Giáo án Sinh học 8 - Trường THCS Phương Trung

VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- HS trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch.

- Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như các biện pháp phòng tránh và rèn luyện hệ tim mạch.

- Có ý thức phòng tránh các tác nhân gây hại và ý thức rèn luyện hệ tim mạch.

*Trọng tâm: Sự vận chuyển máu qua hệ mạch

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng quan sát tranh

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học

II. CHUẨN BỊ.

- Tranh phóng to các hình 18.1; 18.2.

- Băng hình về các hoạt động trên (nếu có).

 

doc189 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Trường THCS Phương Trung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 9 (2đ): Vận dụng kiến thức sinh học giải thích nghĩa đen của câu thành ngữ :
“ Nhai kĩ no lâu”
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm ( 3 điểm)
Câu 1: b (0,5 đ)
Câu 2: c (0,5 đ)
Câu 3: a (0,5 đ)
Câu 4: c (0,5 đ)
Câu 5 : a (0,5 đ)
Câu 6 : d (0,5 đ)
II. Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1: Những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng là: 
- Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp vàc các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tưng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài. (1 đ)
- Ruột non rất dài (2,8 – 3 m ở người trưởng thành), là bộ phận dài nhất trong các cơ quan tiêu hoá. (1 đ)
- Mạng mao mạch máu và mao mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột. ( 1 đ)
Câu 2 :
- Tim có cấu tạo gồm 4 ngăn : 2 ngăn tâm thất , 2 ngăn tâm nhĩ(0,5 đ)
- Chia làm hai nửa riêng biệt : Nửa trái chứa máu đỏ tươi, nửa phải chứa máu đỏ thẫm. (0,5
 - Giữa tâm thất và tâm nhĩ có van nhĩ- thất (0,5 đ)
 - Giữa tâm thất và động mạch có van thất -động (0,5 đ)
- Tim hoạt động theo chu kì , mỗi chu kì gồm 3 pha với thời gian là 0,8 s ( 1đ)
 + Pha nhĩ co : 0,1 s
 +Pha thất co :0,3 s
 +Pha giãn chung : 0,4 s
 Câu 3 : Học sinh giả thích được nhờ nhai kĩ nên thức ăn thấm đẫm nước bọt ,thấm được nhiều em zim Amilaza, nhai kĩ thức ăn được nghiền nhỏ các quá trình tiêu hóa tiếp theo sẽ dễ dàng nhờ đớ hiệu xuất của quá trình tiêu hóa tăng cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nên no lâu.
Ngày soạn : 14/12/2012
CHƯƠNG VI- TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Tiết 35 Bài 31: TRAO ĐỔI CHẤT
I. MỤC TIÊU.
 1. Kiến thức: 
- HS nắm được các nhóm chất trong thức ăn.
- Nắm được các hoạt động trong quá trình tiêu hoá.
- Vai trò của tiêu hoá đối với cơ thể người.
- Nắm được vị trí của các cơ quan trên tranh, mô hình.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh, sơ đồ, phát hiện kiến thức, tư duy tổng hợp logic.
- Giáo dục ý thức bảo vệ hệ tiêu hoá.
*Trọng tâm : Mối quan hệ giữa TĐC ở cấp độ cơ thể với TĐC ở cấp độ TB
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng quan sát tranh
3. Thái độ: 
- Yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ.
- Tranh sơ đồ các cơ quan trong hệ tiêu hoá ở người.
- Mô hình các cơ quan trong hệ tiêu hoá ở người. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Ổn định tổ chức( 1 phút)
2. Kiểm tra ( 5 phút)
- Nhận xét và trả bài kiểm tra
3. Bài mới
	VB: Các hoạt động tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp đều phục vụ cho hoạt động trao đổi chất tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Vậy thế nào là trao đổi chất?
Hoạt động 1: Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài ( 16 phút)
Hoạt động của giáo viên( 1)
