Giáo án Sinh học 8 - Học kỳ 2

VỆ SINH MẮT

I-Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nắm được các nguyên nhân của tật cận thị và viễn thị, cách khắc phục.

- Nêu được nguyên nhân của bệnh đau mắt hột, con đường lây truyền và cách phòng tránh.

- Biết cách giữ gìn vệ sinh mắt.

2. Kĩ năng

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu, nhận biết được những thói quen xấu ảnh hưởng đến mắt, bảo vệ mắt.

- Kỹ năng hợp tác, lắng nghe, ứng xử, giao tiếp trong khi thảo luận.

- Kỹ năng nhận thức: nhận biết được những thói quen xấu làm ảnh hưởng đến mắt của bản thân.

- Kỹ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

3. Thái độ

- Giữ VS mắt

II.Chuẩn bị:

1.GV: - Tranh phóng to H 50.1; 50.2; 50.3; 50.4 SGK.

2.HS: - Phiếu học tập- Bảng phụ ghi sẵn nội dung phiếu.

 3.Phương pháp

- Dạy học nhóm.

- Vấn đáp – tìm tòi.

- Trình bày 1 phút.

- Trực quan

III.Tiến trình dạy – học

1. Ổn định: 1’

- Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Mô tả cấu tạo cầu mắt nói chung và màng lưới nói riêng?

- Trình bày quá trình thu nhận ảnh của vật ở cơ quan phân tích thị giác?

3. Bài mới: 30’

a. Mở bài: 2’

Yêu cầu HS kể tên các tật, bệnh về mắt? Vậy các tật, bệnh này do đâu mà có và phòng trị chúng bằng cách nào? Bài hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên

 

