Giáo án Sinh học 8 năm 2013

 I/ MỤC TIÊU (chuẩn kiến thức)

 1/ Kiến thức:

 - Nêu được mục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người

 - Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên

 2/ Kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình

 - Phát triển kĩ năng tư duy phân tích

 *Kĩ năng sống:

 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, tìm hiểu nhiệm vụ của cơ thể người và vệ sinh, đồng thời nắm được các phương pháp học tập của môn học này.

 - Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực

 - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, trước tổ

 3/ Thái độ:

 

doc283 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 8 năm 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òa thành phần không khí theo hướng có lợi cho hệ hô hấp
 - Đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh và ở những nơi có bụi: Hạn chế ô nhiễm không khí từ bụi (tránh bệnh bụi phổi)
 - Đảm bảo nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp, thường xuyên dọn vệ sinh, không khạc nhổ bừa bãi: hạn chế ô nhiễm không khí từ các vi sinh vật gây bệnh.
 - Không hút thuốc lá và vận động mọi người không nên hút thuốc: Vì trong khói thuốc lá có nhiều chất độc, hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi
16/ Các chất trong thức ăn được phân nhóm như thế nào? Nêu đặc điểm của mỗi nhóm?
 - Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo hóa học:
	+ Các chất hữu cơ: gluxit, lipit, prôtêin, vitamin, axit nuclêic
	+ Các chất vô cơ: Muối khoáng, nước
 - Căn cứ vào đặc điểm biến đổi qua hoạt động tiêu hóa
	+ Các chất bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa: gluxit, lipit, prôtêin, axit nucleic
	+ Các chất không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa: vitamin, mối khoáng, nước
 - Các tuyến tiêu hóa: Tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột, tuyến vị
17/ Cho biết các con đường vận chuyển, hấp thu các chất dinh dưỡng và vai trò của gan ?
 - Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo 2 con đường :
 + Vận chuyển theo BH : Lipit, các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K)
 + Vận chuyển theo đường máu : đường, axit béo, axit amin, các vitamin tan trong nước, các muối khoáng, nước.
MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO
________________________________
 Câu 1: Xương có tính đàn hồi và rắn chắc vì:
 A.Cấu trúc có sư kết hợp giữa chất hữu cơ và muối khoáng 
 B.Xương có tủy xương và muối khoáng 
 C.Xương có chất hữu cơ và màng xương 
 D.Xương có mô xương cứng và cấu tạo từ chất hữu cơ 
 Câu 2: Chức năng biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản là của:
	A Hệ bài tiết	B Hệ tiêu hóa
	C Hệ hô hấp 	D. Hệ tuần hoàn
 Câu 3: Bộ phận có vai trò giúp tế bào thực hiện trao đổi chất với môi trường là:
	A Màng sinh chất, nhân	B Chất tế bào
	C Màng sinh, chất tế bào và nhân	D Màng sinh chất
 Câu 4: Nguyên nhân gây mỏi cơ là?
 A. Lượng nhiệt sinh ra nhiều C. Do lượng cácbonníc quá cao
 B. Do dinh dưỡng thiếu hụt D. Lượng ôxy trong máu thiếu nên tích tụ lượng axít trong cơ