Hoạt động của học sinh( 2)
Nội dung ghi bảng(3)
- Yêu cầu HS quan sát H 31.1 cùng với hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi:
- Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện như thế nào?
- Hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết đóng vai trò gì trong trao đổi chất?
- Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài có ý nghĩa gì?
- GV : Nhờ trao đổi chất mà cơ thể và môi trường ngoài cơ thể tồn tại và phát triển, nếu không cơ thể sẽ chết. ở vật vô sinh trao đổi chất dẫn tới biến tính, huỷ hoại.
- HS quan sát kĩ H 31.1, cùng với kiến thức đã học trả lời các câu hỏi:
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung rút ra kiến thức.
- HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
I.Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài
- Môi trường ngoài cung cấp cho cơ thể thức ăn, nước uống muối khoáng thông qua hệ tiêu hoá, hệ hô hấp đồng thời thải chất cặn bã, sản phẩm phân huỷ , CO2 từ cơ thể ra môi trường.
- Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường là đặc trưng cơ bản của sự sống.
Hoạt động 2: Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong cơ thể ( 13 phút)
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Yêu cầu HS quan sát H 31.2 và trả lời câu hỏi:
- Nêu thành phần của môi trường trong cơ thể?
- Máu và nước mô cung cấp gì cho tế bào?
- Hoạt động sống cuả tế bào tạo ra những sản phẩm gì?
- Những sản phẩm đó của tế bào và nước mô vào máu được đưa tới đâu?
- Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như thế nào?
- HS dựa vào H 31.2, thảo luận nhóm và nêu được:
+ Môi trường trong cơ thể gồm: máu, nước mô và bạch huyết.
+ Máu cung cấp chất dinh dưỡng, O2 qua nước mô tới tế bào.
+ Hoạt động sống của tế bào tạo năng lượng, CO2, chất thải.
+ Sản phẩm của tế bào vào nước mô, vào máu tới hệ bài tiết (phổi, thận, da) và ra ngoài.
- HS nêu kết luận.
II.Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong cơ thể
- Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện: các chất dinh dưỡng và O2 tiếp nhận từ máu, nước mô được tế bào sử dụng cho hoạt động sống đồng thời các sản phẩm phân huỷ được thải vào môi trường trong và đưa tới cơ quan bài tiết, thải ra ngoài.
Hoạt động 3: Mối quan hệ giữa trao đổi chất
 ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào ( 5 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Yêu cầu HS quan sát lại H 31.2
- Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể biểu hiện như thế nào?
- Trao đổi chất ở cấp độ tế bào được thực hiện như thế nào?
- Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở 2 cấp độ ? (Nếu trao đổi chất ở một trong hai cấp độ dùng lại thì có hậu quả gì?)
- HS dựa vào H 31.2, thảo luạn nhóm và trả lời:
+ Biểu hiện: trao đổi của môi trường với các hệ cơ quan.
- HS : trao đổi giữa tế bào và môi trường trong cơ thể.
- HS: cơ thể sẽ chết nếu 1 trong 2 cấp độ dừng lại.
- Vậy trao đổi chất ở 2 cấp độ có quan hệ mật thiết với nhau, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
III.Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào
- Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, CO2 để thải ra môi trường.
- Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất với môi trường ngoài.
- Hoạt động trao đổi chất ở cấp độ gắn bó mật thiết với nhau, không thể tách rời.
4 : Kiểm tra, đánh giá ( 4 phút)
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
5 : Hướng dẫn học bài ở nhà ( 1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
	- Đọc trước bài 32.
	- Làm câu 3 vào vở.
Ngày soạn: 14/12/2012
