Giáo án Sinh học 6 - Tiết 39, Bài 31: Thụ tinh, kết hạt và tạo quả - Năm học 2015-2016 - Lương Thị Oanh

Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh(5p)

GV chiếu hình câm 31, yêu cầu học sinh đọc tên các ghi chú có trong hình

- GV chiếu kết quả và các bộ phận trên tranh vẽ

-GV cho học sinh xem video về hiện tượng nảy mầm của hạt phấn

- GV yêu cầu học sinh đọc kĩ thông tin SGK, thảo luận nhóm(2p) trả lời các câu hỏi sau :

? Khi hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy, mỗi hạt phấn có hiện tượng gì ?

? Các tế bào sinh dục đực được chuyển đến đâu ?

? Ống phấn xuyên qua những phần nào của nhụy để tiếp xúc với noãn ?

GV : yêu cầu các nhóm nhận xét chéo, bổ sung

- GV : nhận xét và bổ sung

GV Yêu cầu học sinh chốt lại kiến thức bằng sơ đồ về hiện tượng nảy mầm của hạt phấn

GV : Có các cụm từ : Hạt phấn(ở đầu nhụy). Hút chất nhầy, nảy mầm. Ống phấn(chứa TBSD đực). Xuyên qua đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy. Noãn(chứa TBSD cái)

Kiểm chứng kết quả bằng cách xây dựng phương án thuyết trình sinh động

Hoạt động nhóm(2p)

Em hãy đóng vai hạt phấn rồi thuyết trình hiện tượng nảy mầm của hạt phấn trên tranh vẽ

 

