà tế bào nhân sơ có được thông qua việc so sánh tỉ lệ S/V của khối lập phương:
 Stoàn phần = a2 . 6 ; V = a3 ( a là cạnh hình khối lập phương) 3. Thái độ: 
- Học sinh có thái độ đúng đắn vận dụng các kiến thức trong bài học để giải thích các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. II. Chuẩn bị 1.GV: Hình 7. 1; H7.2 SGK. PHT và Đáp án PHT
Màng sinh chất
TBC
Vùng nhân
Cấu tạo
- Cấu tạo từ 2 lớp photpholipit và prôtêin
- Gồm 2 thành phần chính là bào tương, các riboxom, các hạt dự trữ.
- Không có màng bao bọc. Gồm 1 phân tử ADN dạng vòng duy nhất
Vai trò
- Bao bọc tế bào
- Thực hiện TĐC
- Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào,tổng hợp protein...
-Bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
2.HS: 
III: Phương pháp
- Tự tìm hiểu thông tin trong Sgk. Làm việc độc lập với sgk
- Vấn đáp – tái hiện
- Vấn đáp – tìm tòi
- Biểu diễn tranh – tìm tòi
- Biểu diễn tranh – tái hiện 
- Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân 
III. Tiến trình lên lớp 1.Ổn định, kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ: Trong giờ 3.Nội dung: Chương I chúng ta đã được tìm hiểu về các thành phần hóa học cấu tạo nên tế bào, sang chương II chúng ta đi tìm hiểu tế bào có cấu trúc như thế nào? à Chương II : Cấu trúc tế bào .
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
Trước khi tìm hiểu vào bài mới: (3p)
* GV : yêu cầu HS đọc thông tin phần mở đầu của bài trả lời câu hỏi:
- Theo các em, phần thông tin trên cho chúng ta biết điều gì?
HS : đọc thông tin Sgk, trả lời câu hỏi.
GV: Bài hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu toàn bộ cấu trúc của tế bào nhân sơ. (TBVK)
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo chung của TB nhân sơ. (15p)
GV: N/C SGK và cho biết TB nhân sơ có đặc điểm chung gì? HS: TL
GV: Cấu tạo đơn giản và kích thước nhỏ đã tạo ra những ưu thế gì cho vi khuẩn? 
 Xét thí nghiệm sau:Lấy củ cải ( hoặc củ đậu, khoai tây…)sống, cắt thành 3 khối lập phương khác nhau có cạnh 1cm, 2cm, 3cm. Cho 3 khối vào 1 cốc đựng dung dịch có màu (thuốc tím, cacmin, xanh metilen…) trong 5-10’, sau đó lấy ra và cắt mỗi khối thành 2 phần bằng nhau. Hãy dự đoán kết quả( so sánh sự bắt mầu ở lõi mỗi khối ) và cho biết thí nghiệm chứng minh điều gì.
 GV: (Mô tả thí nghiệm và kết quả nếu không thực hiện được thí nghiệm)
HS: TL : Thí nghiệm chứng minh được tế bào có kích thước nhỏ thì quá trình trao đổi chất nhanh hơn GV: Thí nghiệm chứng minh được tế bào có kích thước nhỏ thì quá trình trao đổi chất nhanh hơn, vậy tại sao tế bào có kích thước nhỏ lại trao đổi chất nhanh hơn? Hãy so sánh tỉ lệ S/V của 3 khối lập phương trong thí nghiệm?
HS: TL
1cm
2cm
3cm
S
6
24
54
V
1
8
27
S/V
6/1
3/1
2/1
GV: Tỉ lệ S/V nói lên điều gì?
HS: Kích thước nhỏ à tỷ lệ S/V lớn: 
Tốc độ trao đổi chất với môi trường qua màng nhanh
Sự khuếch tán các chất từ nơi này đến nơi khác trong TB diễn ra nhanh hơn
TB sinh trưởng, phát triển nhanh và sinh sản nhanh à vi khuẩn dễ thích ứng với môi trường
GV: Mở rộng :Khả năng phân chia nhanh của tế bào nhân sơ, được con người sử dụng :
à sản xuất sinh khối thu nhận protein, các axit amin, enzim, các kháng sinh, các hoocmon....
Hoạt động 2: Tìm hiểu TB nhân sơ (20p)
GV: Treo tranh cấu tạo tế bào VK, yêu cầu HS lên chỉ trên tranh các thành phần cấu tạo của TBVK.
HS: 1 HS lên chỉ trên tranh.
GV: Yêu cầu HS đọc toàn bộ thông tin trong Sgk hoàn thành phiếu học tập theo nhóm.
HS: Thảo luận và hoàn thành PHT
HS: TL
GV: Gọi HS nhận xét và hoàn thiện kiến thức.
GV: Ngoài 3 thành phần chính trên, nhiều loại TBNS còn có thành tế bào, vỏ nhày, roi và long.
GV: Theo các em, các thành phần này có chức năng gì đối với TBNS? (TBVK)
HS: TL
GV: nhận xét
GV mở rộng : Dựa vào thành TB, Vi khuẩn được chia thành hai nhóm: Vi khuẩn Gram dương (khi nhuộm màu Gram có màu tím)và Vi khuẩn Gram âm (khi nhuộm màu gram có màu đỏ)
 à Dựa vào đặc điểm thành tế bào VK để sử dụng thuốc kháng sinh đặc hiệu chỉ diệt TBVK gây bệnh mà không gây hại cho TB người.
- Mọi tế bào đều gồm 3 thành phần chính: + Màng sinh chất.
 + Tế bào chất.
 + Nhân
I. ĐẶC ĐIỂM TB NHÂN SƠ
- Chưa có nhân hoàn chỉnh
- Không có các bào quan có màng bao bọc.
+ Chỉ có Ribôxôm.
- Kích thước nhỏ1-5 micrômet (bằng 1/10 tế bào nhân thực)
II. Cấu tạo TB nhân sơ
1. Thành phần chính:Màng sinh chất, TBC, Vùng nhân
- Nội dung: Phiếu học tập
2. Thành phần khác: Thành TB, vỏ nhày, roi và lông - Thành TB + Cấu tạo từ peptiđôglican. + Qui định hình dạng tế bào.
- Vỏ nhày: Tăng sức bảo vệ tế bào.
- Lông và roi: Giúp vi khuẩn di chuyển, bám dính.
4. Củng cố: (5p)
- Tại sao thịt, cá và các đồ ăn khác được muối mặn lại có thể
giữ được lâu?
- Nêu ý nghĩa của việc ngâm rau sống bằng nước muối hoặc
thuốc sát trùng?
- Tại sao kích thước TB không nhỏ hơn nữa ?. 
5. Dặn dò: (2p) 
+ Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài, đọc mục “Em có biết”.
 + Tìm hiểu TB nhân thực và giải thích tại sao kích thước TB nhân thực không nhỏ như TB nhân sơ ?
IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docBAI 7 TE BAO NHAN SO.doc