Tiết 36 Bài 32: CHUYỂN HOÁ
I.Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- HS nắm được khái niệm chuyển hoá, chuyển hoá gồm đồng hoá và dị hoá và nắm được mối quan hệ giữa chúng.
- Vai trò của chuyển hóa đối với cơ thể người.
- HS nắm được lúc nghỉ ngơi cơ thể cũng tiêu dùng năng lượng và cách xác định chuyển hoá cơ bản.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh, sơ đồ, phát hiện kiến thức, tư duy tổng hợp logic.
 *Trọng tâm :Chuyển hóa vật chất và năng lượng
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng quan sát tranh
3. Thái độ: 
- Yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ.
- Tranh sơ đồ các cơ quan trong hệ tiêu hoá ở người.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1.Ổn định tổ chức( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
- Trình bày vai trò của hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ bài tiết và hệ tuần hoàn đối với sự trao đổi chất?
- Phân biệt trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này?
3. Bài mới
	VB: ? Tế bào trao đổi chất như thế nào? Vật chất do môi trường cung cấp được cơ thể sử dụng như thế nào?
Hoạt động 1: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ( 15 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát H 32.1 và trả lời câu hỏi:
- Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ở tế bào gồm những quá trình nào?
- Phân biệt trao đổi chất ở tế bào với sự chuyển hoá vật chất và năng lượng?
- Năng lượng giải phóng trong tế bào được sử dụng vào những hoạt động nào?
- GV giải thích sơ đồ H 32.1: Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng.
- GV yêu cầu HS: Lập bảng so sánh đồng hoá và dị hoá. Nêu mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá.
- Yêu cầu HS rút ra mối quan hệ giữa chúng.
- Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thay đổi như thế nào?
- HS nghiên cứu thông tin quan sát H 32.1 và trả lời.
- Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:
+ gồm 2 quá trình là đồng hoá và dị hoá.
+ Trao đổi chất ở tế bào là trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong. Chuyển hoá vật chất và năng lượng sự biến đổi vật chất và năng lượng.
+ Năng lượng được sử dụng cho hoạt động co cơ, hoạt động sinh lí và sinh nhiệt.
- HS dựa vào khái niệm đồng hoá và dị hoá để hoàn thành bảng so sánh.
- 1 HS điền kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Quan hệ mâu thuẫn ngược chiều.
+ Tỉ lệ không giống nhau. Trẻ em: đồng hóa lớn hơn dị hoá. Người già: đồng hoá nhở hơn dị hoá. nam đồng hoá lớn hơn nữ. Khi lao động đồng hoá nhỏ hơn dị hóa. Khi nghỉ ngơi đồng hoá lớn hơn dị hoá.
I.Chuyển hoá vật chất và năng lượng
- Trao đổi chất là biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hoá vật vhất và năng lượng xảy ra bên trong tế bào.
- Mọi hoạt động sống của cơ thể đều bắt nguồn từ sự chuyển hoá vật chất và năng lượng của tế bào.
- Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào gồm 2 quá trình:
	+ Đồng hoá (SGK).
	+ Dị hoá (SGK).
- Đồng hoá và dị hoá là 2 mặt đối lập nhưng thống nhất.
- Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá ở cơ thể khác nhau, phụ thuộc vào độ tuổi , giới tính và trạng thái cơ thể.
Bảng so sánh đồng hoá và dị hoá
Đồng hoá
Dị hoá
- Tổng hợp các chất
- Tích luỹ năng lượng
- Xảy ra trong tế bào.
- Phân giải các chất
- Giải phóng năng lượng.
- Xảy ra trong tế bào.
Hoạt động 2: Chuyển hoá cơ bản ( 8 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Cơ thể ở trạng thái “nghỉ ngơi” có tieu dùng năng lượng không? Tại sao?