doc108 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 892 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Học kỳ 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh bảng 50.
- Gọi HS nêu kết quả, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Cho HS liên hệ thực tế.
- Do những nguyên nhân nào HS mắc cận thị nhiều?
- Nêu các biện pháp hạn chế tỉ lệ HS mắc tật cận thị?
- 1 vài HS trả lời dựa vào vốn hiểu biết thực tế.
- HS trả lời dựa vào H 50.1.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời dựa vào H 50.2.
- HS trả lời dựa vào H 50.3.
- Cầu mắt dài, thể thủy tinh không thể phồng được.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời dựa vào H 50.4.
- HS tự hoàn thiện kiến thức vào bảng 50.2 (kẻ sắn trong vở).
- HS vận dụng hiểu biết của mình, trao đổi nhóm hoàn thành bảng.
- Đại diện nhóm nêu kết quả, các nhóm khác bổ sung.
- HS liên hệ thực tế.
- Đọc sách không đúng khoảng cách.
- Giữ đúng khoảng cách khi đọc sách.
Bảng 50: Các tật của mắt – nguyên nhân và cách khắc phục
Các tật của mắt
Nguyên nhân
Cách khắc phục
Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần
- Bẩm sinh: Cầu mắt dài
- Do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách (đọc gần) => thể thuỷ tinh quá phồng.
- Đeo kính mặt lõm (kính cận).
Viễn thị là tật mắt chỉ có khả năng nhìn xa
- Bẩm sinh: Cầu mắt ngắn.
- Do thể thuỷ tinh bị lão hoá (người già) => không phồng được.
- Đeo kính mặt lồi (kính viễn).
Hoạt động 2: Bệnh về mắt 12'
Mục tiêu: HS nắm được các bệnh về mắt, nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả và cách phòng tránh
II- Bệnh về mắt
1. Bệnh đau mắt hột
- Biểu hiện: trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ ra làm thành sẹo kéo lông mi quặp vào trong (lông quặm) gây đục màng giác dẫn đến mù loà.
- Nguyên nhân: Do 1 loại virut có trong dử mắt gây ra.
- Cách phòng tránh:
+ Không dùng chung khăn, chậu với người bệnh hoặc tắm trong ao tù nước bẩn.
+ không dụi tay bẩn vào mắt.
+ Rửa mắt băng nước ấm pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt.
2. Bệnh đau mắt đỏ
- Biểu hiện: có cảm giác cộm, nóng rát trong mắt, chảy nước mắt, sưng mi mắt.
- Nguyên nhân: do vi khuẩn gây ra.
- Cách phòng tránh: giữ vệ sinh đôi mắt. Tuyệt đối không dùng tay bẩn hoặc khăn bẩn lau dụi mắt, dùng chung đồ dùng: khăn, chậu với người đau mắt đỏ.
- GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK hoàn thành phiếu học tập.
- Gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày trên bảng phụ, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV khẳng định đáp án đúng.
- Ngoài bệnh đau mắt hột còn có những bệnh gì về mắt?
- Nêu cách phòng tránh?
- Cho 1 HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS nghiên cứu kĩ thông tin, trao đổi nhóm và hoàn thành bảng.
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung về bệnh đau mắt hột.
- HS kể thêm về 1 số bệnh của mắt.
- HS nêu các cách phòng tránh qua liên hệ thực tế.
4. Củng cố: 3’
- GV gọi HS đọc khung màu hồng.
- GV nhắc lại trọng tâm bài học.
BT: 5’
- Chọn câu đúng:
Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa.
Viễn thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa.
Bệnh đau mắt hột do virut gây ra.
Tất cả các bệnh về mắt do virut gây ra.
Giữ đúng khoảng cách khi đọc sách chỉ gây tật viễn thị
- Đáp án: b, c.
5. Dặn dò: 1’
- Nhận xét tiết học.
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Xem trước bài 51.
*Rút kinh nghiệm :
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 28
Tiết 55	
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
Bài 51.	CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC
I-Mục tiêu
1. Kiến thức
Mô tả được cấu tạo của tai.
Trình bày được chức năng thu nhận kích thích của sóng âm bằng một sơ đồ đơn giản.
Biết cách phòng tránh các bệnh tật về tai.
2. Kĩ năng
Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát sơ đồ tai để tìm hiểu cấu tạo và chức năng của cơ quan phân tích thính giác.
Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, ứng xử/ giao tiếp trong khi thảo luận.
Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
3. Thái độ
- Có ý thức giũa vệ sinh tai.
II-Chuẩn bị:
1.GV:- Tranh phóng to H 51.1; 51.2 SGK.
 - Mô hình cấu tạo tai.
2.HS:- Bảng phụ.
 3.Phương pháp
Dạy học nhóm.
Vấn đáp tìm tòi.
Trình bày 1 phút.
Trực quan.
III-Tiến trình dạy – học
1. Ổn định: 1’
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
Tại sao người già thường phải đeo kính lão?
Tại sao không đọc sách nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc nhiều?
Nêu rõ hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh.
3. Bài mới: 30’
a. Mở bài: 2’
- Ta nhận biết được âm thanh là nhờ cơ quan phân tích thính giác. Vậy cơ quan phân tích thính giác có cấu tạo như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
- Cơ quan phân tích tính giác gồm những bộ phận nào?
HS: Cơ quan phân tích tính giác gồm:
+ Tế bào thụ cảm thính giác ( trong cơ quan Coocti).
+ Dây thần kinh thính giác (dây số VIII).
+ Vùng thính giác (ở thuỳ thái dương)
b. Phát triển bài: 28’
Hoạt động 
Nội dung
 GV
HS
Hoạt động 1: Cấu tạo của tai	20'
Mục tiêu: HS mô tả được các bộ phận của tai.
	Trình bày được cấu tạo của cơ quan Coocti.
I-Cấu tạo của tai
Tai được chia ra: tai ngoài, tai giữa, tai trong.
- Tai ngoài gồm vành tai và ống tai.
- Tai giữa là một khoang xương gồm xương búa, xương đe, xương bàn đạp.
- Tai trong gồm: cơ quan tiền đình cùng các ống bán khuyên và ốc tai.
+ Cơ quan tiền đình thu nhận các thông tin về vị trí và thăng bằng của cơ thể.
+ Các ống bán khuyên thu nhận các thông tin về sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
+ Ốc tai bao gồm ốc tai xương và ốc tai màng, là cơ quan thu nhận âm thanh nhờ các tế bào thụ cảm thính giác trong cơ quan Coócti.
-Chức năng thu nhận sóng âm
Sóng âm vào tai làm rung màng nhĩ, tác động đến cơ quan Coócti, kích thích tế bào thụ cảm thính giác giúp ta nhận biết về âm thanh đó.
- Nêu thành phần của cơ quan phân tích thị giác.
- GV hướng dẫn HS quan sát H 51.1 và hoàn thành bài tập SGK – Tr 162.
- Gọi 1-2 HS nêu kết quả.
- GV nhận xét kết quả, gọi 1 HS đọc lại thông tin, hoàn chỉnh và trả lời câu hỏi:
+ Nêu cấu tạo của tai? (GV cho HS minh hoạ trên H 51.1)
+ Vì sao bác sĩ chữa được cả tai, mũi họng?
+ Vì sao khi máy bay lên cao hoặc xuống thấp, hành khách cảm thấy đau trong tai?
- GV treo tranh H 51.2 hướng dẫn HS quan sát, trình bày cấu tạo tai trong.
- GV hướng dẫn HS quan sát H 51.1; 51.2 tìm hiểu đường truyền sóng âm từ tai ngoài vào trong diễn ra như thế nào.
- Cơ quan phân tích thính giác gồm:
+ Tế bào thụ cảm thính giác (nằm trong cơ quan Coocti).
+ Dây thần kinh thính giác.
+ Vùng thính giác ở thùy thái dương.
- HS quan sát kĩ sơ đồ cấu tạo tai, cá nhân làm bài tập.
- 1 HS nêu kết quả, HS khác nhận xét, bổ sung.
Đáp án:
1- Vành tai
2- Ống tai
3- Màng nhĩ
4- Chuỗi xương tai
- HS trả lời:
+ Tai gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa, tai trong.
+ Vì tai, mũi, họng thông với nhau.
+ Khi máy bay cất hay hạ cánh, thì áp suất không khí sẽ bị thay đổi, nhưng trong tai thì sự thay đổi đó chậm nên dẫn đến sự chênh lêch áp suất không khí ở trong và ngoài tai dẫn đến làm cho màng nhĩ bị căng và làm ta bị ù tai. Bình thường thì áp suất không khi trong và ngoài tai bằng nhau nên ta không bị ù
- HS căn cứ vào thông tin, quan sát tranh và chú thích để trình bày.
- HS đọc thông tin mục II, quan sát tranh để hiểu quá trình truyền và thu nhận kích thích sóng âm.
Hoạt động 2: Vệ sinh tai 8'	
Mục tiêu: : HS nắm được các cách giữ vệ sinh tai
II-Vệ sinh tai
- Luôn giữ tai sạch sẽ, không dùng que nhọn và vật sắc để ngoái tai.
- Tránh nơi có tiếng ồn hoặc tiếng động mạnh, ảnh hưởng tới hệ thần kinh, làm giảm tính đàn hồi của màng nhĩ dẫn đến tai không nghe rõ.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời: Để tai hoạt động tốt cần lưu ý những vấn đề gì?
