Giáo án Sinh học 7 (cả năm) - Trường THCS Sơn Màu

- GV yêu cầu HS quan sát H 1.4 hoàn thành bài tập, điền chú thích.(SGK-7)

- Cá nhân HS tự nghiên cứu thông tin và hoàn thành bài tập.

Yêu cầu:

- GV cho HS chữa nhanh bài tập.

- GV cho HS thảo luận rồi trả lời:

? Đặc điểm gì giúp chim cánh cụt thích nghi với khí hậu giá lạnh ở vùng cực?

- Cá nhân vận dụng kiến thức đã có, trao đổi nhóm và nêu được:

? Nguyên nhân nào khiến động vật ở nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn vùng ôn đới, Nam cực?

 

doc200 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 7852 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 7 (cả năm) - Trường THCS Sơn Màu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hép 
- Mô hình não cá chép 
- Tranh sơ đồ hệ thần kinh cá chép
2) Học sinh:
- Ôn bài cũ và chuẩn bị bài mới
III. Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định tổ chức: Sĩ số lớp 7a…../31…………………………….;
 7b…./31…………………………….;
2) Kiểm tra bài cũ: Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi đời sống ở nước ?
3) Bài mới: 
* Hoạt động 1: Các cơ quan dinh dưỡng
- GV yêu cầu các nhóm quan sát tranh cấu tạo trong cá chép nêu được: Các bộ phận của ống tiêu hóa:
- GV cung cấp thêm thông tin về tuyến tiêu hóa .
- Hoạt động tiêu hóa thức ăn diễn ra như thế nào?
- Nêu chức năng của hệ tiêu hóa.
- HS nêu được:
+ Thức ăn được nghiền nát nhờ răng hàm, dưới tác dụng của enzim tiêu hóa thức ăn biến đổi thành chất dinh dưỡng ngấm qua thành ruột vào máu
+ Các chất cặn bã được thải ra ngoài qua hậu môn.
- GV cung cấp thêm thông tin về vai trò của bóng hơi.
* GV cho HS thảo luận 
+ Cá hô hấp bằng gì ?
+ Hãy giải thích hiện tượng cá có cử động há miệng liên tiếp kết hợp với cử động khép mở nắp mang?
+ Vì sao trong bể nuôi cá người ta thường thả rong hoặc cây thủy sinh?
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ hệ tuần hoàn→ thảo luận :
+ Hệ tuần hoàn gồm những cơ quan nào ?
* Hệ bài tiết nằm ở đâu? Có chức năng gì ?
- Đại diện nhóm hoàn thành trên bảng phụ của GV→ các nhóm khác nhận xét bổ sung.
I) Các cơ quan dinh dưỡng.
1.Hệ tiêu hóa: Có sự phân hóa :
- Các bộ phận:
+ Ống tiêu hóa: Miệng→ hầu → thực quản→ dạ dày→ ruột → hậu môn
+ Tuyến tiêu hóa: Gan mật tuyến ruột 
- Chức năng: biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng, thải chất cặn bã
- Bóng hơi thông với thực quản→ giúp cá chìm nổi trong nước.
2. Hô hấp: 
Cá hô hấp bằng mang, lá mang là những nếp da mỏng có nhiều mạch máu→ trao đổi khí.
3. Tuần hoàn:
- Tim 2 ngăn: 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất.
- Một vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể: Đỏ tươi.
4. Bài tiết: 2 dải thận màu đỏ, nằm sát sống lưng→ lọc từ máu các chất độc để thải ra ngoài
* Hoạt động 2: Thần kinh và các giác quan của cá
GV yêu cầu HS quan sát H33.2-3 SGK và mô hình não→ trả lời câu hỏi:
+ Hệ thần kinh của cá gồm những bộ phận nào?
+ Bộ não cá chia thành mấy phần? Mỗi phần có chức năng như thế nào?
- GV gọi 1 HS trình bày cấu tạo não cá trên mô hình.