 Câu 5: Cấu trúc nào dưới đây không có trong tế bào chất?
	A Nhiễm sắc thể	B Trung thể
	C Bộ máy Gôngi	D Ti thể
 Câu 6: Hoạt động sống của tế bào thể hiện ở:
 	A. Trao đổi chất B. Sinh sản và cảm ứng
 	C. Trao đổi chất, lớn lên, phân chia, cảm ứng D. Sinh trưởng và phát triển
 Câu 7: Loại chất khoáng chiếm chủ yếu trong xương là:
	A Phôtpho 	B Kali
	C Canxi 	D Natri 
 Câu 8: Trong máu thể tích của huyết tương chiếm tỉ lệ:
	A 55%	B 45%
	C 65%	D 35%
 Câu 9: Thành phần của máu gồm:
 	A. Huyết tương và các tế bào máu 	B. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
 	C. Huyết thanh và các tế bào máu 	D. Huyết tương và hồng cầu
 Câu 10: Xương có chứa hai thành phần hóa học là:
	A Cốt giao và chất hữu cơ	B Chất hữu cơ và chất vô cơ
	C Kali và Canxi	D Chất vô cơ và muối khoáng
 Câu 11: Nhóm máu có thể truyền được cho các nhóm máu khác là:
 	A. Nhóm máu A B. Nhóm máu B C. Nhóm máu O D. Nhóm máu AB 
 Câu 12: Cơ quan quan trọng nhất trong hệ hô hấp là: 
 	A. Khí quản B. Phế quản C. Phổi D. Mũi.
 Câu 13: Các chất nào sau đây không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa.
 	A. Protein B. Gluxit C. lipit D. Vitamin 
 Câu 14: Thời gian mỗi chu kì co giãn của tim kéo dài là:
	A 0,8 giây	B 0,4 giây
	C 0,1 giây	D 0,3 giây
 Câu 15: Máu mà trong huyết tương không chứa kháng thể thuộc nhóm:
	A Nhóm máu O	B Nhóm máu AB
	C Nhóm máu A	D Nhóm máu B
 Câu 16: Đặc điểm nào dưới đây được xem là đúng khi nói về cột sống của người:
	A Có 2 đoạn cong trước và 1 đoạn cong sau
	B Cong theo hình cung
	C Có 1 đoạn cong trước và 1 đoạn cong sau
	D Có dạng chữ S
 Câu 17: Tế bào thần kinh còn được gọi là:
	A Nơron	B Tổ chức thần kinh đệm
	C Sợi trục và sợi nhánh	D Thần kinh giao cảm
 Câu 18: Trong khoang miệng chất hữu cơ nào có trong thức ăn bị biến đổi về mặt hóa học?(0.5đ)
 	A. Protein 	 B. Tinh bột C. Lipit 	 D. Axit nucleic 
 Câu 19: Tế bào nào sao đây có vai trò trong sự đông máu?
	A Bạch cầu	B Hồng cầu	C Tiểu cầu	D Tế bào Limphô
 Câu 20: Một người chỉ có thể nhận máu người khác cùng nhóm mà không thể nhận máu khác nhóm. Là người có nhóm máu nào sao đây?
	A. Nhóm máu A	B. Nhóm máu B	C. Nhóm máu O	D. Nhóm máu AB
 Câu 21: Máu của vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ: 
	A Tâm thất trái	B Tâm thất phải	C Tâm nhĩ trái	D Tâm nhĩ phải
 Câu 22: Số chu kì tim trong một phút ở người bình thường là:
	A 75 chu kì	B 85 chu kì	C 65 chu kì	D 55 chu kì
 Câu 23: Khí nào dưới đây khi xâm nhập vào máu sẽ chiếm chổ oxi trong hồng cầu:	
	A SO2	B CO	C NO2 	D CO2 
 Câu 24: Loại enzim thực hiện tiêu hóa hóa học ở khoang miệng là:
	A Tripsin	B. Pepsin	C Pecsinôgen	D Amilaza
 Câu 25: Vitamin tan trong dầu được hấp thụ qua con đường nào sao đây?
	A Máu	B Bạch huyết	C Máu và bạch huyết	D Không hấp thu
Đáp án phần trắc nghiệm
1a 2b 3d 4d 5a 6c 7c 8a 9a 10b 11d 12c 13d 14a 15b 16d 17a
18 b 19c 20d 21a 22 a 23b 24d 25b
Tuần: 19 
Tiết 37
- Ngày soạn: 10/12/2012
- Ngày dạy: 21/12/2012
 	MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. Mục tiêu: (chuẩn kiến thức) 
1. Kiến thức: 
- HS trình bày được một số kiến thức cơ bản đã học trong 5 chương 
