Câu hỏi ôn tập môn Sinh học Lớp 6 - Học kỳ II

Câu 13: Tại sao người ta lại nói" Rừng cây như một lá phổi xanh" của con người?

+ Rừng cân bằng lượng khí carbonic và khí oxi trong không khí.

+ Rừng tham gia cản bụi, góp phần tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh.

+ Tán lá rừng che bớt ánh nắng góp phần làm giảm nhiệt độ của không khí và đem lại bóng mát.

Câu 14: Vì sao khi nuôi cá cảnh người ta thường bỏ thêm rong, rêu vào hồ nuôi?

Vì rong, rêu khi có ánh sáng sẽ tham gia quang hợp, cung cấp khí ôxi trong nước giúp cho cá hô hấp.

Câu 15: Tại sao người ta nói thực vật góp phần chống lũ lụt và hạn hán?

- TV có vai trò chống lũ lụt, hạn hán bởi : Ở những nơi không có rừng, sau khi mưa đất bị xói mòn, rửa trôi làm lấp lòng sông suối, nước không thoát kịp, gây lũ lụt ở chỗ trũng. Mặt khác, tại nơi đó đất không giữ được nước gây ra hạn hán.

(Giải thích cách khác đúng cho điểm tối đa)

Thực vật góp phần hạn chế hạn hán, lũ lụt vì:

- Hệ rễ cây rừng hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất. Lượng nước này sau đó chảy vào chỗ chũng tạo thành sông , suối góp phần tránh hạn hán.

- Ngoài ra, tác dụng giữ nước của rễ, sự che chắn dòng chảy nước do mưa của cây rừng . Góp phần hạn chế lũ lút trên trái đất.

Câu 16: Hút thuốc lá và thuốc phiện có hại như thế nào?

* Trong thuốc lá có nhiều chất độc, đặc biệt là chất nicôtin được dùng để chế thuốc trừ sâu. Nếu ta hút thuốc lá thì chất nicôtin sẽ ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp, dễ gây ung thư phổi và tai biến mạch máy não cho bản thân người hút và những ngửi phải khói thuốc lá.

* Trong nhựa tiết ra từ quả thuốc phiện chúa nhiều moocphin là chất độc nguy hiểm, khi sử dụng dễ bị gây nghiện, khi đã mắc nghiện thì rất khó chữa. Nghiện thuốc phiện suy giẩm sức khoẻ và gây hậu quả xáu cho bản thân, gia đình và xã hội.

Câu 17: Nêu những điểm giống và khác nhau giữa ngành Hạt trần và ngành Hạt kín?

* Giống nhau:

 - Đều là thực vật bậc cao, cấu tạo phức tạp.

 - Đều có rễ, thân, lá thật sự; có mạch dẫn.

 - Sinh sản bằng hạt.

 

