Giáo án Sinh học 8 - Tiết 15-16

+ Nêu cấu tạo của phân tử ADN?

GV yêu cầu học sinh quan sát hình và sử dụng “Kĩ thuật động não”trả lời câu hỏi:

 + Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù?

HS nghiên cứu trả lời, HS khác nhận xét bổ sung

GV nhận xét chốt kiến thức

+ Nêu ý nghĩa của tính đa dạng và đặc thù của ADN?

HS nghiên cứu trả lời câu hỏi

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Tiết 15-16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:6/10/2013
Ngày giảng:8/10/2013
CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN
Tiết 15 – Bài 15. ADN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nêu được thành phần hóa học của phân tử ADN, đặc biệt là tính đa dạng và đặc thù của ADN.
- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J- Oat xơn và F Crick, chú ý đến nguyên tắc bổ sung của các cặp Nucleotit, nêu được nguyên tắc bổ sung
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
II. PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC
Động não, vấn đáp, nhóm
III.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV:Mô hình phân tử ADN	
 IV. TỔ CHỨC GIỜ LÊN LỚP
1. Ổn định.( 1 phút) 9a: 9b:
2. Khởi động.( 1phút)
*Kiểm tra: không
*Mở bài: ADN không chỉ là thành phần quan trọng của NST mà còn liên quan mật thiết với bản chất hóa học của gen, vì vậy nó là cơ sở vốn có của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử.
3. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV &HS
Nội dung
Hoạt động1(16 phút): 
Mục tiêu: Nêu được thành phần hóa học của ADN gồm các nguyên tố: C, H, O, N, P, biết được vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù.
*Cách tiến hành
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK mục I và quan sát hình vẽ 
+ Phân tử AND được cấu tạo từ những nguyên tố hóa học nào?
+ Kích thước của phân tử AND ra sao ?
HS nghiên cứu thông tin sgk trả lời câu hỏi
+ Phân tử ADN cấu tạo theo nguyên tắc nào?
GV: Chốt kiến thức và ghi bảng
- Yêu cầu học sinh quan sát mô hình kết hợp quan sát H.15 SGK đọc thông tin mục I
+ Nêu cấu tạo của phân tử ADN?
GV yêu cầu học sinh quan sát hình và sử dụng “Kĩ thuật động não”trả lời câu hỏi:
 + Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù?
HS nghiên cứu trả lời, HS khác nhận xét bổ sung
GV nhận xét chốt kiến thức
+ Nêu ý nghĩa của tính đa dạng và đặc thù của ADN?
HS nghiên cứu trả lời câu hỏi
Liên hệ thực tế:
- ADN trong tế bào chủ yếu tập trung trong nhân và có khối lượng ổn định, đặc trưng cho loài.
Ví dụ: ADN trong nhân tế bào lưỡng bội ở người là 6,6.10-12 g
- Trong quá trình điều tra, dựa vào mẫu ADN có thể xác định chính xác để tìm thân nhân hoặc tìm tội phạm.
Hoạt động2 (20 phút): 
Mục tiêu: Mô tả được cấu trúc không gian của ADN. Hiểu được nguyên tắc bổ xung và hệ quả của nó. Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
- GV chiếu Slide 1 cho HS quan sát mô hình ADN yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin thảo luận nhóm trả lời:
 + Em hãy mô tả cấu trúc không gian của ADN?
HS quan sát trên máy chiếu và nghiên cứu thong tin mục II -> thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
Tổ chức chia sẻ
- Phân tử ADN là chuối xoắn kép, gồm 2 mạch đơn xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái - > phải, mỗi chu kỳ soắn cao 34 A0 và gồm 10 cặp Nu, Đường kính vòng xoắn: 20A0.
- GV chiếu Slide 2 
- HS quan sát HS nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi:
- A - T, G – X
? Các Nuclêôtít giữa hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc nào?
HS nghiên cứu trả lời theo nguyên tắc bổ xung: A - T, G - X 
- Gv nhấn mạnh NTBS
? Nêu hệ quả của nguyên tắc bổ sung?
- HS nghiên cứu trả lời
- Do tính chất bổ sung của 2 mạch nên khi biết trình tự đơn phân của một mạch thì suy ra được trình tự đơn phân của mạch còn lại.
- Về tỉ lệ các loại đơn phân trong ADN:  A = T, G = X
 A + G = T + X
Tỉ số A+T khác nhau ở mỗi loài
 G+X
- GV cung cấp công thức tính L, N, C cho HS . lấy VD bài tập hướng dẫn học sinh khá giỏi cách làm bài tập
I. Cấu tạo hóa học của phân tử ADN
* Kết luận:
- Phân tử ADN là một loại axit nuclêic, cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N, P.
- ADN là đại phân tử, có kích thước lớn dài hàng trăm µm, khối lượng đạt hàng chục triệu đvC
 - Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêô tít. Gồm 4 loại: A, T, G, X.
- Tính đặc thù của ADN do thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các nucleotit quy định. Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nucleotit đã tạo nên tính đa dạng của ADN .
- Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của sinh vật
II. Cấu trúc không gian của phân tử ADN
Kết luận:
- Phân tử ADN là chuối xoắn kép, gồm 2 mạch đơn xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải ( xoắn phải )
- Mỗi chu kỳ xoắn cao 34 A0 và gồm 10 cặp Nu, Đường kính vòng xoắn: 20A0.
- Các Nu giữa 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ xung:
 A - T, G - X 
Hệ quả:
- Do tính chất bổ sung của 2 mạch nên khi biết trình tự đơn phân của một mạch thì suy ra được trình tự đơn phân của mạch còn lại.
- Về tỉ lệ các loại đơn phân trong ADN:  A = T, G = X
 A + G = T + X
4. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà(7 phút)
*Củng cố - kiểm tra đánh giá
- 2 học sinh đọc kết luận (ghi nhớ) SGK - 46.
- GV chiếu slide 3,4 cho học sinh làm bài tập
* Hướng dẫn học bài
- Học thuộc cấu trúc không gian của AND, NTBS trả lời 1, 2 , 3. SGK.
- Đọc mục em có biết ở SGK - 47.
* Hướng dẫn chuẩn bị bài
- Đọc trước nội dung bài 16. ADN và bản chất của gen
+ Tìm hiểu nguyên tắc nhân đôi của phân tử ADN? 
+ Bản chất của gen?
+ Chức năng của ADN?

File đính kèm:

  • docTiết 15-16.doc