Giáo án Sinh học 8 - Trường THCS Liêng Trang năm 2014 - 2015 - Tiết 18 - Tiết 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch vệ sinh hệ tuần hoàn

-GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin và quan sát hình 18.1,18.2 trang 58 SGK .

-Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm trả lời câu hỏi :

+Huyết áp là gì ? Tại sao huyết áp là chỉ số biểu thị sức khỏe ?

+Vận tốc máu trong tĩnh mạch và động mạch khác nhau là do đâu ?

+Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu?

+Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ tác động chủ yếu nào?

-GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả.

-GV hoàn thiện kiến thức.

-GV lưu ý :Chính sự vận chuyển máu qua hệ mạch là cơ sở để rèn luyện bảo vệ tim mạch.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Trường THCS Liêng Trang năm 2014 - 2015 - Tiết 18 - Tiết 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch vệ sinh hệ tuần hoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9	 Ngày soạn 12/10/ 2014
Tiết 18	 Ngày dạy 15/10/2014
Tiết 18: VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH 
VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:
 1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm huyết áp.
- Trình bày được sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch, ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch.
- Trình bày điều hòa tim và mạch bằng thần kinh.
- Kể một số bệnh tim mạch phổ biến và cách đề phòng.
- Trình bày ý nghĩa của việc rèn luyện tim và cách rèn luyện tim.
2. Kĩ năng:Rèn luyện để tăng khả năng làm việc của tim.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức phòng tránh các tác nhân gây hại và ý thức rèn luyện hệ tim mạch. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh vẽ màu phóng to các hình bài 18 SGK. 
- Mô hình cơ thể người. 
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:8A1:……................................................; 8A2:……........................................................; 
8A3:……….........................................................; 
2. Kiểm tra bài cũ: Tim có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào?
3. Hoạt động dạy và học:
* Mở bài: Các thành phần cấu tạo của tim đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để giúp máu tuần hoàn liên tục trong hệ mạch?
Hoạt động 1: Sự vận chuyển máu qua hệ mạch:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin và quan sát hình 18.1,18.2 trang 58 SGK .
-Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm trả lời câu hỏi :
+Huyết áp là gì ? Tại sao huyết áp là chỉ số biểu thị sức khỏe ?
+Vận tốc máu trong tĩnh mạch và động mạch khác nhau là do đâu ?
+Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu?
+Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ tác động chủ yếu nào?
-GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả. 
-GV hoàn thiện kiến thức. 
-GV lưu ý :Chính sự vận chuyển máu qua hệ mạch là cơ sở để rèn luyện bảo vệ tim mạch. 
-Cá nhân tự nghiên cứu thông tin và hình 18.1 , 18.2 SGK ghi nhớ kiến thức. 
-Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. 
Yêu cầu :
+Lực đẩy (huyết áp )
+Vận tốc máu trong hệ mạch. 
+Phối hợp với van tim. 
-Đại diện nhóm trình bày kết quả nhóm khác nhận xét bổ sung. 
*Tiểu kết:
- Máu vận chuyển qua hệ mạch là nhờ: Sức đẩy của tim, áp lực trong mạch và vận tốc máu. 
- Huyết áp: Là áp lực của máu lên thành mạch (do tâm thất co và dãn có huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu ).
- Ở động mạch vận tốc máu lớn nhờ sự co dãn của thành mạch.
- Ở tĩnh mạch: Máu vận chuyển nhờ:
+ Sự co bóp của các cơ quanh thành mạch. 
+ Sức hút của lồng ngực khi hít vào. 
+ Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra. 
+ Hệ thống van một chiều. 
Hoạt động 2: Vệ sinh hệ tim mạch
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin SGK trang 59 .Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi :
+Tác nhân gây hại hệ tim mạch ?
+Người bị bệnh tim mạch có biểu hiện như thế nào ?
-GV cho đại diện các nhóm trả lời 
-GV bổ sung hoàn thiện kiến thức 
-GV tiếp tục yêu cầu thảo luận trả lời câu hỏi :
+Cần bảo vệ tim mạch như thế nào ?
+Có những biện pháp nào rèn luyện tim mạch ?
+Bản thân em đã rèn luyện chưa ? Và đã rèn luyện như thế nào ?
+Nếu em chưa có hình thức rèn luyện thì qua bài học này em sẽ làm gì ?
-GV lưu ý rèn luyện phải có kế hoạch. 
-Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGK ghi nhớ kiến thức 
-Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời 
+Nhồi máu cơ tim , Mỡ cao trong máu , Huyết áp cao , huyết áp thấp. 
-Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung. 
-HS nghiên cứu thông tin và bảng 18.2 SGK trang 59, 60. 
-Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời 
-Đại diện các nhóm trình bày nhóm khác bổ sung. 
-Một số cá nhân nêu ý kiến về biện pháp rèn luyện và kế hoạch rèn luyện của cá nhân mình. 
* Tiểu kết:
- Các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch: Có nhiều tác nhân bên ngoài và bên trong gây hại cho hệ tim mạch :
- Khuyết tật tim, phổi xơ. 
- Sốc mạnh mất máu nhiều, sốt cao …
- Chất kích thích mạnh, thức ăn nhiều mỡ động vật. 
- Do luyện tập quá sức. 
- Do một số vi khuẩn, vi rút.
* Biện pháp bảo vệ và rèn luyện hệ tim mạch: 
- Tránh các tác nhân gây hại. 
- Tạo cuộc sống tinh thần thoải mái vui vẻ 
- Lựa chọn cho bản thân một hình thức rèn luyện thích hợp. 
- Cần rèn luyện thường xuyên để nâng dần sức chụi đựng của tim mạch và cơ thể .
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1. Củng cố:
- HS đọc kết luận trong SGK
1. Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu và như thế nào?
2. Các vận động viên luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/phút thưa hơn người bình thường. Chỉ số này là bao nhiêu và điều đó có ý nghĩa gì? Có thể giải thích điều này thế nào khi số nhịp tim/ phút ít đi mà nhu cầu oxy của cơ thể vẫn được đảm bảo?
3. Nêu các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho tim mạch 
4. Nêu các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch 
2. Dặn dò:
- Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
*Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docSinh 8 Tiet 18.doc