- Qua bài kiểm tra GV đánh giá trình độ nhận thức của hs 
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng, ghi nhớ kiến thức làm bài kiểm tra.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác, không gian lận trong thi cử kiểm tra.
II. Chuẩn bị.
- GV: đề kiểm tra 1 tiết, đáp án, biểu điểm. 
- HS: chuẩn bị kiến thức các phần đã học.
	+ Hình thức: Kết hợp TNKQ + Tự luận
	+ Áp dụng đối tượng đại trà
III. Tiến trình dạy học
	1/ Ổn định (1’)
	2/ Kiểm tra bài cũ 
	3/ Các hoạt động dạy học
IV.Thiết kế ma trận
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
 Cấp độ thấp
C.độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chương I: Khái Quát Về Cơ Thể Người
05 tiết
3. Cấu trúc không có trong tế bào chất
9. Hoạt động sống của tế bào
 Chương II: Vận Động
06 tiết
6. Xương phát triển được bề ngang
7. Loại chất khoáng chiếm chủ yếu trong xương là
13. Nguyên nhân gây mỏi cơ
15. Đặc điểm nào dưới đây được xem là đúng khi nói về cột sống của người
 Chương III: Tuần Hoàn
07 tiết
1. Trong máu thể tích của huyết tương chiếm tỉ lệ
2. Số chu kì tim trong một phút ở người bình thường
5. Một người chỉ có thể nhận máu người khác cùng nhóm mà không thể nhận máu khác nhóm
8. Máu của vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ
11. Thời gian mỗi chu kì co giãn của tim
12. Số chu kì tim trong một phút ở người bình thường
17. Nêu các tác nhân gây hại cho tim mạch? Theo em cần có biện pháp gì và rèn luyện như thế nào để bảo vệ tim và hệ mạch?
20. Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi.
Chương IV: Hô hấp
(04 tiết)
10. Khí nào dưới đây khi xâm nhập vào máu sẽ chiếm chổ oxi trong hồng cầu
19. Trình bày các cơ quan trong hệ hấp của người và nêu chức năng của chúng
ChươngV:Tiêu Hóa
(07 tiết)
4. Vitamin tan trong dầu được hấp thụ qua con đường
16. Các chất nào sau đây không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa
14. Loại enzim thực hiện tiêu hóa hóa học ở khoang miệng
18. Các chất trong thức ăn được phân nhóm như thế nào? Nêu đặc điểm của mỗi nhóm?
20 câu
12 câu.
Mỗi câu (0,25đ)
4 câu.
Mỗi câu (25đ)
2 câu.
Mỗi câu
(2đ)
2 câu
Mỗi câu ( 2đ , 1đ)
10 điểm (100%)
3 điểm
30%
4 điểm 
40%
3 điểm 30%
V. Đề kiểm tra
Trắc nghiệm: (4 điểm) Khoanh tròn câu đúng nhất, mỗi câu 0,25 điểm
Câu 1: Trong máu thể tích của huyết tương chiếm tỉ lệ:
	A 55%
	B 45%
	C 65%
	D 35%
Câu 2: Số chu kì tim trong một phút ở người bình thường là:
	A 65 chu kì	
	B 75 chu kì	
	C 55 chu kì
	D 85 chu kì	
Câu 3: Cấu trúc nào dưới đây không có trong tế bào chất?
	A Bộ máy Gôngi
	B Nhiễm sắc thể
	C Trung thể
	D Ti thể
Câu 4: Vitamin tan trong dầu được hấp thụ qua con đường nào sao đây?
	A Máu và bạch huyết
	B Máu	
	C Không hấp thu
	D Bạch huyết
Câu 5: Một người chỉ có thể nhận máu người khác cùng nhóm mà không thể nhận máu khác nhóm. Là người có nhóm máu nào sao đây?
	A Nhóm máu B	
	B Nhóm máu O
	C Nhóm máu AB
	D Nhóm máu A
Câu 6: Xương phát triển được bề ngang là do:
	A Tủy xương
	B Lớp màng xương
	C Khoang xương
	D Sụn đầu xương
Câu 7: Loại chất khoáng chiếm chủ yếu trong xương là:
	A Phôtpho 
	B Kali
	C Canxi 
	D Natri 
