Giáo án Sinh học 7 - Tiết 1, Bài 1: Thế giới động vật đa dạng phong phú
- GV Y/c HS đọc chú thích H1.3 và quan sát H1.4.
- Động vật có thể sống ở những môi trường nào?
- GV Y/c HS thực hiện lệnh:
+ Kể tên các động vật sống:
. Ở môi trường nước.
. Ở trên cạn.
. Ở trên không.
+ Đặc điểm nào giúp chim cánh cụt thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực?
+ Nguyên nhân nào khiến động vật vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động vật vùng ôn đới và Nam Cực?
+ Động vật nước ta đa dạng, phong phú không? Vì sao?
-
Tuần: 01 Ngày soạn: Tiết: 01 Ngày dạy: SS: Lớp 7a1 7a2:: MỞ ĐẦU BÀI 1: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG PHONG PHÚ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế giới động vật đa dạng và phong phú( về loài, kích thước, về số lượng cá thể và môi trường sống). - Xác định được nước ta được thiên nhiên ưu đãi, nên có được một thế giới động vật đa dạng và phong phú. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nhận biết các động vật qua các hình vẽ và liên hệ thực tế. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ động vật bằng cách giữ vệ sinh môi trường và bảo vệ môi trường sống của chúng. II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: - Kĩ năng tìm kiếm thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu thế giới động vật đa dạng phong phú. - Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm. - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp, tổ. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP –KỸ THUẬT DẠY HỌC: - Động não, vấn đáp, tìm tòi, trực quan. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Bảng phụ V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn dịnh tổ chức: 1p Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Không. 3. Khám phá: 1p như chúng ta đã biết thế giới động vật đa dạng và phong phú ? 4. Kết nối: Hoạt động 1. I: Đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể.(15P) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV: Y/c HS đọc thông tin và quan sát kênh hình 1.1,2. - Qua thông tin và kênh hình hãy rút ra nhận xét về thế giới động vật? - GV: Y/c HS thực hiện lệnh. + Hãy kể tên các loài động vật được thu nhập khi: Kéo một mẻ lưới trên biển. Tát một ao cá. Đơm đó qua một đêm ở đầm, hồ. + Hãy kể tên các động vật tham gia vào bản giao hưởng trong đêm hè ở đồng quê. - GV Y/c HS đọc tiếp thông tin tiếp theo. - Gà nhà khác gà rừng ở chỗ nào? Vì sao lại có sự khác nhau như vậy? - Hãy rút ra kết luận về các loài động vật. - HS đọc thông tin và quan sát kênh hình 1.1,2. - Đa dạng về loài và phong phú về số lượng. HS: Có: cua, cá, mực,... cá trắm đen, trắm cỏ, cá rô, tôm cua,cá diếc, niềng niễng,... Cá rô, cá chép,... + Ếch nhái, ngóe, ểnh ương, nhái bầu,..., dê, cào cào châu chấu,... - Gà nhà to, đẹp hơn nhưng sức sống kém hơn. Do con người đã thuần hóa. Tiểu Kết : Thế giới động vật xung quanh ta rất đa dạng và phong phú. Chúng đa dạng về số loài, kích thước cơ thể, lối sống, môi trường sống. Hoạt động 2. II: Đa dạng về môi trường sống (15P). - GV Y/c HS đọc chú thích H1.3 và quan sát H1.4. - Động vật có thể sống ở những môi trường nào? - GV Y/c HS thực hiện lệnh: + Kể tên các động vật sống: . Ở môi trường nước. . Ở trên cạn. . Ở trên không. + Đặc điểm nào giúp chim cánh cụt thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực? + Nguyên nhân nào khiến động vật vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động vật vùng ôn đới và Nam Cực? + Động vật nước ta đa dạng, phong phú không? Vì sao? - GV bổ sung nếu cần. - Nhờ đâu động vật có thể sống ở khắp mọi nơi? -HS : Đọc chú thích H1.3 và quan sát H1.4. - Trên không, trên cạn và dưới nước. . Cá chình, cá nhà táng, ốc cánh, bạch tuộc, sứa, mực, cá chình mào, sứa lược, cá răng nhọn, cá bụng to, sứa ống, da gai. . Hươu, báo gấm, báo mèo, hươu xám, vượn, con Lâm, thỏ. . Ngỗng trồi, quạ, kền kên, bướm, ong. - Có bộ lông rậm, lớp mỡ dưới da dày, sống tập trung thành đàn rất đông và có tập tính chăm sóc con non chu đáo. + Do có khí hậu ấm áp, độ ẩm tương đối ổn định, thức ăn phong phú, môi trường sống đa dạng. + ĐV nước ta rất đa dạng và phong phú vì: nước ta nằm ở vùng nhiệt đới, khí hậu áp áp, độ ẩm tương đối ổn định thích hợp với sự sống của đa số các loài sinh vật, thức ăn phong phú, môi trường sống da dạng. Mặt khác tài nguyên rừng và biển nước ta chiếm một tỉ lệ lớn so với diện tích lãnh thổ. - Nhờ sự thích nghi cao với điều kiện sống. Tiểu kết: Nhờ sự thích nghi cao với điều kiện sống, động vật phân bố khắp các môi trường như: nước mặn, nước ngọt, nước lợ, trên cạn, trên không và kể cả ở vùng cực băng giá quanh năm. 5. Thực hành – luyện tập: 7p -Làm bài tập 1. sgk. 6. Vận dụng: 1p -Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng và phong phú? *Rút kinh nghiệm :.................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ..................................................................................................................................
File đính kèm:
- Bai_1_The_gioi_dong_vat_da_dang_phong_phu.doc