doc8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Tiết 39, Bài 31: Thụ tinh, kết hạt và tạo quả - Năm học 2015-2016 - Lương Thị Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 01-01-2016
Ngày dạy : 06-01-2016
Giáo viên : Lương Thị Oanh
Đơn vị : Trường THCS Ngọc Mỹ
TIẾT 39 – BÀI 31 : THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Kiến thức :
Học sinh trình bày được hiện tượng nảy mầm của hạt phấn
Học sinh trình bày được khái niệm thụ tinh, phân biệt được hiện tượng thụ phấn với hiện tượng thụ tinh, thấy được mối quan hệ giữa thụ phấn với thụ tinh.
Học sinh nhận biết được dấu hiệu của sinh sản hữu tính, là hình thức sinh sản có hiện tượng thụ tinh.
Học sinh trình bày được sự kết hạt và tạo quả
Kĩ năng:
Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát tranh ảnh, mô hình để nhận biết các bộ phận
Rèn kĩ năng trình bày các hiện tượng trên mô hình, tranh ảnh
Kĩ năng thuyết trình, kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ.
Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế
Thái độ :
Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh, bảo vệ quả và hạt
Yêu khoa học, khám phá các thành tựu giống cây trồng
Năng lực: Qua bài học, hình thành cho học sinh các năng lực sau
Năng lực tự học
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Năng lực giao tiếp
Năng lực hợp tác
Năng lực thuyết trình
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
II/ CHUẨN BỊ :
HS : Xem lại các bài đã học : Cấu tạo và chức năng của hoa, khái niệm hiện tượng thụ phấn, sinh sản sinh dưỡng...Tìm hiểu trước bài mới, dự đoán quá trình nảy mầm của hạt phấn, khái niệm hiện tượng thụ tinh, kết quả và tạo hạt...
GV : Máy chiếu, phiếu học tập, giáo án...
III/ PHƯƠNG PHÁP:
Áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột(phần 3 và 1 phần ở phần 1)
Quan sát tranh ảnh, mô hình
Hoạt động nhóm, thảo luận
Thuyết trình sản phẩm của nhóm
Hỏi đáp
Trò chơi
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ (3 p): Thụ phấn là gì ?Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gì ?
Bài mới (2p) : Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
 Em hãy dự đoán cho cô tiếp theo thụ phấn là hiện tượng gì ?
à GV giới thiệu và ghi bài : Tiết 39
Hoạt động 1 : Tìm hiểu hiện tượng nảy mầm của hạt phấn (15p) gồm các hoạt động :
Quan sát hình 31- 103SGK , nhận biết các bộ phận
Quan sát video hiện tượng nảy mầm của hạt phấn
Nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
Đóng vai hạt phấn rồi thuyết trình hiện tượng nảy mầm của hạt phấn trên tranh vẽ.(tích hợp kiến thức văn học, rèn kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ, kĩ năng thuyết trình...cho học sinh)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh(5p)
GV chiếu hình câm 31, yêu cầu học sinh đọc tên các ghi chú có trong hình
- GV chiếu kết quả và các bộ phận trên tranh vẽ
-GV cho học sinh xem video về hiện tượng nảy mầm của hạt phấn
- GV yêu cầu học sinh đọc kĩ thông tin SGK, thảo luận nhóm(2p) trả lời các câu hỏi sau :
? Khi hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy, mỗi hạt phấn có hiện tượng gì ?
? Các tế bào sinh dục đực được chuyển đến đâu ?
? Ống phấn xuyên qua những phần nào của nhụy để tiếp xúc với noãn ?
GV : yêu cầu các nhóm nhận xét chéo, bổ sung
GV : nhận xét và bổ sung
GV Yêu cầu học sinh chốt lại kiến thức bằng sơ đồ về hiện tượng nảy mầm của hạt phấn
GV : Có các cụm từ : Hạt phấn(ở đầu nhụy). Hút chất nhầy, nảy mầm. Ống phấn(chứa TBSD đực). Xuyên qua đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy. Noãn(chứa TBSD cái)
Kiểm chứng kết quả bằng cách xây dựng phương án thuyết trình sinh động
Hoạt động nhóm(2p)
Em hãy đóng vai hạt phấn rồi thuyết trình hiện tượng nảy mầm của hạt phấn trên tranh vẽ
Thuyết trình sản phẩm
GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày bài thuyết trình trên tranh vẽ
GV : Nhận xét bài thuyết trình của các nhóm theo 3 mặt :
+ Mặt kiến thức
+ Mặt sử dụng ngôn ngữ
+Mặt diễn đạt
GV : Tuyên dương những nhóm trình bày tốt, động viên những nhóm trình bày chưa tốt.
(Nếu hs làm chưa tốt, gv có thể uốn nắn hoặc thuyết trình mẫu cho các em)
HS : dựa vào SGK, đọc tên và nhận biết các bộ phận có trong hình : Quá trình thụ phấn và thụ tinh
- HS xem video về hiện tượng nảy mầm của hạt phấn
HS nghiên cứu thông tin SGK, hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
HS : Mỗi hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy, trương lên và nảy mầm thành ống phấn