Câu 8: Máu của vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ: 
	A Tâm thất phải	
	B Tâm nhĩ trái	
	C Tâm thất trái
	D Tâm nhĩ phải
Câu 9: Hoạt động sống của tế bào thể hiện ở các giai đoạn nào sau đây?
	A Trao đổi chất, lớn lên, phân chia, cảm ứng 
	B Sinh trưởng và phát triển
	C Trao đổi chất 
	D Sinh sản và cảm ứng
Câu 10: Khí nào dưới đây khi xâm nhập vào máu sẽ chiếm chổ oxi trong hồng cầu?	
	A CO	
	B SO2	
	C NO2 	
	D CO2 
Câu 11: Thời gian mỗi chu kì co giãn của tim kéo dài là:
	A 0,8 giây
	B 0,4 giây
	C 0,3 giây
	D 0,1 giây
Câu 12: Số chu kì tim trong một phút ở người bình thường là:
	A 65 chu kì	
	B 75 chu kì	
	C 55 chu kì
	D 85 chu kì	
Câu 13: Nguyên nhân gây mỏi cơ là:
	A Do dinh dưỡng thiếu hụt 
	B Do lượng cacbonic quá cao
	C Lượng ôxi trong máu thiếu nên tích tụ lượng axít lăctic trong cơ
	D Lượng nhiệt sinh ra nhiều 
Câu 14: Loại enzim thực hiện tiêu hóa hóa học ở khoang miệng là:
	A Pepsin	
	B Tripsin	
	C Pecsinôgen	
	D Amilaza
Câu 15: Đặc điểm nào dưới đây được xem là đúng khi nói về cột sống của người?
	A Có 1 đoạn cong trước và 1 đoạn cong sau
	B Có 2 đoạn cong trước và 1 đoạn cong sau
	C Cong theo hình cung
	D Có dạng chữ S
Câu 16: Các chất nào sau đây không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa?
	A Prôtêin 
	B Gluxit 
	C lipit 
	D Vitamin 
II/ Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Nêu các tác nhân gây hại cho tim mạch? Theo em cần có biện pháp gì và rèn luyện như thế nào để bảo vệ tim và hệ mạch? (2 điểm)
Câu 2: Các chất trong thức ăn được phân nhóm như thế nào? Nêu đặc điểm của mỗi nhóm? (1,5 điểm)
Câu 3: Trình bày các cơ quan trong hệ hấp của người và nêu chức năng của chúng? (1,5 điểm)
Câu 4: Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi? (1 điểm)
________________________________________
Đáp án 
I/ Trắc nghiệm (4 điểm) mỗi câu đúng 0,5đ
	1. A	2. B	3. B	4. D	5. C	6. B	7.C	8. C	9. A	10. A	11. A	12. B	13. C	14. D	15. D	16. D	17. D	
II/ Tự luận (6 điểm)
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
1/ Nêu các tác nhân gây hại cho tim mạch? Theo em cần có biện pháp gì và rèn luyện như thế nào để bảo vệ tim và hệ mạch?
- Các tác nhân gây hại cho tim mạch: Có nhiều tác nhân bên ngoài và trong có hại cho tim mạch:
 + Khuyết tật tim, phổi xơ, sốc mạnh, mất máu nhiều, sốt cao, chất kích thích mạnh, thức ăn nhiều mở động vật.
 + Do luyện tập thể thao quá sức, một số vi rut, vi khuẩn
 - Biện pháp bảo vệ và rèn luyện tim mạch:
 + Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn, không sử dụng các chất kích thích, tạo cuộc sống tinh thần thoải mái, vui vẽ.
 + Cần kiểm tra sức khỏe định kì, tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch, hạn chế các thức ăn có hại cho tim mạch như mở đổng vật...
 - Các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch: Lựa chọn cho mình 1 hình thức rèn luyện cho phù hợp.
0,5
0,25
0,5
0,5
0,25
2/ Các chất trong thức ăn được phân nhóm như thế nào? Nêu đặc điểm của mỗi nhóm?
- Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo hóa học:
 + Các chất hữu cơ: gluxit, lipit, prôtêin, vitamin, axit nuclêic