+ Nêu vai trò của giác quan?
+ Vì sao thức ăn có mùi lại hấp dẫn cá?
Hệ thần kinh: 
+ Trung ương thần kinh: Não tủy sống 
+ Dây thần kinh: đi từ trung ương đến các giác quan 
- Cấu tạo não cá: 5 phần.
* Giác quan: Mắt không có mí nên chỉ nhìn gần. 
* Mũi đánh hơi tìm mồi
* Cơ quan đường bên nhận biết áp lực tốc độ dòng nước, vật cản.
II) Thần kinh và các giác quan của cá
- Hệ thần kinh:
+ Trung ương thần kinh: Não, tủy sống
+ Dây thần kinh: Đi từ trung ương thần kinh đến các cơ quan.
- Não gồm 5 phần
- Giác quan: Mắt, mũi, cơ quan đường bên.
4. Củng cố:
- Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống ở nước
- Làm bài tập số 2.
Bài tập áp dụng ): Nhà bạn Anh có một bể kính dung tích 1m3 nuôi cá chép. Năm 2010 bố bạn Anh thả nuôi trong bể 20 con cá chép cảnh, quan sát khi cả 20 con cá nổi lên mặt nước dung tích nước đúng 1m3. Khi cả 20 con cùng lặn xuống đáy bể thì bạn Anh thấy mức nước trong bể có sự thay đổi. Qua đó bạn Anh muốn hỏi các bạn: Khi cả 20 con cá cùng lặn xuống đáy bể thì mức nước trong bể tăng hay giảm? sự chênh lệch đó làm mức nước trong bể bằng bao nhiêu cm3 (biết thể tích bóng hơi của cả 20 con cá làm thay đổi 10cm3 mức nước trong bể. Thể tích nước hư hao coi như không có).
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài theo câu hỏi SGK .
- Vẽ sơ đồ cấu tạo não cá chép .
- Sưu tầm tranh ảnh về các loại cá.
Tuần 17
Ngày giảng 7A: ...../...../2010
 7B: ...../...../2010
Tiết 33: SỰ ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM
 CHUNG CỦA CÁ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:- HS nắm được sự đa dạng của cá về số loài, lối sống, môi trường sống. Trình bày được đặc điểm cơ bản phân biệt lớp cá sụn và lớp cá xương. Nêu được vai trò của cá trong đời sống con người. Trình bày được đặc điểm chung của cá.
2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát để rút ra kết luận.
 - Kĩ năng làm việc theo nhóm .
3. Thái độ: - GD lòng yêu thích môn học 
II. Chuẩn bị:
1) Giáo viên:
- Bảng phụ ghi nội dung bảng (SGK tr.111).
2) Học sinh:
- Đọc trước bài. 
- Tranh ảnh về các loại cá(SGK tr.110).
III. Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp Sĩ số lớp 7a…./31……………………………;
 7b….31……………………………;
2) Kiểm tra bài cũ: - Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống ở nước?
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Sự đa dạng về thành phần loài và đa dạng về môi trường sống
- GV cho HS thảo luận:
+ Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt lớp cá sụn và lớp cá xương?
* Đa dạng về môi trường sống
- GV yêu cầu HS quan sát H34.1-7 SGK → hoàn thành bảng SGK tr.111
- GV tiếp tục cho HS thảo luận:
+ Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt lớp cá sụn và lớp cá xương?
+ Điều kiện sống ảnh hưởng tới cấu tạo ngoài của cá như thế nào?