- Hãy nêu các biện pháp giữ gìn và bảo vệ tai?
- Gọi HS khác bổ sung, nhận xét.
- HS nghiên cứu thông tin và trả lời: Giữ gìn tai sạch.
- HS tự đề ra các biện pháp vệ sinh tai:
+ Không dùng vật nhọn để ngoáy tai.
+ Giữ vệ sinh mũi, họng để phòng bệnh cho tai.
+ Có biện pháp chống, giảm tiếng ồn.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố: 3’
- GV gọi HS đọc khung màu hồng.
- GV nhắc lại trọng tâm bài học.
BT: 5’
- Bài tập trắc nghiệm:
Chọn phương án đúng trong các phương án sau:
	Để đỡ ù tai khi đi máy bay lúc lên cao hoặc xuống thấp có thể:
	a/ Ngậm miệng, nín thở.
	b/ Nuốt nước bọt nhiều lần hoặc bịt mũi, há miệng để thở.
	c/ Đọc sách báo cho quên đi.
- Đáp án: b
5. Dặn dò: 1’
- Nhận xét tiết học.
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Xem trước bài 52.
*Rút kinh nghiệm :
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 28
Tiết 56
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy:
Bài 52.	 PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ
PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
I-Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
- Trình bày được quá trình hình thành các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ. Nêu rõ các điều kiện cần khi thành lập các phản xạ có điều kiện.
- Nêu rõ ý nghĩa của phản xạ có điều kiện với đời sống.
- Có ý thức học tập nghiêm túc.
2. Kĩ năng
Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát sơ đồ, tranh ảnh để tìm hiểu khái niệm, sự hình thành và ức chế của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện, so sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, ứng xử/ giao tiếp trong khi thảo luận.
Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
3. Thái độ
- Có ý thức xây dựng và rèn luyện các thói quen tốt.
II-Chuẩn bị:
1.GV: - Tranh phóng to H 521; 52.2; 52.3.
2.HS: - Bảng phụ.
 3.Phương pháp
Dạy học nhóm.
Vấn đáp tìm tòi.
Trình bày 1 phút.
Trực quan.
III-Tiến trình dạy – học
1. Ổn định: 1’
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
Cho HS quan sát hình 51-2, trình bày cấu tạo của ốc tai.
Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào giúp người ta nghe được?
3. Bài mới: 30’
a. Mở bài: 2’
Trong bài 6 các em đã nắm được khái niệm về phản xạ. Nhiều phản xạ khi sinh ra đã có, cũng có những phản xạ phải học tập mới có được. Vậy phản xạ có những loại nào? Làm thế nào để phân biệt được chúng? Muốn hình thành hoặc xoá bỏ phản xạ thì làm như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
b. Phát triển bài: 28’
Hoạt động 
Nội dung
 GV
HS
Hoạt động 1: Phân biệt PXCĐK và PXKĐK 8'
Mục tiêu: HS nắm được khái niệm và phân biệt được các PXKĐK và PXCĐK trong thực tế
I-Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
- Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập và rèn luyện.
- Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống của cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Phản xạ là gì?
- GV lấy 1 số VD về PXCĐK và PXKĐK.
VD: 
 - Phản xạ mút sữa mẹ.
 - Phản xạ hắt xì hơi
 - Phản xạ tiết nước bọt khi nghe nói tới chanh.
 - Học tập ....
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập SGK.
- GV chốt lại kiến thức.
+ Yêu cầu HS lấy VD cho mỗi loại.
- PXKĐK là gì? PXCĐK là gì?
- HS : Phản xạ là phản ứng của cơ thể trước những kích thích của môi trường.
- HS lắng nghe GV giới thiệu.
- HS hoạt động nhóm và hoàn thành bài tập SGK.
+ 1 HS lên chữ bài.
- HS lấy VD.
- 1 HS nêu khái niệm, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Sự hình thành phản xạ có điều kiện 10'
Mục tiêu: HS nắm được quá trình hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện
II-Sự hình thành phản xạ có điều kiện
1. Hình thành phản xạ có điều kiện
- Phản xạ có điều kiện hình thành phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện.
- Trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn.