 + Các chất vô cơ: Muối khoáng, nước
 - Căn cứ vào đặc điểm biến đổi qua hoạt động tiêu hóa
 + Các chất bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa: gluxit, lipit, prôtêin, axit nucleic
 + Các chất không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa: vitamin, mối khoáng, nước
 - Các tuyến tiêu hóa: Tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột, tuyến vị
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
3/ Trình bày các cơ quan trong hệ hấp của người và nêu chức năng của chúng?
Hệ hô hấp gồm các cơ quan ở đường dẫn khí và 2 lá phổi
 - Các cơ quan của đường dẫn khí: Mũi Õ Họng Õ thanh quản Õ khí quản Õ phế quản. Chức năng dẫn khí vào và ra; làm ẩm, làm ấm không khí
 - Hai lá phổi: Chức năng trao đổi khí giũa cơ thể và môi trường ngoài.
1
0,5
4/ Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?
Vì nhờ có thời gian nghỉ ngơi mà các cơ tim phục hồi khả năng làm việc. Nên tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi.
1
Tuần: 20 
Tiết 39
- Ngày soạn: 29/12/2012
- Ngày dạy: 03/01/2013
	HỌC KÌ II
 Bài 34: VITAMIN VÀ MUỐI KHOÁNG
 I/ Mục tiêu: (chuẩn kiến thức)
 1/ Kiến thức:
 - Trình bày được vai trò của Vitamin và muối khoáng .
 - Vận dụng hiểu biết về Vitamin và muối khoáng trong việc xây dựng khẩu phần ăn hợp lí và chế biến liên quan đến chức năng của chúng.
 2/ Kĩ năng:
 - Vận dụng hiểu biết về Vitamin và m khoáng trong việc x dựng khẩu phần ăn hợp lí và chế biến .
 - Phát triển kĩ năng tư duy phân tích
Kĩ năng sống:
- Kĩ năng chủ động ăn uống các chất cung cấp nhiều vitamin và muối khoáng
 - Kĩ năng xử lí và thu thập thông tin khi đọc SGK và tham khảo một số tài liệu để tìm hiểu vai trò nguồn cung cấp và cách phối hợp khẩu phần ăn hằng ngày đáp ứng nhu cầu vitamin và muối khoáng cho cơ thể.
 - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, trước tổ
 3/ Thái độ:
	Giáo dục ý thức vệ sinh thực phẩm. Biết cách phối hợp, chế biến thức ăn khoa học 
II/ Phương pháp:
 - Động não
 - Vấn đáp – tìm tòi
 - Trực quan
 - Thảo luận cặp đôi
 - Giải quyết vấn đề
 III/ Chuẩn bị:
 - Gv: Tranh ảnh một số nhóm thức ăn chứa Vitamin và muối khoáng . 
 - HS: Xem trước nội dung bài
 IV/ Tiến trình lên lớp:
 1/ Ổn định (1’)
 2/ Kiểm tra bài cũ (5’)
 (?) Thân nhiệt là gì? Ở người bình thường nhiệt độ cơ thể luôn ổn định ở mức độ là bao nhiêu?
 (?) Da giữ vai trò như thế nào trong sự điều hòa thân nhiệt?
 3/ Các hoạt động dạy học
 a/ Khám phá: 
 GV đưa thông tin lịch sử tìm ra Vitamin , giải thích ý nghĩa của từ Vitamin . 	
 b/ Kết nối: 
T gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
15’
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của Vitamin đối với đời sống.
- Gv:Vận dụng hiểu biết về Vitamin và trong việc xây dựng khẩu phần ăn hợp lí và chế biến thức ăn.
- Gv: Y/c hs nghiên cứu thông tin, thảo luận và hoàn thành bài tập
- Gv: Gợi ý các câu đúng của bài tập: 1, 3, 5, 6
- Gv: yêu cầu học sinh nghiên cứu tiếp thông tin trong bảng 34.1 và trả lời câu hỏi :
 (?) Em hiểu Vitamin là gì ?Viatamin có vai trò gì đối với cơ thể?