- Mỗi HS tự thu thập thông tin → hoàn thành bài tập
- Đại diện nhóm lên điền bảng → Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- Căn cứ bảng HS nêu đặc điểm cơ bản phân biệt 2 lớp: Là bộ xương
1) Sự đa dạng về thành phần loài và đa dạng về môi trường sống
* Đa dạng về thành phần loài
- Số lượng loài cá lớn
- Cá gồm:
+ Lớp cá sụn: Bộ xương bằng chất sụn
+ Lớp cá xương: Bộ xương bằng chất xương
* Đa dạng về môi trường sống- Điều kiện sống khác nhau đã ảnh hưởng đến cấu tạo và tập tính của cá
* Hoạt động 2: Đặc điểm chung của cá
- GV cho HS nhớ lại kiến thức bài trước thảo luận nhóm 
- Đại dịên nhóm trình bày đáp án nhóm khác bổ sung
- GV gọi 1-2 HS nhắc lại đặc điểm chung của cá.
 - HS thông qua các câu trả lời rút ra đặc điểm chung của cá.
2) Đặc điểm chung của cá
- Cá là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước:
+ Bơi bằng vây hô hấp bằng mang
+ Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
+ Thụ tinh ngoài
+ Là động vật biến nhiệt
* Hoạt động 3: Vai trò của cá
- GV cho HS thảo luận:
+ Cá có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống con người?
+ Mỗi vai trò lấy VD minh họa
+ Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá ta cần phải làm gì?
- HS thu thập thông tin SGK và hiểu biết của bản thân trả lời 
- Một vài HS trình bày lớp bổ sung.
3) Vai trò của cá
- Cung cấp thực phẩm 
- Nguyên liệu chế biến thuốc chữa bệnh 
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
- Diệt bọ gậy, sâu bọ có hại.
4. Củng cố:
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính của bài bằng hệ thống câu hỏi…
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài theo câu hỏi và kết luận SGK
- Đọc mục em có biết.
- Chuẩn bị mỗi nhóm 1 con cá chép.
Tuần 17
Ngày giảng 7A: ...../...../2010
 7B: ...../...../2010
Tiết 34: THỰC HÀNH - MỔ CÁ
I) Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: - HS xác định được vị trí và nêu rõ vai trò một số cơ quan của cá trên mẫu mổ
2.Kỹ năng:- Rèn kĩ năng mổ tren động vật có xương sống, kĩ năng trình bày mẫu mổ
3. Thái độ: - GD ý thức nghiêm túc cẩn thận chính xác.
II) Chuẩn bị:
1) Giáo viên:- Mẫu cá chép 
 - Bộ đồ mổ khay mổ đinh ghim
 - Tranh phóng to H32.1và H32.3 SGK
 - Mô hình não cá
2) Học sinh: - Mỗi nhóm một con cá chép 
 - Khăn lau xà phòng
III) Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp ( 1 phút): Sĩ số lớp 7a…./31…………………………….;
 7b…./30……………………………;
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Tổ chức thực hành
- GV phân chia nhóm thực hành .
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
- GV nêu yêu cầu của tiết thực hành( Như SGK)
* Hoạt động 2: Tiến trình thực hành
Bước 1: GV hướng dẫn quan sát và thực hiện viết tường trình
a- Cách mổ:
- GV ttrình bày kĩ thuật giải phẫu( SGK tr.106) chú ý vị trí đường cặt để nhìn rõ nội quan của cá
- Biểu diễn thao tác mổ( dựa vào H32.1 ) SGK
- Sau khi mổ cho HS quan sát vị trí tự nhiên của các nội quan chưa gỡ
b- Quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ:
- GV hướng dẫn HS xác định vị trí của nội quan 
- Gỡ nội quan để quan sát các cơ quan 
- Quan sát mẫu bộ não cá 
c- Hướng dẫn viết tường trình
Hướng dẫn HS cách điền vào bảng các nội quan của cá .
+ Trao đổi trong nhóm: nhận xét vị trí vai trò các cơ quan 
+ Điền ngay vào bảng kết quả quan sát của mỗi cơ quan
+ Kết quả bảng 1 đó là bảng tường trình bài thực hành
Bước 2: Thực hành của HS
- HS thực hành theo nhóm 4-6 HS 
- Mỗi nhóm cử ra: 
+ Nhóm trưởng 
+ Thư kí : Ghi chép kết quả quan sát
- Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn của GV
+ Mổ cá
+ Quan sát cấu tạo trong: Quan sát đến đâu ghi chép đến đó
- Sau khi quan sát các nhóm trao đổi→ Nêu nhận xét vị trí và vai trò của từng cơ quan→ điền bảng SGK tr.107
Bước 3: Kiểm tra kết quả quan sát của HS
- GV quan sát việc thực hiện viết tường trình ở từng nhóm
- GV chấn chỉnh những sai sót của HS khi xác định tên và vai trò từng cơ quan .