doc8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập môn Sinh học Lớp 6 - Học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI ÔN TẬP SINH 6 KÌ II
Câu 1: Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh? Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh?
- Thụ tinh là hiện tượng TBSD đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với TBSD cái (trứng) có trong noãn tạo thành 1 TB mới gọi là hợp tử.
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
- Sự thụ tinh xảy ra khi có sự thụ phấn và nảy mầm của hạt phấn. Như vậy thụ phấn là điều kiện của thụ tinh.
Câu 2: Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm gì?
- Hoa thường tập trung ở ngọn cây (hoa đực trên hoa cái)
- Bao phấn thường tiêu giảm
- Chỉ nhị dài hạt phấn treo lũng lẵng.
- Hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ
- Đầu nhụy dài có lông dính.
VD: Hoa ngô, phi lao
3. Phân biệt các loại quả: Quả khô và Quả thịt:
Quả khô, ví dụ: đậu, cải, bông, trinh nữ,.... 
Khi chín vỏ quả cứng, mỏng, khô
Quả khô nẻ	 
(khi chín vỏ quả tự nứt)
Quả khô không nẻ
(khi chín vỏ quả không tự nứt)
Quả thịt: ví dụ : cam, chanh, ớt, cà chua, đu đủ, chuối,...
Khi chín, vỏ mềm, nhiều thịt quả
Quả hạch	
(hạt có hạch cứng bao bọc)
Quả mọng
(quả mềm chứa đầy thịt)
Câu 3: Những điều kiện bên ngoài, bên trong nào cần cho hạt nảy mầm? Trong trồng trọt muốn cho hạt nảy mầm tốt cần phải làm gì ?
+ Điều kiện bên ngoài: đủ nước, không khí, nhiệt độ thích hợp . 
+ Điều kiện bên trong: chất lượng hạt giống tốt. 
+ Biện pháp :
- Làm cho đất tơi, xốp, thoáng như cày cuốc, xới. 
- Tưới đủ nước cho đất hoặc ngâm hạt giống trước khi gieo, nếu bị ngập úng phải tháo hết nước. 
- Gieo hạt đúng thời vụ, khi trời quá rét phải phủ rơm rạ lên hạt mới gieo. 
- Chọn hạt giống và bảo quản hạt giống tốt (0.25)
Câu 4 : Tại sao thức ăn bị ôi thiu? Muốn giữ thức ăn khỏi bị thiu thì phải làm thế nào?
- Do VK hoại sinh phân huỷ
- Phơi khô, ướp lạnh, ướp muối .
Câu 5: Có mấy cách phát tán của quả và hạt? Nêu đặc điểm chính của từng cách
Có 3 cách phát tán của quả và hạt: 
- Phát tán nhờ gió: Quả có cánh hoặc túm lông nhẹ. Ví dụ: Quả chò, trâm bầu, hạt hoa sữa
- Phát tán nhờ động vật: Quả có hương thơm, vị ngọt, hạt có vỏ cứng, quả có gai móc hoặc lông cứng. Ví dụ: Quả ké đầu ngựa, trinh nữ, .
- Tự phát tán: Khi chín vỏ quả tự nứt ra để hạt tung ra ngoài Ví dụ: Quả đậu bắp, quả cải, 
...
Phân biệt các cách phát tán quả và hạt
Cách phát tán
Phát tán nhờ gió
Phát tán nhờ động vật
Tự phát tán
Tên quả và hạt 
Quả chò, quả trâm bầu, quả bồ công anh, hạt hoa sữa...
Quả sim, quả ổi, quả dưa hấu, quả khế, trinh nữ, ké đầu ngựa, ...
Quả cùng họ đậu, xà cừ, bằng lăng ..
Đặc điểm thích nghi
Quả có cánh hoặc túi lông nhẹ
Quả có vị thơm vị ngọt... 
Vỏ quả tự nứt để hạt tung ra ngoài
Câu 6: Vì sao trồng rau trên đát khô cằn, ít được tưới bón thì lá không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch thấp? 
- Vì cây sẽ bị thiếu nước và chất dinh dưỡng nên rễ cây sẽ không hút được nước và muối khoáng -> không chế tạo chất hưu cơ . Nên cây bị còi cọc năng suất thấp 
Câu 7: Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt ? 
Rêu chưa có rễ chính thức, chưa có mạch dẫn → Chức năng hút và dẫn truyền chưa hoàn chỉnh. Việc hút nước và chất khoáng hoà tan thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt.
Câu 8. Nêu đặc điểm chung của hạt kín.
- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép)
- Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu) là một ưu thế của các cây hạt kín, vì nó được bảo vệ tốt hơn, Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.
Môi trường sống đa dạng. Đây là nhóm thực vật tiến hoá hơn cả.
Câu 9: Trình bày đặc điểm sinh sản và cơ quan sinh sản của cây hạt kín?