- GV : Năng lượng tiêu dùng khi cơ thể nghỉ ngơi gọi là gì? Nêu khái niệm chuyển hoá cơ bản? đơn vị và ý nghĩa?
- HS vận dụng kiến thức đã học và nêu được:
+ Có tiêu dùng năng lượng cho các hoạt động của tim, hô hấp, duy trì thân nhiệt ...
- 1 HS trả lời, nêu kết luận.
II.Chuyển hoá cơ bản
- Chuyển hoá cơ bản là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi.
- Đơn vị: kJ/h/kg.
- Ý nghĩa: căn cứ vào chuyển hoá cơ bản để xác định tình trạng sức khoẻ, bệnh lí.
Hoạt động 3: Điều hoà sự chuyển hoá vật chất và năng lượng
 ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào ( 10 phút)
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục III và trả lời câu hỏi:
- Có những hình thức nào điều hoà sự chuyển hoá vật chất và năng lượng?
- HS nghiên cứu thông tin và trả lời.
Điều hoà bằng thần kinh.
+ ở não có các trung khu điều khiển sự trao đổi chất (trực tiếp).
+ Thần kinh điều hoà thông qua tim, mạch (gián tiếp).
- Điều hòa bằng cơ chế thể dịch: do các hoocmon của tuyến nội tiết tiết vào máu
4 . Kiểm tra, đánh giá ( 5 phút)
- GV yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm.
Cột A
Cột B
Kết quả
1. Đồng hoá
2. Dị hoá
3. Tiêu hoá
4. Bài tiết
a. Lấy thức ăn biến đổi thành chất dinh dưỡng hấp thụ vào máu.
b. Tổng hợp chất đặc trưng và tích luỹ năng lượng.
c. Thải các sản phẩm phân huỷ và các sản phẩm thừa ra môi trường ngoài.
d. Phân giải các chất đặc trưng thành chất đơn giản và giải phóng năng lượng.
5: Hướng dẫn học bài ở nhà ( 1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK.
	- Đọc trước bài 35.
	- Làm bài tập 2, 3, 4 vào vở.
Ngày soạn: 15/12/2012 Ngày dạy: 18/12/2012
 Tiết 37 – Bài 33 : THÂN NHIỆT
 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức
 - Học sinh hiểu được các khái niệm: Thân nhiệt, mối quan hệ giữa dị hóa và thân nhiệt.
 - Giải thích được cơ chế điều hòa thân nhiệt qua da và hệ thần kinh, đảm bảo thân nhiệt luôn ổn định.
 - Hiểu được các phương pháp phòng chống nóng , lạnh.
 2. Kĩ năng
 - Quan sát tranh hình, sơ đồ .
 - Phân tích, tư duy, tổng hợp, khái quát.
 - Vận dụng kiến thức để liên hệ bản thân với môi trường sống.
 3. Thái độ
 - Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ cơ thể. 
 - Yêu thích , say mê môn học.
 - Bảo vệ, giữ gìn môi trường sống.
II. CHUẨN BỊ
Giáo án, SGK sinh học 8, tài liệu tham khảo.
Máy chiếu, màn chiếu, máy tính xách tay.
Tranh ảnh liên quan đến bài dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ổn định tổ chức lớp: ( 1 phút)
Giới thiệu đại biểu.
Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút)
Câu hỏi:Em hãy trình bày khái niệm đồng hóa và dị hóa? Năng lượng do dị hóa giải phóng được sử dụng vào mục đích gì?
Trả lời:
Khái niệm:
 + Đồng hóa là quá trình tổng hợp từ các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể và tích lũy năng lượng.
 + Dị hóa là quá trình phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản và giải phóng năng lượng.
Năng lượng do dị hóa giải phóng sẽ cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào : Cung cấp cho quá trình đồng hóa, cung cấp cho sự hoạt động của các hệ cơ quan, sinh công, sinh nhiệt,
Bài mới: 
Mở bài: ( 1 phút) Người thuộc nhóm động vật hằng nhiệt, có thân nhiệt ổn định, không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Để hiểu được những vấn đề có liên quan đến thân nhiệt, chúng ta cùng nhau đi nghiên cứu nội dung bài học hôm nay.
Tiết 37- Bài 33: THÂN NHIỆT
Hoạt động 1: Thân nhiệt ( 6 phút)
Mục tiêu:
 + Khái niệm thân nhiệt.
 + Mối quan hệ giữa dị hóa và thân nhiệt, giúp cho thân nhiệt ổn định.