- GV thông báo đáp án chuẩn→ các nhóm đối chiếu sửa chữa sai sót.
Bước 4: Tổng kết:
- GV nhận xét từng mẫu mổ : Mổ đúngà nội quan gỡ không bị nát , trình bày đẹp. 
- Nêu sai sót của từng nhóm cụ thể 
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của từng HS 
- Cho các nhóm thu dọn vệ sinh
- Kết quả bảng phải điền sẽ là kết quả tường trình. GV cho điểm một số nhóm.
4. Củng cố:
- GV đánh giá việc học của HS 
- Cho HS trình bày các nội dung đã quan sát được. 
- Cho điểm 1- 2 nhóm có kết quả. 
5. Hướng dẫn về nhà.
- Chuẩn bị ôn tập học kỳ I
Tuần 18
Ngày giảng 7A: ...../...../2010
 7B: ...../...../2010
Tiết 35: ÔN TẬP HỌC KỲ I
I) Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: - HS được củng cố kiến thức trong phần ĐVKXS về: Tính đa dạng của ĐVKXS. Sự thích nghi của ĐVKXS với môi trường. Ý nghĩa thực tiễn của ĐVKXS trong tự nhiên và trong đời sống con người.
2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.
3 Thái độ : - GD ý thức yêu thích bộ môn.
II) Chuẩn bị: 1) Giáo viên: - Bảng phụ ghi nội dung bảng 1,2 
 2) Học sinh: - Ôn lại kiến thức phần ĐVKXS
III) Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp ( 1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ: Trong giờ ôn tập.
3) Bài mới: A.Cho học sinh ôn tập theo câu hỏi:
Câu1, Em hãy lựa chọn các từ ở cột B sao cho tương ứng với câu ở cột A.
Cột A
Chọn
Cột B
1- Cơ thể chỉ là 1 TB nhưng thực hiện đủ chức năng sống của cơ thể .
2- Cơ thể đối xứng tỏa tròn, thường hình trụ hay hình dù với 2 lớp tế bào .
3- Cơ thể mềm dẹp, kéo dài hoặc phân đốt.
4- Cơ thể mềm thường không phân đốt và có vỏ đá vôi.
5- Cơ thể có vỏ đá vôi ngoài bằng kitin, có phần phụ phân đốt
1…….
2…….
3……..
4……..
5……..
a- Ngành chân khớp
b- Các ngành giun 
c- Ngành ruột khoang 
d- Ngành thân mềm
e- Ngành động vật nguyên sinh
Câu 2, Nêu cấu ngoài của giun đất thích nghi với đời sống trong đất?
Câu 3, Cơ thể nhện có mấy phần? So sánh các phần của cơ thể với giáp xác? Vai trò mỗi phần của cơ thể?
Câu 4, Hô hấp ở châu chấu khác tôm như thế nào?
B. Ôn tập về tính đa dạng của ĐVKXS
- GV yêu cầu HS đọc đặc điểm của các đại diện đối chiếu hình vẽ ở bảng 1 SGK tr.99→ làm bài tập.
+ Ghi tên ngành vào chỗ trống.
+ Ghi tên đại diện vào chỗ trống dưới hình.
- Từ bảng 1 GV yêu cầu HS :
- HS dựa vào kiến thức đã học và các hình vẽ tự điền vào bảng 1:
- Ghi tên ngành của 5 nhóm động vật .
- Ghi tên các đại diện.
- một vài HS lên viết kết quả lớp nhận xét bổ sung.