- Cơ quan sinh sản là: hoa, quả, hạt
+ Các bộ phận của hoa: cánh dính, cánh rời ...
 Quả khô (quả khô nẻ và khô
+ Quả : không nẻ) 
 Quả thịt (q. mọng và q. hạch) 
- Sinh sản: bằng hạt 
Hạt nằm trong quả ® hạt kín (hạt được bảo vệ tốt hơn)
Câu 10: Vì sao thực vật hạt kín có thể phát triển đa dạng phong phú như ngày nay?
- Có hoa với cấu tạo, hình dạng, màu sắc khác nhau thích hợp với nhiều cách thụ phấn.
- Noãn được bảo vệ tốt hơn ở trong bầu nhuỵ.
- Noãn thụ tinh biến thành hạt và được bảo vệ trong quả. Quả có nhiều dạng và có thể thích nghi với nhiều cách phát tán.
- Các cơ quan sinh dưỡng phát triển và đa dạng giúp cây có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Câu 11: Thực vật được phân chia thành những ngành nào? Nêu đặc điểm chính mỗi ngành đó? 
Thực vật gồm các ngành: - Tảo- Rêu - Dương xỉ- Hạt trần- Hạt kín
Đặc điểm chính các ngành thực vật là: 
- Ngành Tảo: Chưa có rễ thân lá. Sống chủ yếu ở dưới nước.
- Ngành Rêu: Có thân lá đơn giản và rễ giả, sinh sản bằng bào tử, sống ở nơi ẩm ướt.
- Ngành Dương xỉ: Có thân lá và rễ thật, sinh sản bằng bào tử, sống ở nhiều nơi.
- Ngành Hạt trần: Có rễ, thân, lá phát triển, sống nhiều nơi, sinh sản bằng nón.
- Ngành Hạt kín: Có rễ, thân, lá phát triển, đa dạng, phân bố rất rộng, có hoa và sinh sản bằng hạt, có hoa, quả và có hạt kín.
Câu 12: Phân biệt thực vật thuộc lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm? Cho ví dụ? 
Lớp một lá mầm
Lớp hai lá mầm
- Phôi có một lá mầm.
- Có rễ chùm.
- Lá có gân hình cung hoặc song song.
- Phần lớn là cây thân cỏ.
- 3 hoặc 6 cánh hoa.
- VD: lúa, ngô, dừa 
- Phôi có hai lá mầm.
- Có rễ cọc.
- Lá có gân hình mạng.
- Gồm cả cây thân gỗ ... và cây thân cỏ.
- 4 hoặc 5 cánh hoa.
- VD: đậu xanh, xoài, dưa hấu, .
Câu 13: Tại sao người ta lại nói" Rừng cây như một lá phổi xanh" của con người?
+ Rừng cân bằng lượng khí carbonic và khí oxi trong không khí.
+ Rừng tham gia cản bụi, góp phần tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh.
+ Tán lá rừng che bớt ánh nắng góp phần làm giảm nhiệt độ của không khí và đem lại bóng mát.
Câu 14: Vì sao khi nuôi cá cảnh người ta thường bỏ thêm rong, rêu vào hồ nuôi? 
Vì rong, rêu khi có ánh sáng sẽ tham gia quang hợp, cung cấp khí ôxi trong nước giúp cho cá hô hấp. 
Câu 15: Tại sao người ta nói thực vật góp phần chống lũ lụt và hạn hán?
- TV có vai trò chống lũ lụt, hạn hán bởi : Ở những nơi không có rừng, sau khi mưa đất bị xói mòn, rửa trôi làm lấp lòng sông suối, nước không thoát kịp, gây lũ lụt ở chỗ trũng. Mặt khác, tại nơi đó đất không giữ được nước gây ra hạn hán. 
(Giải thích cách khác đúng cho điểm tối đa)
Thực vật góp phần hạn chế hạn hán, lũ lụt vì:
- Hệ rễ cây rừng hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất. Lượng nước này sau đó chảy vào chỗ chũng tạo thành sông , suối góp phần tránh hạn hán.
- Ngoài ra, tác dụng giữ nước của rễ, sự che chắn dòng chảy nước do mưa của cây rừng . Góp phần hạn chế lũ lút trên trái đất.
Câu 16: Hút thuốc lá và thuốc phiện có hại như thế nào?
* Trong thuốc lá có nhiều chất độc, đặc biệt là chất nicôtin được dùng để chế thuốc trừ sâu. Nếu ta hút thuốc lá thì chất nicôtin sẽ ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp, dễ gây ung thư phổi và tai biến mạch máy não cho bản thân người hút và những ngửi phải khói thuốc lá.
* Trong nhựa tiết ra từ quả thuốc phiện chúa nhiều moocphin là chất độc nguy hiểm, khi sử dụng dễ bị gây nghiện, khi đã mắc nghiện thì rất khó chữa. Nghiện thuốc phiện suy giẩm sức khoẻ và gây hậu quả xáu cho bản thân, gia đình và xã hội.
Câu 17: Nêu những điểm giống và khác nhau giữa ngành Hạt trần và ngành Hạt kín?
* Giống nhau:
 - Đều là thực vật bậc cao, cấu tạo phức tạp.
 - Đều có rễ, thân, lá thật sự; có mạch dẫn.