- Gv: Cần nhấn mạnh: Con người có thể lấy vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Từ đó liên hệ thực tế, để hs vận dụng vào cuộc sống.
 (?) Thực đơn trong bữa ăn cần được phối hợp như thế nào để cung cấp đủ Vitamin cho cơ thể ?
- Gv: Làm cho hs thấy được nguồn gốc của từng loại vitamin
 (?) Nếu cơ thể thiếu vitamin gây ra hậu quả như thế nào?
- Gv: Liên hệ: Thí dụ cơ thể thiếu vitamin D, A...Từ đó giáo dục hs
- Gv: Không lạm dụng nhiều vitamin ở dạng thuốc có thể gây bệnh nguy hiểm.
→ Thí dụ tiêm nhiều vitamin D sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa canxi của mô mềm, có thể dẫn đến tử vong.
I/ Vai trò của Vitamin đối với đời sống 
- HS: Tự thu thập thông tin và hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của gv
- HS: Tự thu thập thông tin trong bảng 34.1
- Vitamin là hợp chất hoá học đơn giản , là thành phần cấu trúc của nhiều Enzim. Đảm bảo sự hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể.
- Con người không tự tổng hợp được Vitamin mà phải lấy từ thức ăn. 
- Cần phối hợp cân đối các loại thức ăn để cung cấp đủ Vitamin cho cơ thể
- HS: Tự suy nghĩ trả lời
18’
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của muối khoáng đối với cơ thể 
- Gv: Vận dụng hiểu biết về muối khoáng trong việc xây dựng khẩu phần ăn hợp lí và chế biến thức ăn . 
- Gv: Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong bảng 34.2 và thảo luận câu hỏi : 
 (?) Vì sao nếu thiếu Vitamin D trẻ sẽ mắc bệnh còi xương ?
 (?) Vì sao nhà nước vận động sử dụng muối Iốt ? 
 (?) Trong khẩu phần ăn hằng ngày cần làm như thế nào để đủ Vitamin và muối khoáng?
- Gv: Liên hệ về cách sử dụng muối iôt (muối iôt dễ bay hơi ở nhiệt độ cao)
- Gv: Y/c hs tự rút ra kết luận:
(?) Vì sao cần bổ sung thức ăn giàu chất sắt cho các bà mẹ khi mang thai?
 → Vì chất sắt cần cho sự tạo hồng cầu và tham gia quá trình chuyển hóa. Vì vậy bà mẹ mang thai cần được bổ sung chất sắt để thai phát triển tốt, bà mẹ khỏe mạnh.
 II/ Vai trò của muối khoáng đối với cơ thể: 
- HS: Tự thu thập thông tin trong bảng 34.2
- HS: Thiếu Vitamin D : → Trẻ em còi xương vì : Cơ thể chỉ hấp thụ Canxi khi có mặt Vitamin D
- HS: Cần sử dụng muối Iốt để phòng tránh bệnh bướu cổ.
 - HS: Bằng cách phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn hằng ngày.
Kết luận:
 - Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào , tham gia vào nhiều hệ Enzim đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng .
 - Khẩu phần ăn cần:
 + Phối hợp nhiều loại thức ăn (động vật và thực vật )
 + Sử dụng muối Iốt hằng ngày 
 + Chế biến thức ăn hợp lí để chống mất Vitamin 
Trẻ em nên tăng cường muối Canxi . 
5’
Hoạt động 3: Củng cố và tóm tắt bài
- Vitamin và muối khoáng có vai trò gì đối với hoạt động sinh lí của cơ thể?
- Kể tên một vài loại vitamin và cho biết vai trò?
- Vì sao nói thiếu vitamin D trẽ em sẽ mắc bệnh còi xương?
- Vì sao nhà nước vận động nhân dân sử dụng muối iôt?
- Chúng ta cần phải làm gì để cơ thể cung cấp đầy đủ vitamin và muối khoáng?
- Vì sao cần bổ sung chất sắt cho các bà mẹ khi mang thai?
1’
Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
- Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 106
- Xem trước nội dung bài 36.
Tuần: 20 
Tiết 40
- Ngày soạn: 04/01/2013
- Ngày dạy: 08/02/2013
 Bài 38: TIÊU CHUẨN ĂNG UỐNG – NGUYÊN TẮC
	 LẬP KHẨU PHẦN
 I/ Mục tiêu: (chuẩn kiến thức)
 1/ Kiến thức:
 - Nêu được nguyên nhân của sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở những đối tượng khác nhau
 - Trình bày được nguyên tắc lập khẩu phần đảm bảo đủ chất và lượng
 2/ Kĩ năng:
 - Hoạt động nhóm
 - Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thứvào cuộc sống
Kĩ năng sống:
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK
 - Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực
 - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, trước tổ
 - Kĩ năng xác định giá trị: Cần cung cấp hợp lí và đu chất dinh dưỡng để có một cơ thể khỏe mạnh
 3/ Thái độ:
	Giáo dục ý thức tiết kiệm, nâng cao chất lượng cuộc sống
 II/ Phương pháp:
 - Động não
 - Vấn đáp – tìm tòi
 - Dạy học theo nhóm
 - Giải quyết vấn đề
 III/ Chuẩn bị:
 - Gv: Bảng phụ lục giá trị dinh dưỡng
 - HS: Xem trức bài
 IV/ Tiến trình lên lớp:
 1/ Ổn định (1’)
 2/ Kiểm tra bài cũ (5’)
 (?) Trình bày vai trò của vitamin và muối khoáng đối với cơ thế?
 (?) Vì sao nói thiếu vitamin D trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương?
 3/ Các hoạt động dạy học
	a/ Khám phá: 
	Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể hằng ngày theo các tiêu chuẩn qui định. Gọi là tiêu chuẩn ăn uống. Vậy dựa trên cơ sở khoa học nào để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí? Đó là điều chúng ta cân tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay.
	b/ Kết nối: 
T gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
17’
Hoạt động 1:Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
Gv: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin ở hoạt động 1 và đọc bảng: “ Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam “ ( trang 120 ) Trả lời câu hỏi :
(?) Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em người trưởng thành, người già khác nhau như thế nào?
- Gv: Liên hệ thực tế v/v hoạt động, lao động giữa người trưởng thành, trẻ em và người già
(?) Vì sao trẻ em bị suy dinh dưỡng ở những nước đang phát triển chiếm tỉ lệ cao?
- Gv: Liên hệ ở một số nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
(?) Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào?
(?) Tại sao người mới khỏi bệnh, lại cần nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người bình thường 
- Gv: Người có kích thước lớn thì nhu cầu dinh dưỡng cao hơn (hình thức lao động)
- Gv: Lấy thí dụ và liên hệ thức tế để hs thấy được nhu cầu dinh dưỡng của mỗi cơ thể khác nhau, y/c hs tự rút ra kết luận:
I/ Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể 
- HS: Tự thu thập thông tin trong SGK
- HS: Nêu được
 + Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ em cao hơn người trưởng thành, đặc biệt là protein (đạm). Vì cần được tích lũy cho cơ thể phát triển
 + Ở người già nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn. Vì sự vận động cơ thể 

File đính kèm:

  • docGiao an sinh hoc 8.doc