- HS vận dụng kiến thức bổ sung:
+ Tên đại diện
+ Đặc điểm cấu tạo
- Các nhóm suy nghĩ thống nhất câu trả lời
1) Tính đa dạng của ĐVKXS.
* Kết luận: Động vật không xương sống đa dạng về cấu tạo, lối sống nhưng vẫn mang đặc điểm đặc trưng của mỗi ngành thích nghi với điều kiện sống.
* Hoạt động 2: Ôn tập về sự thích nghi của ĐVKXS
- GV hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Chon ở bảng 1 mỗi hàng dọc( ngành) 1 loài.
+ Tiếp tục hoàn thành các cột 3,4,5,6
- GV gọi HS hoàn thành bài tập .
- GV lưu ý HS có thể lựa chọn các đại diện khác nhau
- HS nghiên cứu kĩ bảng 1 vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bảng 2
- Một vài HS lên hoàn thành theo hàng ngang từng đại diện, lớp nhận xét bổ sung.
* Hoạt động 3: Ôn tập về tầm quan trọng thực tiễn của ĐVKXS
- GV yêu cầu HS đọc bảng3 → ghi tên loài vào ô trống thích hợp.
- GV gọi HS lên điền bảng 
- GV cho SH bổ sung thêm các ý nghĩa thực tiễn khác.
- GV chốt lại bằng bảng chuẩn
- HS lựa chọn tên các loài động vật ghi vào bảng 3.
- 1 HS lên điền lớp nhận xét bổ sung
- Một số HS bổ sung thêm.
Tầm quan trọng
Tên loài
- Làm thực phẩm
- Có giá trị xuất khẩu
- Được nhân nuôi
- Có giá trị chữa bệnh
- Làm hại cho cơ thể động vật 
- Làm hại thực vật 
- Làm đồ trang trí
- Tôm, cua, sò, trai, ốc, mực
- Tôm, cua, mực
- Tôm, sò, cua..
- Ong mật.
- Sán lá gan, giun đũa…
- Châu chấu, ốc sên
- San hô, ốc
4. Củng cố:
Chữa và nhắc lại câu hỏi phần A
5. Hướng dẫn:
- Ôn tập toàn bộ phần động vật không xương sống.
- Chuẩn bị làm bài kiểm tra chất lượng học kỳ I theo lịch thi và đề thi của Phòng GD&ĐT.
*Đáp án câu hỏi ôn tập:
Câu 1: .(1-e; 2-c; 3-b; 4-d; 5-a)
Câu 2: Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với lối sống trong đất:
- Cơ thể hình giun.
- Các đốt phần đầu có thành cơ phát triển
- Chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng tơ để làm chỗ dựa khi chui rúc trong đất.
- Da trơn có chất nhày.
Câu 3:
- Cơ thể nhện gồm 2 phần: đầu- ngực và bụng.
+ Đầu- ngực: là trung tâm của vận động và dinh dưỡng
+ Bụng là trung tâm của nội quan và tuyến tơ 
- So với giáp xác nhện giống về sự phân chia cơ thể nhưng khác về số lượng các phần phụ. ở nhện phần phụ bụng tiêu giảm, phần phụ đầu ngực chỉ còn 6 đôi, có 4 đôi chân làm nhiệm vụ di chuyển
Câu 4: 
- Châu chấu hô hấp nhờ hệ thống ống khí, bắt đầu từ lỗ thở, sau đó phân nhánh thành các nhánh nhỏ và kết thúc đến các tế bào khác hẳn với tôm sông, thuộc lớp giáp xác chúng hô hấp bằng mang.
Tuần 18
Ngày giảng 7A: ...../...../2010
 7B: ...../...../2010
Tiết 36: KIỂM TRA HỌC KỲ I
(đề của PGD&ĐT)
Tuần 20
Ngày giảng 7A: ...../...../2011
 7B: ...../...../2011
Tiết 37: ẾCH ĐỒNG
I) Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS nắm vững các đặc điểm đời sống của ếch đồng. Mô tả được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật; kĩ năng hoạt động nhóm. 