 - Sinh sản bằng hạt.
* Khác nhau: 
Nhóm
Hạt Trần
Hạt Kín
Môi trường
- Ở cạn, nơi khô cằn.
- Đa dạng.
Cơ quan sinh dưỡng
- Rễ, thân, lá thật.
- Mạch dẫn chưa hoàn thiện.
- Rễ, thân, lá rất đa dạng.
 - Mạch dẫn hoàn thiện.
Cơ quan sinh sản
- Cơ quan sinh sản là nón gồm nón đực và nón cái.
- Chưa có hoa, quả
- Cơ quan sinh sản là hoa, quả và hạt, (hoa gồm bao hoa, nhị và nhuỵ).
- Có hoa quả đa dạng
Câu 18: (2đ) Vì sao ta cần phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật? Cần làm gì để bảo vệ sự đa dạng của thực vật Việt Nam? Liên hệ với bản thân em?
Cần phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật vì: 
Do: nhiều cây có giá trị kinh tế bị khai thác bừa bãi - tính đa dạng suy giảm.
* Để bảo vệ sự đa dạng của thực vật Việt Nam cần thực hiện các biện pháp sau: 
- Ngăn chặn phá rừng, hạn chế việc khai thác rừng.
- Hạn chế viếc khai thác bừa bãi các loài thực vật.
- Xây dựng vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn ...để bảo vệ động vật quý hiếm.
- Cấm buôn bán và xuất khuẩn các thực vật quý hiếm.
- Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để bảo vệ rừng.
* Liên hệ bản thân: tham gia trồng cây gây rừng, không chặt phá cây, tuyên truyền...
Câu 19: Vì sao cần tích cực trồng cây gây rừng?
Thực vật có vai trò quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người như: 
(Cần phân tích các ý sau) 
- Góp phần điều hoà khí hậu: cân bằng hàm lượng khí ôxi và khí cácbônic trong không khí, tăng lượng mưa, giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm, giảm tốc độ gió, giảm ô nhiễm môi trường.
- Giữ đất, chống xói mòn sạt lỡ đất, hạn chế lũ lụt và hạn hán, làm sạch và tạo nguồn nước ngầm.
- Cung cấp ôxi, thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản cho động vật.
- Cung cấp ôxi, lương thực, thực phẩm, đồ dùng, nguyên liệu sản xuất .... cho con người
Câu 20: Thế nào là dị dưỡng? Tại sao Nấm và Vi khuẩn lại có lối sống dị dưỡng? Phân biệt lối sống kí sinh và hoại sinh?
Dị dưỡng là hình thức sống sử dụng chất hữu cơ sẵn có trong tự nhiên.
+ Nấm và Vi khuẩn lại có lối sống dị dưỡng vì cơ thể không có chất diệp lục nên không tự tổng hợp được chất hữu cơ mà phải sử dụng chất hữu cơ sẵn có trong tự nhiên. (0.5đ)
+ Kí sinh là hình thức sống sử dụng chất hữu cơ từ một cơ thể sống khác còn hoại sinh là hình thức sống phân huỷ xác các động vật, thực vật và con người. (0.5đ) 
Câu 21: Tại sao nói Tảo là thực vật bậc thấp còn Rêu là thực vật bậc cao?
* Nói Tảo là thực vật bậc thấp vì: 
- Tảo chỉ sống ở môi trường nước.
- Tảo chưa có sự phân hoá cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
- Tảo chưa có rễ thân lá thật sự, chưa có mạch dẫn.
* Nói Rêu là thực vật bậc cao vì:
- Rêu sống ở môi trường trên cạn; cấu tạo đa bào.
- Rêu đã có sự phân hoá cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
- Rêu có thân, lá thật, rễ giả; cơ quan sinh sản là túi bào tử.
Câu 22: Hãy nêu vai trò của Nấm trong tự nhiên và trong đời sống con người? 
* Nấm có ích: 
Nấm có tầm quan trọng lớn đối với đời sống con người và thiện nhiên.
- Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ.
- Sản xuất rượu, bia, chế biến một số thực phẩm, làm men nở bột mì ...
- Làm thức ăn, làm thuốc.
* Nấm có hại: 
- Nấm kí sinh gây bệnh cho thực vật và con người.
- Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ dùng ...
- Nấm gây ngộ độc cho người: Nấm độc đỏ, Nấm độc đen.
Câu 23: Hãy nêu vai trò của Vi khuẩn trong tự nhiên và trong đời sống con người? 
a. Vi khuẩn có ích:
* Vai trò trong thiên nhiên:
- Phân huỷ chất hữu cơ thành chất vô cơ để cây sử dụng.
- Phân huỷ chất hữu cơ thành Cácbon (than đá và dầu lữa)
* Vai trò trong công nghiệp và nông nghiệp:
- Vi khuẩn cộng sinh ở rễ cây họ đậu tạo nốt sần có khả năng cố định đạm.