HS : Các tế bào sinh dục đực được chuyển đến phần đầu của ống phấn
HS : Ống phấn xuyên qua đầu nhụy, vòi nhụy vào trong bầu nhụy để tiếp xúc với noãn.
HS : Các nhóm nhận xét chéo
HS: đại diện học sinh lên dán tranh hoàn thành sơ đồ.
- HS tự chốt kiến thức vào vở.
- HS thảo luận thống nhất bài thuyết trình
HS : đại diện nhóm lên thuyết trình sản phẩm “ cuộc hành trình của hạt phấn” 
Tiểu kết : 1. Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn
Hạt phấn(ở đầu nhụy)hút chất nhầy trương lên nảy mầm thành ống phấn. Ống phấn xuyên qua đầu nhụy, vòi nhụy vào trong bầu tiếp xúc với noãn.
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự thụ tinh và sinh sản hữu tính
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV : Yêu cầu học sinh tiếp tục quan sát hình 31 và nghiên cứu thông tin ở mục 2 SGK
GV giới thiệu quá trình TBSD đực + TBSD cái à Hợp tử. Là quá trình thụ tinh xảy ra tại noãn
GV : Yêu cầu học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi sau :
Sau khi thụ phấn đến lúc thụ tinh có những hiện tượng gì xảy ra ?
Thụ tinh là gì ?
GV : chiếu kết quả
GV: tế bào sinh dục đực của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn để tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử.--> Bắt đầu của một sự sống mới, một cơ thể mới mà trong quá trình phát triển tiếp theo cơ thể mới này chính là cây được mọc lên từ hạt.
GV yêu cầu học lên dán tranh lựa chọn các cụm từ biểu diễn đúng sơ đồ quá trình thụ tinh
GV : Giới thiệu : thực ra ở cây có hoa có hiện tượng thụ tinh kép, ta sẽ được học ở lớp trên. Và sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính.
GV : Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là hình thức sinh sản hữu tính
Dấu hiệu nhận biết sinh sản hữu tính là sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.(hay nó cách khác là hình thức sinh sản có hiện tượng thụ tinh): GV : Yêu cầu học sinh so sánh 2 hình thức sinh sản : Sinh sản hữu tính và sinh sản sinh dưỡng
GV : chốt lại
Sinh sản sinh dưỡng : không có sự thụ tinh và tạo hợp tử. Cây mới được mọc ra từ 1 phần của cơ quan sinh dưỡng(rễ, thân, lá..)
Sinh sản hữu tính : Có sự thụ tinh và tạo hợp tử. Cây mới được tạo ra từ cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt...)
GV : Em hãy dự đoán trong 2 hình thức sinh sản thì hình thức nào tiến hóa hơn ?
 GV: Nhận xét và chốt lại
Học sinh quan sát hình, đọc thông tin
- HS : trả lời
HS : Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) của noãn để tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử.
HS : Lên bảng dán tranh biểu diễn sơ đồ thụ tinh:
- Thụ tinh :
TBSD đực + TBSD cái à Hợp tử
- Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính
- HS : so sánh sự khác nhau
Tiểu kết : 2. Thụ tinh
Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) của noãn để tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử.
Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu sự kết hạt và tạo quả
Áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột(8à10 phút)
Đưa ra tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh, học sinh đưa ra các dự đoán
Thiết kế các phương án thực nghiệm để chứng minh dự đoán
Hoạt động nhóm làm các thí nghiệm kiểm chứng
Báo cáo kết quả và rút ra kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
GV : Quả và hạt được hình thành như thế nào ?
Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh, học sinh đưa ra các dự đoán
Em hãy dự đoán :
Hạt nằm ở đâu ?
Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành ?
Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành ?
Trong hạt có những bộ phận nào ?
GV: ghi các dự đoán của học sinh lên bảng
Thiết kế các phương án thực nghiệm để chứng minh dự đoán
Để kiểm tra dự đoán của mình cô có các quả : quả cà chua. quả đậu
Em hãy thiết kế cho cô giáo 1 cách làm để kiểm tra các dự đoán ?
GV thống nhất cách làm :
Lấy dao cắt đôi quả cà chua, quan sát hạt 
Tách đôi quả đậu, quan sát hạt. Lấy 1 hạt tách đôi hạt, quan sát xem trong hạt có gì ?
Điền kết quả vào phiếu học tập
Hoạt động nhóm làm các thí nghiệm kiểm chứng: 5p
GV cho học sinh hoạt động nhóm làm thí nghiệm cắt ngang quả cà chua và bóc hạt đậu
GV : cho học sinh kiểm chứng kết quả từ các dự đoán ban đầu.
Báo cáo kết quả và rút ra kiến thức
Vậy các bộ phận của hạt được tạo thành từ những bộ phận nào của noãn ?
Chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ (.....) 