3. Thái độ: GD ý thức bảo vệ động vật có ích.
II) Chuẩn bị:
1- Giáo viên - Bảng phụ ghi nội dung bảng tr. 114SGK
 - Tranh cấu tạo ngoài của ếch đồng
 - Mẫu ếch nuôi trong lồng nuôi
2- Học sinh - Mẫu ếch đồng theo nhóm
III) Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp ( 1 phút): * Sĩ số lớp 7A: …./31…………………………….
 * 7B…../30………………………………
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu đời sống của ếch.
Hoạt động của thầy+ trò
Nội dung
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK→ thảo luận; 
+ Thông tin cho em biết điều gì về đời sống của ếch đồng?
- GV cho SH giải thích 1 số hiện tượng :
+ Vì sao ếch thường kiếm mồi vào ban đêm ?
+ Thức ăn của ếch là sâu bọ, giun, ốc nói lên điều gì?
- HS tự thu nhận thông tin SGK tr113, rút ra nhận xét:
I. Đời sống
- ếch có đời sống vừa ở nước vừa ở cạn
- Kiếm ăn vào ban đêm
- Có hiện tượng trú đông
- Là động vật biến nhiệt
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo ngoài và sự di chuyển của ếch.
- GV yêu cầu HS quan sát cách di chuyển của ếch trong lồng nuôi H35.2 SGK→ mô tả động tác di chuyển trong nước 
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ H35.1-3 hoàn chỉnh bảng tr.114 SGK→ thảo luận:
+ Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn?
+ Những đặc điểm ngoài thích nghi với đời sống ở nước?
- GV treo bảng phụ ghi nội dung các điểm thích nghi 
- GV chốt lại bằng bảng kiến thức chuẩn
- HS thảo luận trong nhóm thống nhất ý kiến 
II) Cấu tạo ngoài và sự di chuyển 
1) Di chuyển 
- ếch có 2 cách di chuyển 
+ Nhảy cóc (trên cạn)
+ Bơi( Dưới nước)
2) Cấu tạo ngoài 
- ếch đồng có các đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi đời sống vừa ở nước vừa ở cạn: (bảng các đặc điểm thích nghi với đời sống của ếch)
* Hoạt động 3: Tìm hiểu sự sinh sản và phát triển của ếch.
- GV cho HS thảo luận 
+ Trình bày đặc điểm sinh sản của ếch ?
+ Trứng ếch có các đặc điểm gì?
+ Vì sao cùng là thụ tinh ngoài mà số lượng trứng ếch lại ít hơn cá?
- GV treo H35.4 trình bày sự phát triển của ếch.
- HS tự thu nhận thông tin SGK tr.114 nêu được các đặc điểm sinh sản
III) Sinh sản và phát triển của ếch.
-Sinh sản vào cuối mùa xuân 
-Tập tính: ếch đực ôm ngang lưng ếch cái, ếch cái cõng ếch đực trên lưng và tìm đến đẻ ở các bờ nước. Thụ tinh ngoài đẻ trứng .
-Phát triển: Trứng→ nòng nọc → ếch con( phát triển có biến thái )
4) Củng cố:
- Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước của ếch?
- Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tỏ ếch thích nghi với đời sống ở cạn
5. Hướng dẫn về nhà.- Học bài theo câu hỏi và kết luận trong SGK
 - Chuẩn bị ếch đồng theo nhóm. 
Tuần 20
Ngày giảng 7A: ...../...../2011
 7B: ...../...../2011
Tiết 38: Thực hành quan sát cấu tạo trong 
của ếch đồng trên mẫu mổ
I) Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức HS nhận dạng các cơ quan của ếch trên mẫu mổ. Tìm những cơ quan hệ cơ quan thích nghi với đời sống mới chuyển lên cạn.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật; kĩ năng thực hành.