2. Ức chế phản xạ có điều kiện
Các phản xạ có điều kiện nếu không được củng cố thường xuyên sẽ bị mất do ức chế tắt dần, vì vậy phải thường xuyên củng cố các phản xạ có điều kiện đã được hình thành.
3. Ý nghĩa
- Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn luôn thay đổi.
- Hình thành các thói quen và tập quán tốt đối với con người.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK. Nghiên cứu thí nghiệm của Paplop.
- Yêu cầu HS trình bày thí nghiệm thành lập phản xạ tiết nước bọt khi có ánh đèn của chó.
- GV hoàn thiện kiến thức.
- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi;
- Để có PXCĐK cần có những điều kiện gì?
- Thực chất của quá trình thành lập PXCĐK ?
- GV liên hệ thực tế; đường mòn nếu không đi nữa sẽ có hiện tượng gì?
- Nếu trong thí nghiệm trên ta chỉ bật đèn mà không cho ăn nhiều lần thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
- Yêu cầu HS trình bày sự hình thành PXCĐK ở người: tiết nước bọt khi nhìn thấy khế.
- Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế PXCĐK đối với đời sống là gì?
- Những PXCĐK nào nên duy trì, những phản xạ nào nên ức chế?
- GV khắc sâu: những thói quen tốt cần được duy trì, những thói quen xấu như nghiện thuốc, nghiện ma tuý... cần phải loại bỏ.
- HS đọc thông tin SGK và nghiên cứu thí nghiệm của Paplop.
- 1 HS trình bày thí nghiệm. 1 HS chỉ trên tranh.
- HS chú ý.
- Cần có 1 PXKĐK, hành động phải lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Dựa vào kiến thức vừa trình bày và H 52.3A, B để trả lời.
+ Cỏ sẽ mọc lại như khi chưa tạo thành đường mòn.
+ Nhiều lần bật đèn mà không cho chó ăn, 1 thời gian sau chó sẽ không tiết nước bọt khi bật đèn nữa.
- HS trình bày dựa vào thí nghiệm quá trình hình thành phản xạ của Paplop.
- HS dựa vào thông tin và trả lời.
- HS dựa vào hiểu biết và ý thức của bản thân để trả lời.
- HS chú ý.
Hoạt động 3: So sánh các tính chất của PXKĐK với PXCĐK
Mục tiêu: HS nắm được các tính chất của 2 loại phản xạ, từ đó nhận biết chính xác các phản xạ trong thực tế
III-So sánh tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện
- So sánh (bảng 52-2).
- Mối liên quan:
+ Phản xạ không điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện.
+ Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện (kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn).
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập bảng 52.2
- GV treo bảng phụ 52.2, gọi HS lên bảng hoàn thành.
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
+ Phản xạ không điều kiện: bền vững, số lượng hạn chế.
+ Phản xạ có điều kiện: được hình thành trong dời sống (qua học tập, rèn luyện), có tính chất cá thể, không di truyền, trung ương nằm ở vỏ não.
- Nêu mối quan hệ giữa PXKĐK và PXCĐK?
- HS dựa vào kiến thức mục I và II, thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập.
- Đại diện nhóm lên làm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Sửa lại cho đúng với đáp án GV đã chữa.
- Dựa vào SGK để trả lời.
Bảng 52-2. So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
Tính chất của phản xạ không điều kiện
Tính chất của phản xạ có điều kiện
1. Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện
2. Bẩm sinh
3. Bền vững
4. Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại
5. Có hạn định
6. Cung phản xạ đơn giản
7. Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống
2. Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần)
2. Do rèn luyện, họ tập
3. Dễ mất khi không củng cố
4. Không di truyền
5. Số lượng không hạn định
6. Hình thành đường liên hệ tạm thời
7. Trung ương nằm ở vỏ não
4. Củng cố: 3’
- GV gọi HS đọc khung màu hồng.
- GV nhắc lại trọng tâm bài học.
BT: 5’
- Bài tập:
1. Nghe truyện: ĂN TRỘM MÈO
“Nhà vua có một con mèo quý lắm, xích bằng xích vàng và cho ăn những đồ mỹ vị.
