Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Ôn lại, hệ thống lại các kiến thức đã học từ đầu đến chương 3.

2. Kỹ năng: - Kỹ năng trả lời các câu hỏi, bài tập.

3. Thái độ: - Hứng thú học tập, xây dựng bài.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống .

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: Câu hỏi ôn tập ở các bài và câu hỏi thêm.

2. Học sinh: Chuẩn bị kiến thức.

III. Chuỗi các hoạt động học:

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Tiết 17
Bài 17: MỘT SỐ GIUN ĐỐT KHÁC
Ngày soạn: 29/10/2018
Ngày dạy: 31/10/2018
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mở rộng hiểu biết về các giun đốt từ đó thấy được tính đa dạng của ngành này. Hiểu được vai trò của giun đốt ( nhất là giun đất trong việc cải tạo đất nông nghiệp ).
2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức. KN phân tích, đối chiếu, khái quát để phân biệt được đại diện của ngành Giun đốt. KN tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh hình để tìm hiểu về môi trường sống và lối sống của từng đại diện giun đốt. KN hợp tác, lắng nghe tích cực. KN ứng xử / giao tiếp trong khi thảo luận
3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ động vật.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Tranh: Giun đỏ, Đỉa và Rươi. Bảng phụ
2. Học sinh: Chuẩn bị kiến thức.
III. Chuỗi các hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nêu cách di chuyển và cấu tạo ngoài của giun đất?
Phân tích cấu tạo trong của giun đất?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trả lời và nêu lên các vấn đề liên quan đến bài học.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Một số giun đốt thường gặp	 
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV cho HS quan sát tranh hình vẽ giun đỏ, rươi, róm biển.
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trang 59, trao đổi nhóm hoàn thành bảng 1.
- GV kẻ sẵn bảng 1 vào bảng phụ để HS chữa bài.
- GV gọi nhiều nhóm lên chữa bài.
- GV ghi ý kiến bổ sung của từng nội dung để HS tiện theo dõi.
- GV thông báo các nội dung đúng và cho HS theo dõi bảng 1 chuẩn kiến thức.
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận về sự đa dạng của giun đốt về số loài, lối sống, môi trường sống.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
II. Vai trò giun đốt
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập trong SGK trang 61.
+ Làm thức ăn cho người...
+ Làm thức ăn cho động vật...
- GV hỏi: Giun đốt có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống con người ? 
-> từ đó rút ra kết luận.
? Em đã làm gì góp phần bảo vệ ĐV nói chung và giun đốt nói riêng?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
I. Một số giun đốt thường gặp	
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Cá nhân HS tự quan sát tranh hình, đọc thông tin SGK, ghi nhớ kiến thức, trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến và hoàn thành nội dung bảng 1.
- Yêu cầu:
+ Chỉ ra được lối sống của các đại diện giun đốt.
+ 1 số cấu tạo phù hợp với lối sống.
- Đại diện các nhóm lên bảng ghi kết quả ở từng nội dung.
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- HS theo dõi và tự sửa chữa nếu cần.
- HS rút ra kết luận.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau.
II. Vai trò giun đốt
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Cá nhân tự hoàn thành bài tập.
Yêu cầu: Chọn đúng loài giun đốt. 
- Đại diện một nhóm HS trình bày -> HS khác bổ sung.
- HS liên hệ
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
I. Một số giun đốt thường gặp	
- Giun đốt có nhiều loài: vắt, đỉa, róm biển, giun đỏ.
- Sống ở các môi trường: đất ẩm, nước, lá cây.
- Giun đốt có thể sống tự do, định cư hay chui rúc.
II. Vai trò giun đốt
- Lợi ích: Làm thức ăn cho người và động vật, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ.
- Tác hại: Hút máu người và động vật, gây bệnh. 
Bảng 1: Đa dạng của ngành giun đốt
STT
 Đa dạng
Đại diện
Môi trường sống
Lối sống
1
Giun đất
- Đất ẩm
- Chui rúc.
2
Đỉa
- Nước ngọt, mặn, nước lợ.
- Kí sinh ngoài.
3
Rươi
- Nước lợ.
- Tự do.
4
Giun đỏ
- Nước ngọt.
- Định cư.
5
Vắt
- Đất, lá cây.
- Tự do.
6
Róm biển
- Nước mặn.
- Tự do.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Kể tên 1 số Giun đốt thường gặp? 
+ Vai trò của giun đốt ?
- Trả lời câu hỏi SGK
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Đọc ghi nhớ.
Trả lời các câu hỏi
