Giáo án Sinh học 8 - Trường THCS Liêng Trang - Tiết 20: Ôn tập

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận:

? Nêu đặc điểm của vật sống?

? Phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa

- GV gọi các nhóm trả lời. - HS thảo luận theo nhóm. Nhớ lại những kiến thức đã học , ghi đáp án ra giấy nháp.

- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ xung.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Trường THCS Liêng Trang - Tiết 20: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10	 Ngày soạn: 19/10/2014
Tiết 20	 Ngày dạy: 23/10/2014
ÔN TẬP 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: Củng cố cho HS kiến thức cơ bản về chương 1,2 ,3 
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng liên tưởng 
3. Thái độ: Siêng năng, chăm chỉ 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC
1. Giáo viên: 
- Hệ thống câu hỏi chương 1.2.3
- Đáp án các câu hỏi.
2. Học sinh: HS ôn lại các kiến thức của các bài trước ở chương 1,2,3 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 
6A1: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với bài mới 
3. Hoạt động dạy học:
Mở bài: Chúng ta đã học xong: đại cương về giới thực vật, cấu tạo chức năng của rễ, thân. Hôm nay chúng ta ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học. 
 GV chia lớp 6 nhóm thảo luận 3 nội dung trọng tâm của 3 chương.
 Chương: Mở đầu về đại cương giới thực vật.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận:
? Nêu đặc điểm của vật sống?
? Phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa
- GV gọi các nhóm trả lời.
- HS thảo luận theo nhóm. Nhớ lại những kiến thức đã học , ghi đáp án ra giấy nháp.
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ xung.
Tiểu kết: Đặc điểm của vật sống: trao đổi chất, lớn lên , sinh sản , cảm ứng.
	 Thực vật có hoa có cơ quan sinh sản là hoa, quả , hạt.
	 Thực vật không có hoa cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả ,hạt.
 Chương I. Tế bào thực vật.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận:
? Hình dạng và kích thước tế bào thực vật?
? Cấu tạo tế bào thực vật?
? Mô là gì?
? Tế bào lớn lên như thế nào?
? Tế bào phân chia như thế nào?
? 1 tế bào phân chia liên tiếp 4 lần, được bao nhiêu tế bào con?
- HS thảo luận theo nhóm. Nhớ lại kiến thức đã học, ghi ra giấy đáp án.
- Đại diện trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung. Rút ra kiến thức trọng tâm.
 Tiểu kết:
- Tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau.
- 1 tế bào gồm: Vách TB, màng sinh chất, chất TB, nhân không bào, lục lạp.
- Mô là tập hợp các tế bào cùng thực hiện 1 chức năng riêng.
- Tế bào lớn đến 1 kích thước nhất định thì phân chia.
- Sơ đồ lớn lên và phân chia TB:
 Chương II. Rễ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
? Có mấy loại rễ? Các miền của rễ?
? Chức năng của từng miền?
? Có mấy loại rễ biến dạng? Chức năng từng loại?
? Nêu cấu tạo miền hút của rễ? Sự hút nước và muối khoáng của rễ được thực hiện nhờ bộ phận nào?
- GV cho HS xác định các miền của rễ trên mô hình.
? Sự hút nước và muối khoáng của rễ?
? Rễ dài ra do phần nào?
- GV chốt lại kiến thức.
- HS thảo luận ghi ra giấy đáp án
- Đại diện 1 -3 HS trình bày.
- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- HS xác định các miền của rễ trên mô hình.
Tiểu kết:
- Có 2 loại rễ chính:
 + Rễ cọc.
 + Rễ chùm.
- Rễ có 4 miền:
+ Miền trưởng thành: Dẫn truyền.
+ Miền hút: Hút nước và muối khoáng hoà tan.
+ Miền sinh trưởng: Làm cho rễ dài ra.
+ Miền chóp rễ: Che chở cho đầu rễ.
- Miền hút có các lông hút: Hút nước và muối khoáng.
- Có 4 loại rễ biến dạng.
 Chương III. Thân
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
? Thân gồm những bộ phận nào?
? Có mấy loại thân?
? Thân dài ra do đâu?
? Cấu tạo trong của thân non? Chức năng từng phần?
? Thân to ra do đâu?
? Chức năng mạch rây, mạch gỗ?
? Biến dạng của thân?
- GV chốt lại kiến thức.
- HS thảo luận, ghi đáp án ra nháp.
- Đại diện trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung kết luận.
Tiểu kết:
- Thân gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách.
- Có 3 dạng thân chính:
+ Thân đứng.
+ Thân leo
+ Thân bò.
- Thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
- Các bộ phận của thân non:
+ Mạch rây: Vận chuyển chất hữu cơ từ lá đến cành, thân, rễ.
+ Mạch gỗ: Vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan từ rễ lên thân, cành, lá.
- Thân to ra do sự phân chia tế bào ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
1. Củng cố:
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của các nhóm.
- GV cho điểm nhóm, cá nhân trả lời tốt.
2. Dặn dò: 
- Về nhà ôn lại kiến thức đã học.
- Tiết sau kiểm tra 1 tiết.
V. RÚT KINH NGHIỆM.	
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docSINH 06TUAN 10TIET 20.doc
Giáo án liên quan