3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập
II) Chuẩn bị:
1- Giáo viên
- Bộ xương ếch 
- Tranh cấu tạo trong của ếch 
2- Học sinh
- Chuẩn bị ếch đồng theo nhóm 
III) Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp ( 1 phút) 7A…./31………………………………..
 7B…./30……………………………….
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Quan sát bộ xương ếch
Hoạt động của thầy+ trò
Nội dung
- GV hướng dẫn HS quan sát H36.1 SGk nhận biết các xương trong bộ xương ếch .
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu bộ xương ếch xác định các xương trên mẫu
- GV gọi HS lên chỉ ..
- GV yêu cầu HS thảo luận 
+ Bộ xương ếch có chức năng gì ?
- GV chốt lại kiến thức.
- HS tự thu nhận thông tin ghi nhớ vị trí tên xương: …
1) Bộ xương ếch
- Bộ xương: Xương đầu, xương cột sống, xương đai, xương chi.
- Chức năng: 
+ Tạo bộ khung nâng đỡ cơ thể
+ Là nơi bám của cơ→di chuyển 
+ Tạo thành khoang bảo vệ não, tủy sống và nội quan.
* Hoạt động 2: Quan sát da và các nội quan trên mẫu
- GV hướng dẫn HS sờ tay lên bề mặt da quan sát mặt trong da→ nhận xét
- GV cho HS thảo luận 
+ Nêu vai trò của da?
- GV yêu cầu HS quan sát H36.3 đối chiếu với mẫu mổ→ xác định các cơ quan của ếch
- GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng đặc điểm cấu tạo trong của ếch thảo luận:
+ Hệ tiêu hóa của ếch có đặc điểm gì khác với cá?
+ Vì sao ở ếch đã xuất hiện phổi mà vẫn TĐK qua da?
+ Tim của ếch khác cá ?
+ quan sát mô hình não cá xác định các bộ phận não?
- GV chốt lại kiến thức
- GV cho HS thảo luận :
+ Trình bày những đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện ở cấu tạo trong của ếch?
2) Quan sát da và các nội quan trên mẫu
- ếch có da trần ( Trơn ẩm ướt), mặt trong có nhiều máu→ trao đổi khí 
* Kết luận: Cấu tạo trong của ếch ( Bảng tr.118 SGK)
4) Củng cố:
- Gv nhận xét tinh thần thái độ của HS trong giờ thực hành 
- Nhận xét kết quả quan sát của các nhóm
- GV cho HS thu dọn vệ sinh
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, hoàn thành thu hoạch theo mẫu (SGK tr.119)
Tuần 21
Ngày giảng 7A: ...../...../2011
 7B: ...../...../2011
Tiết 39: 
ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP LƯỠNG CƯ
I) Mục tiêu bài học:
a. Kiến thức: HS trình bày được sự đa dạng của lưỡng cư về thành phần loài môi trường sống và tập tính của chúng. Hiểu được vai trò của lưỡng cư với đời sống và tự nhiên. Trình bày được đặc điểm chung của lưỡng cư.
b. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát hình nhận biết kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm 
c. Thái độ: GD ý thức bảo vệ động vật có ích .
II) Chuẩn bị:
1- Giáo viên
- Tranh một số loài lưỡng cư.
- Bảng phụ ghi nội dung bảng SGK tr121.
- Các mảnh giấy rời ghi câu trả lời lựa chọn.
2- Học sinh
- Đọc bài mới 
III) Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp ( 1 phút) Sĩ số 7a ..../31......................................................................
 7b..../30......................................................................
2) Kiểm tra bài cũ: + Trình bày những đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện ở cấu tạo trong của ếch?
3) Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu đa dạng về thành phần loài
- GV yêu cầu HS quan sát H37.1 SGK đọc thông tin SGK → làm bài tập .
- Thông qua bảng GV phân t

File đính kèm:

  • docSINH HỌC 7-CẢ NĂM-THEO CHUẨN KTKN.doc
Giáo án liên quan