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Học bài, chuẩn bị bài mới. Đọc bài 19. Mỗi bàn 1 con trai sông, vỏ trai sông.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Ghi nhiệm vụ ở nhà và mở rộng liên hệ bài học.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Trả lời câu hỏi thêm trong sách BT.
Tuần 9 
Tiết 18
ÔN TẬP
Ngày soạn:29/10/2018
Ngày dạy: 01/11/2018
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Ôn lại, hệ thống lại các kiến thức đã học từ đầu đến chương 3.
2. Kỹ năng: - Kỹ năng trả lời các câu hỏi, bài tập.
3. Thái độ: - Hứng thú học tập, xây dựng bài.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Câu hỏi ôn tập ở các bài và câu hỏi thêm.
2. Học sinh: Chuẩn bị kiến thức.
III. Chuỗi các hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Hãy kể các đại diện của ngành ĐVNS, ngành ruột khoang, các ngành giun?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trả lời và vẽ sơ đồ tiến hóa các ĐV đã học.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Phần trắc nghiệm khách quan 
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Cho HS làm
-Điểm nào sau đây là giống nhau giữa động vật và thực vật?
Cơ thể sống có cấu tạo từ tế bào
Dị dưỡng
Tự dưỡng
Di chuyển
-Động vật khác thực vật ở điểm nào?
Có cấu tạo tế bào
Có thần kinh và giác quan
Di chuyển được
Tự dưỡng
Có thành xenlulo
-Nhóm động vật nào thuộc ngành động vật không xương sống?
Ong, bướm, ruồi, muỗi
Rắn, ếch, nhái,cá
Mối, mọt, muỗi, rắn
Giun đất, châu chấu, cá
-Trùng sốt rét có kích thước
Lớn hơn hồng cầu
Bằng tiểu cầu
Bằng bạch cầu
Nhỏ hơn hồng cầu
-Trùng roi xanh có đặc điểm
Có roi
Có thành xenlulo
Có chân giả
Có diệp lục
-Trùng kiết lị kí sinh chủ yếu trong cơ thể người ở
Gan
Thận
Tim
Ruột
-Amip thuộc loại trùng nào?
Trùng roi
Trùng đế giày
Trùng lỗ
Trùng biến hình
-Đại diện thuộc ngành giun dẹp là:
Sán lá gan, sán lá máu, sán bã trầu, sán dây, sán lông.
Giun đũa, giun kim, giun chỉ, giun móc, giun tóc, giun rễ lúa
Giun đất, rươi, giun đỏ, đĩa, giun móc, giun tóc, giun rễ lúa
Sán bã trầu, sán dây, sán lông, giun móc, giun tóc, giun rễ lúa
-Đại diện thuộc ngành giun tròn là:
Sán lá gan, sán lá máu, sán bã trầu, sán dây, sán lông.
Giun đũa, giun kim, giun chỉ, giun móc, giun tóc, giun rễ lúa
Giun đất, rươi, giun đỏ, đĩa, giun móc, giun tóc, giun rễ lúa
Sán lá gan, sán lá máu, giun đũa, giun kim.
-Đại diện thuộc ngành giun đốt là: 
Sán lá gan, sán lá máu, sán bã trầu, sán dây, sán lông.
Giun đũa, giun kim, giun chỉ, giun móc, giun tóc, giun rễ lúa
Giun đất, rươi, giun đỏ, đĩa.
Giun đất, rươi, giun đỏ, đĩa, sán bã trầu, sán dây, sán lông.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
II. Câu hỏi tự luận
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Câu 1: Thế giới động vật đa dạng và phong phú như thế nào? Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật đa dạng và phong phú mãi mãi?
Câu 2: Trình bày đặc điểm cấu tạo cơ thể, cách di chuyển, dinh dưỡng của trùng roi, trùng biến hình, trùng giày, trùng sốt rét và trùng kiết lị?
Câu 3: Đặc điểm của động vật nguyên sinh sống tự do và động vật nguyên sinh sống kí sinh như thế nào?
Câu 4: Sự giống và khác nhau giữa thủy tức, sứa, hải quỳ và san hô như thế nào?
Câu 5: Kể các bệnh về giun? Cách phòng tránh bệnh về giun kí sinh như thế nào?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
I. Phần trắc nghiệm khách quan
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Mỗi HS tự lực trả lời các câu hỏi trong PHT
Nộp lại bài làm cho GV
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
II. Câu hỏi tự luận
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Trao đổi nhau và mỗi HS tự trả lời vào vở của mình.
Chú ý các gợi ý trả lời của GV
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
I. Phần trắc nghiệm khách quan	
Ôn tập hết các nội dung liên quan đã học
II. Câu hỏi tự luận
Giới hạn phần liên hệ thực tế.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Cho thêm các câu hỏi trong sách.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trả lời hỏi đáp
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Học bài, ôn tập chuẩn bị tốt để kiểm tra 1 tiết.
Liên hệ mở rộng vấn đề
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Ghi nhiệm vụ ở nhà và giải quyết các tình huống mở rộng.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Trả lời tiếp các câu hỏi mở rộng khác trong sách BT.

File đính kèm:

  • docTUAN9.doc