Cụm từ lựa chọn : (Quả, vỏ hạt, phôi, hạt chứa phôi)
Sau khi thụ tinh :
 Hợp tử phát triển thành........................
 Noãn phát triển thành .........................
 Vỏ noãn phát triển thành ....................
 Bầu nhụy phát triển thành ...................
GV chiếu kết quả sơ đồ của học sinh, nhận xét bổ sung, chốt kiến thức
sau khi noãn thụ tinh
Hợp tử à ................
Noãn à ...................
Vỏ noãn à ..................
Phần còn lại của noãn à .................
Bầu nhụy à .....................
GV : bổ sung : các phần còn lại của noãn à chất dự trữ cho hạt.
GV chiếu lại sơ đồ, yêu cầu học sinh trả lời 3 câu hỏi của bài 
?Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành ?
? Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành những bộ phận nào của hạt ?
? Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành? Quả có vai trò gì ?
GV :
Để biết được số lượng hạt sau khi thụ tinh và các bộ phận còn lại của hoa, mời các em xem 1 đoạn video
? trong đoạn video, có mấy noãn được thụ tinh và hình thành nên mấy hạt ?
GV : Mỗi noãn đã được thụ tinh sẽ hình thành 1 hạt, Như vậy có bao nhiêu noãn được thụ tinh sẽ hình thành bấy nhiêu hạt.
VD : 1 quả đậu có 7 hạt thì có 7 noãn được thụ tinh(hạt chắc là hạt được thụ tinh, hạt lép là không được thụ tinh)
? Thế còn các bộ phận khác của hoa như cánh hoa, lá đài...đâu rồi ?
GV
Yêu cầu học sinh qua sát những quả đã mang đến lớp(cà chua, chuối, bắp ngô...), tìm ra dấu tích 1 số bộ phận của hoa và cho biết tên các bộ phận đó
Ví dụ : quả cà chua, quả hồng: còn lá đài
Quả chuối: còn đầu nhụy, vòi nhụy
HS 
HS : các nhóm thảo luận đưa ra các dự đoán.
HS : đưa ra các phương án thiết kế thí nghiệm.
HS : hoạt động nhóm làm thí nghiệm cắt cà chua, bóc tách quả và hạt đậu rồi ghi kết quả vào phiếu học tập.
HS : trình bày bằng cách hoàn thiện sơ đồ: chọn các cụm từ phù hợp biểu diễn sự kết quả và tạo hạt.
Hợp tử à phôi
Noãn à hạt chứa phôi
Vỏ noãn à Vỏ hạt
Bầu nhụy à quả chứa hạt
HS : đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận bằng cách dán sơ đồ
HS : Tự ghi nhận kiến thức vào vở theo sơ đồ :
Sau khi thụ tinh :
Hợp tử à phôi
Noãn à hạt chứa phôi
Vỏ noãn à vỏ hạt 
Bầu nhụy à quả chứa hạt 
HS : trả lời
HS : xem vi deo
HS : có 4 noãn được thụ tinh và hình thành nên 4 hạt
HS : héo dần và rụng đi
HS : quan sát, tìm và trả lời
Tiểu kết : 3. Kết hạt và tạo quả
Sau khi thụ tinh:
 Hợp tử à phôi
Noãn à hạt chứa phôi
Vỏ noãn à vỏ hạt 
Bầu nhụy à quả chứa hạt 
Hoạt động 4 : Củng cố - trò chơi
(Kiến thức có liên môn với môn công nghệ trong việc vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc cây , bảo vệ quả hạt...)
Gv giới thiệu nội dung trò chơi và luật chơi
Trò chơi mang tên : HÀNH TRÌNH TÌM NOÃN gồm 3 phần :
Khởi động (hạt phấn nảy mầm)
Vượt chướng ngại vật (xuyên vòi nhụy)
Về đích (gặp noãn)
Luật chơi : Lớp chia làm 2 đội, với mỗi phần, mỗi đội sẽ trả lời 1 câu hỏi.Mỗi câu có 15 giây suy nghĩ. Điểm tối đa cho mỗi câu hỏi là 10 điểm. Nếu đội không trả lời được thì sẽ dành quyền trả lời cho đội còn lại. Với câu hỏi khó tùy câu trả lời mà được điểm tối đa hay không.
GV : cử 1 hs làm thư kí ghi kết quả của 2 đội.
Khởi động
Đội 1 : chọn các cụm từ điền vào chỗ trống thay các số( 1,2,3...) để hoàn thành sơ đồ : Thụ phấn và thụ tinh
Đội 2 : chọn các cụm từ điền vào chỗ trống thay các số( 1,2,3...) để hoàn thành sơ đồ : Kết hạt và tạo quả.
Vượt chướng ngại vật
Đội 1 : Quan sát hình và cho biết đây là quả gì ? có mấy noãn được thụ tinh ? vì sao em biết điều đó?
Đội 2 : Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, trước khi ăn hoa quả em cần làm gì ?
Về đích
Đội 1 : Nam nói với Hà : Nếu không có hiện tượng thụ phấn sẽ không có hiện tượng thụ tinh. Theo em, bạn Nam nói đúng hay sai ? Từ thụ phấn đến lúc thụ tinh phải có hiện tượng nào xảy ra ?
Đội 2 : Bố bạn Hà trồng cam theo 2 cách : 
Cách 1 : Lấy hạt đem gieo
Cách 2 : Chiết cành
Em hãy cho biết cách trồng nào là sinh sản hữu tính? Cách trồng nào là hình thức sinh sản sinh dưỡng ?
V . Củng cố- dặn dò- hướng dẫn về nhà
- Nhận xét đánh giá phần chơi của 2 đội. Đội nào chiến thắng. Nhận xét động viên, khích lệ học sinh
- GV nhắc lại kiến thức toàn bài bằng sơ đồ tư duy
- Yêu cầu học sinh về nhà học bài, đọc trước bài mới, dặn dò học sinh chuẩn bị các loại quả : chanh, cà chua, táo ta, đậu hà lan, đu đủ.....

File đính kèm:

  • docBai_31_Thu_tinh_ket_qua_va_tao_hat.doc
Giáo án liên quan