*Chuyển ý: Thân nhiệt là gì và thay đổi như thế nào? Cả lớp đi vào nội dung phần I.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Nội dung ghi bảng
-Quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi:
- Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?
- Em hiểu thân nhiệt là gì?
- Nhiệt độ cơ thể ở người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào?
- Cơ thể có sinh nhiệt liên tục không? Tại sao?
- Vì sao , ta thấy cơ thể không nóng lên?
- Trong những trường hợp nào, thân nhiệt tăng lên hoặc giảm xuống? 
- Nhờ đâu mà thân nhiệt luôn ổn định ở khoảng 370C?
- Theo dõi.
- Yêu cầu nêu được:
+Dụng cụ đo: Nhiệt kế
+ Vị trí đo: miệng, nách , trán, hậu môn,
+ Cách đo: ngậm miệng, kẹp nách,
+ Đo thân nhiệt để xác định chính xác nhiệt độ cơ thể.
Trả lời à Kết luận
Nhiệt độ cơ thể ổn
định ở khoảng 370C.
Có, do quá trình
chuyển hóa diễn ra liên tục.
Do nhiệt sinh ra lại 
được tỏa ra môi trường.
Khi bị sốt, cảm nóng 
thân nhiệt tăng lên.
-Khi bị nhiễm khuẩn tả , thân nhiệt giảm xuống.
Trả lời à Kết luận
I.Thân nhiệt
-Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể.
 -Thân nhiệt ổn định khoảng 370C , do sự sinh nhiệt bằng sự tỏa nhiệt.
Hoạt đông 2: Sự điều hòa thân nhiệt. ( 15 phút)
Mục tiêu:
Giải thích được cơ chế điều hòa thân nhiệt bảo đảm thân nhiệt ổn định.
+ Qua da: bằng bức xạ nhiệt. Phân tích được khi trời nóng, trời lạnh , da điều hòa thân nhiệt như thế nào?
+ Qua hệ thần kinh: điều khiển, điều hòa sinh nhiệt, tỏa nhiệt.
Liên hệ giải thích các hiện tượng có liên quan đến sự điều hòa thân nhiệt.
* Chuyển ý: Để thích nghi với môi trường sống, cơ thể luôn chủ động điều hòa thân nhiêt.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
-Yêu cầu HS thảo luận theo bàn các câu hỏi trong SGK và trong đời sống.
- Nhiệt sinh ra đã đi đâu và để làm gì? 
-Khi hoạt động nhiều ,nhiệt độ không khí xung quanh cơ thể mình như thế nào?
- Giải thích câu ca dao: 
“ Cày đồng đang buổi ban trưa. Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.”
- Khi lao động nặng cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?
- Vì sao vào mùa hè, da người ta hồng hào?
-Khi trời oi bức, cơ thể ta có những phản ứng gì và có cảm giác như thế nào?
-Khi trời nóng, lao động 
nặng, chơi thể thao, da điều hòa thân nhiệt như thế nào?
-Khi trời rét , da thường tái hoặc sởn gai ốc?
- Khi trời lạnh, da điều hòa thân nhiệt như thế nào?
- Kết luận vai trò của da đối với điều hòa thân nhiệt?
- Tại sao khi bị lanh, cơ thể lại run ?
-Vai trò của sự co cơ trong điều hòa thân nhiệt?
- Quan sát sơ đồ, cho biết:
-Khi trời nóng, lạnh, hệ thần kinh điều hòa thân nhiệt như thế nào?
- Kết luận vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa thân nhiệt?
- HS thảo luận, trả lời theo sự tìm hiểu của mình.
Yêu cầu:
-Nhiệt sinh ra được máu vận chuyển đến khắp cơ thể và tỏa nhiệt ra ngoài.
Nóng lên, do cơ thể tỏa
nhiệt, truyền nhiệt và làm nóng không khí.
- Cày đồng: hoạt động nhiều, sinh nhiệt nhiều.
- Buổi ban trưa: Trời nóng.
- Mồ hôi thánh thót như mưa: Tăng tỏa nhiệt bằng tiết mồ hôi.
-Tỏa nhiệt bằng truyền nhiệt vào môi trường.
-Tiết mồ hôi, mang theo nhiệt.
-Mùa hè: Mạch máu dưới da dãn, lượng máu đến da nhiều , t0 da tăng à da hồng hào àtăng tỏa nhiệt.
-Phản ứng: Mệt, khó chịu, mồ hôi không thoát ra được, khó tỏa nhiệt.
-Trả lời --> Kết luận
- Trời rét: Mạch máu dưới da co lại, lượng máu đến da giảm, t0 da giảm à datái.
- Cơ co chân lông co àsởn da gà 
à Giảm tỏa nhiệt.
- Trả lời à Kết luận
Trả lờiàKết luận
- Do sự co của hàng loạt các cơ trong cơ thể .
- HS trả lời à kết luận