Quỳnh vào chầu, trong thấy, bắt trộm về, cất xích vàng đi mà buộc xích sắt, nhốt một chỗ, đến bữa thì để hai bát cơm, một bát thịt cá, một bát rau nấu đầu tôm. Mèo ta quen ăn miếng ngon chạy đến bát cơm thịt cá chực ăn. Quỳnh cầm sẵn roi, hễ ăn thì đánh. Mèo đói quá, phải ăn bát rau nấu đầu tôm. Như thế, được hơn nửa tháng, dạy đã vào khuôn, mới thả ra.
Vua mất mèo, tiếc quá, cho người đi tìm, thấy nhà Quỳnh có một con giống hệt, bắt Quỳnh đem mèo vào chầu. Vua xem mèo, hỏi:
Sao nó giống mèo của trẫm thế? Hay khanh thấy mèo của trẫm đẹp bắt đem về, nói cho thật!
- Tâu bệ hạ, bệ hạ nghi cho hạ thần bắt trộm, thật là oan, xin bệ hạ đem ra thử thì biết.
- Thử thế nào? Nói cho trẫm nghe.
- Muôn tâu bệ hạ, bệ hạ phú quý thì mèo ăn thịt ăn cá, còn hạ thần nghèo túng thì mèo ăn cơm với đầu tôm, rau luộc. Bây giờ để hai bát cơm ấy, xem nó ăn bát nào thì biết ngay.
Vua sai đem ra thử. Con mèo chạy thẳng đến bát cơm rau, ăn sạch.
Quỳnh nói:
- Xin bệ hạ lượng cho, người ta phú quý thì ăn cao lương mỹ vị, bần tiện thì cơm hẩm rau dưa. Mèo cũng vậy, phải theo chủ.
Rồi lạy tạ đem mèo về.”
- Vì sao nhà vua chịu mất mèo?
2. Chọn câu đúng trong các câu sau:
a. PXCĐK không cần luyện tập.
b. PXCĐK có trung ương nằm ở vỏ não.
c. Khóc, nuốt, là các PXCĐK.
d. PXCĐK không hạn chế về số lượng
e. Trung ương của PXKĐK là vỏ não
(Đáp án: b, d)
5. Nhận xét, dặn dò: 1’
- Nhận xét tiết học.
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Xem lại các bài thực hành trong chương trình sinh học 8.
*Rút kinh nghiệm :
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 20/ 03/ 2011
Ngày dạy: 22/ 03/ 2011
Tuần: 28
Tiết: 56	ÔN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Giúp HS nắm vững hệ thống kiến thức thực hành đã tìm hiểu.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng tổng hợp, khái quát hóa.
- Kĩ năng phân tích, ghi nhớ.
3. Thái độ
- Yêu thích bộ môn sinh học.
II. Phương pháp
Thảo luận nhóm.
Vấn đáp – tái hiện.
III. Phương tiện dạy - học
Tranh các bài đã học.
Bảng phụ.
IV. Tiến trình dạy - học
1. Ổn định: 1’
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Phân biệt PXKĐK với PXCĐK.
- Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và sự ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống.
3. Bài mới: 38’
a. Mở bài: 2’
Hôm nay chúng ta sẽ củng cố lại các nội dung kiến thức thực hành đã được biết ở các tiết trước gồm: quan sát tế bào và mô, tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương, sơ cứu cầm máu, hô hấp nhân tạo, tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt, phân tích một khẩu phần cho trước, tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tủy sống.
b. Phát triển bài: 36’
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ
Mục tiêu: Nắm vững các kiến thức thực hành
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
20’
- GV nêu câu hỏi thảo luận:
1. Tóm tắt phương pháp làm tiêu bản mô cơ vân.
2. Cách sơ cứu và băng bó khi gặp người bị gãy xương cẳng tay.
3. Chảy máu tĩnh mạch và động mạch có gì khác nhau về biểu hiện và cách xử lý?
4. Những yêu cầu cơ bản của biện pháp buộc dây garô là gì? Vì sao chỉ những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc chân mới được dùng biện pháp buộc dây garô?
5. Những vết thương chay máu động mạch không phải ở tay (chân) cần được xử lý như thế nào?
6. So sánh để chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau trong các tính huống chủ yếu cần được hô hấp nhân tạo.
7. Trong thực tế cuộc sống, em đã từng gặp trường hợp nào bị ngừng thở đột ngột và được hô hấp nhân tạo chưa? Thử nhớ lại xem lúc đó nạn nhân ở trạng thái như thế nào?
8. So sánh để chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hai phương pháp hô hấp nhân tạo.
9. Enzim trong nước bọt có tên là gì?
10. Enzim trong nước bọt có tác dụng gì với tinh bột?
11. Enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiện pH và nhiệt độ nào?
12. Kết quả thực hiện các lệnh trong các bước thí nghiệm tìm hiểu chức năn

File đính kèm:

  • docBai_1_Bai_mo_dau.doc