-Trời nóng: Hệ thần kinh sẽ thực hiện các phản xạ: dãn mạch máu dưới da, tăng tiết mồ hôi.
-Trời nóng:Hệ thần kinh thực hiện các phản xạ: co mạch máu dưới da, co cơ co chân lông, .
-Trả lờiàKết luận.
II. Sự điều hòa thân nhiệt .
1.Vai trò của da trong điều hòa thân nhiệt.
-Khi trời nóng, lao động nặng, chơi thể thao:
 +Mạch máu dưới da dãn.
 +Tiết mồ hôi.
àTăng sự tỏa nhiệt.
-Khi trời lạnh:
+ Mạch máu dưới da co.
+ Cơ co chân lông co.
àGiảm sự tỏa nhiệt.
Vậy da có vai trò quan trọng trong sự điều hòa thân nhiệt.
*Bên cạnh đó, còn có sự co của hàng loạt các cơ àTăng dị hóa, tăng sinh nhiệt, góp phần chống rét . 
2. Vai trò của hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt.
- Hệ thần kinh giữ vai trò chủ đạo trong sự điều hòa thân nhiệt, thực hiện bằng các phản xạ.
Hoạt đông 3:Phương pháp phòng chống nóng, lạnh( 12 phút)
Mục tiêu:
Dựa trên cơ sơ khoa học, HS biết cách phòng chống nóng lạnh
Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường sống.
 * Chuyển ý: Cùng với các cơ chế điều hòa thân nhiệt , con người đã vận dụng các phương pháp, phương tiện , để hỗ trợ phòng chống nóng, lạnh.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
- Em hiểu gì về câu tục ngữ: 
“Trời nóng chóng khát. Trời mát chóng đói.”
Giới thiệu hình ảnh, 
yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: 
-Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?
-Điều gì sẽ xảy ra khi:
+ Ngồi lâu trong phòng kín, đông người, không có sự thông khí?
+Đi dưới trời nắng mà không đội mũ nón?
+Vừa lao động xong , chơi thể thao mà tắm ngay hoặc quạt mạnh?
àDo mất cân bằng cơ chế điều nhiệt, cơ thể không thích nghi kịp , dẫn đến bị cảm.
- Vào mùa hè chúng ta cần làm gì để chống nóng?
- Để chống rét, chúng ta phải làm gì?
- Vì sao nói : rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng, lạnh?
- Việc xây nhà ở, công 
sở  cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng, chống lạnh?
-Giải thích vế sau của câu tục ngữ:
 “ Lấy vợ hiền hòa 
Làm nhà hướng nam.”
- Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? Tại sao?
- Bản thân em đã thực hiện những biện pháp nào để phòng chống nóng, lạnh?
-Trời nóngàTiết mồ hôi, mất nước, chóng khát.
-Trời mátàTăng sự chuyển hóa để cung cấp nhiệt chống rét, nên chóng đói.
- Theo dõi , khai thác kiến thức từ hình ảnh.
- Yêu cầu:
+Mùa hè: ăn đồ mát, uống đủ nước
+ Mùa đông: ăn thức ăn nóng, giàu năng lượng,
HS khác nhận xét àKết 
luận.
+Dễ bị cảm nóng .
+ Dễ bị cảm nắng.
+ Dễ bị cảm lạnh.
-Mặc quần áo sáng màu, thoáng , tắm giặt thường xuyên,đi nắng đội mũ nón, 
àKết luận.
-Giữ ấm , sưởi ấm cơ thể,.
àKết luận.
-Lợi ích của tập TDTT: hệ cơ quan hoạt động tốt, tăng cường sức đề kháng, trí tuệ minh mẫn, 
àKết luận
- Nhà ở cao ráo, sạch sẽ, thoáng khí, có cây,
 àKết luận
-Mùa hè:Gió thổi từ hướng đông nam à Mát.
-Mùa đông : Gió lạnh thổi từ hướng đông bắc, không ảnh hưởng.
-Có , vì: Cây xanh tạo bóng mát, làm ẩm không khí.
à Kết luận.
- Nhiều HS trả lời.
III. Phương pháp phòng chống nóng, lạnh
-Chế độ ăn
 Mùa hè: Ăn nhiều thức 
 ăn mát,uống nhiều nước,
 Mùa đông: Ăn nóng, thức ăn giàu năng lượng,
-Mùa hè: Mặc quần áo thoáng mát, đi nắng phải đội mũ nón, khi nhiều mồ hôi không tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió,.
-Mùa đông: Cần giữ ấm cơ thể nhất là ngực, cổ , chân,
-Tăng cường rèn luyện thân thể.
-Nhà ở: Sạch sẽ, thoáng mát.
- Trồng nhiều cây xanh.
Củng cố: ( 5 phút)
-Tổng kết toàn bộ nội dung bài học.
- Câu hỏi trắc nghiệm: Khoanh t

File đính kèm:

  • docGiao_an_sinh_8_20150726_105146.doc
Giáo án liên quan