- Vi khuẩn lên men chua, tổng hợp P, vitamin B12, axit glutamic ...
b. Vi khuẩn có hại:
- Kí sinh gây bệnh cho người, động vật và thực vật.
- Làm thức ăn ôi thiu, thối rữa.
- Làm ô nhiễm môi trường.
Câu 24: Nêu những điểm giống và khác nhau giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm?
* Giống nhau: - Đều là thực vật Hạt kín.
 - Sinh sản bằng hạt được bảo vệ trong quả.
 - Cơ quan sinh sản là hoa, quả và hạt
* Khác nhau: 
Đặc điểm
Cây Hai lá mầm
Cây Một lá mầm
- Kiểu rễ
Rễ cọc 
Rễ chùm
- Kiểu gân lá
Gân hình mạng
Gân song song và hình cung
- Số cánh hoa
Hoa thường 4- 5 cánh
Hoa thường 3- 6 cánh
- Số lá mầm 
Hai lá mầm
Một lá mầm
- Dạng thân
Đa dạng
Chủ yếu thân cỏ và thân cột
Câu 25: Giữa Nấm và Vi khuẩn có điểm gì giống nhau và khác nhau về đặc điểm cấu tạo, sinh sản và cách dinh dưỡng?
* Giống nhau: - Cấu tạo từ tế bào, không có chất diệp lục.
 - Sinh sản vô tính, sống dị dưỡng theo 2 hình thức hoại sinh và kí sinh. 
* Khác nhau: 
Đặc điểm
Vi khuẩn
Nấm
Cấu tạo
Đơn giản chỉ có một tế bào chưa có nhân hoàn chỉnh, có vách tế bào. 
Đa số cấu tạo gồm nhiều tế bào, có nhiều nhân nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào.
Sinh sản
Bằng cách phân đôi cơ thể
Bằng bào tử.
Cách dinh dưỡng
Chủ yếu sống dị dưỡng, một số tự dưỡng, cộng sinh.
Sống dị dưỡng là chính, một số sống cộng sinh.
Câu 26: Vai trò của thực vật đối với động vật và người
 - Cung cấp ôxi, thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản cho động vật.
- Cung cấp ôxi, lương thực, thực phẩm, đồ dùng, nguyên liệu sản xuất .... cho con người.
Câu 27: 
a). Ví dụ: - Cây Một lá mầm: lúa, ngô, dừa, kê, tre, cau 
- Cây Hai lá mầm: mận, xoài, đậu xanh, ổi, cà, ớt, bầu bí, mướp, xoài, nhãn... 
b). So sánh hạt của cây 2 lá mầm và hạt của cây 1 lá mầm
* Giống nhau: - Đều có vỏ bao bọc để bảo vệ hạt, phôi. 
- Phôi đều có: chồi mầm, lá mầm, thân mầm, rễ mầm.
* Khác nhau: (1điểm) 
Hạt Cây hai lá mầm
Hạt Cây một lá mầm
- Phôi có 2 lá mầm 
- Chất dinh dưỡng dự trữ ở trong 2 lá mầm. 
- Phôi có 1 lá mầm. 
- Chất dinh dưỡng dự trữ ở phôi nhũ 
Câu 28. Cây trồng bắt nguồn từ đâu? Cây trồng khác cây dại như thế nào?
 - Cây trồng có nguồn gốc từ cây dại, tùy theo mục đích sử dụng mà từ một loại cây dại ban đầu con người đã tạo ra nhiều lòai cây trồng khác nhau và khác xa tổ tiên của chúng 
 - Cây trồng cho năng xuất cao và phẩm chất tốt hơn cây dại 
Câu 29: Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành? Em có biết những cây nào khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa? Tên của bộ phận đó?
- Quả do Bầu nhụy phát triển thành
- Hạt do Noãn phát triển thành
- Đài hoa ở trên quả cà chua, ổi, ớt, hồng, sim, chuối, ngô, đào, ..
- Đầu nhụy, vòi nhụy ở quả chuối, ngô, đào, ổi, sim, 
30/ Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh?
Vì: - Hạt to, chắc mẩy: sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và có phôi khỏe hạt nảy mầm tốt. 
- Hạt không sứt sẹo: các bộ phận hạt nảy mầm tốt như vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ còn nguyên vẹn 
- Hạt không bị sâu, bệnh sẽ tránh được các yếu tố gây hại cho cây non khi mới hình thành
31. Không có cây xanh thì không có sự sống của sinh vật trên trái đất, điều đó đúng không ? vì sao ?
Đúng : Vì con người và hầu hết các loài động vật trên trái đất đều sống nhờ vào chất hữu cơ và khí ôxi do cây xanh tạo ra.
*. Tại sao người ta lại nói: “Rừng cây như một lá phổi xanh” của con người?
Vì: - Cây quang hợp nhả khí ôxi, hấp thụ khí cacbonic làm điều hoà không khí trong lành, mát mẻ... 
 - Lá cây ngăn bụi và chất khí độc hại, diệt khuẩn làm không khí trong sạch, tạo bóng mát làm giảm sự ô nhiễm MT.
Câu 32. Nấm và Vi khuẩn có điểm gì giống nhau? Tại sao Nấm phát triển không cần ánh sáng?
- Giống nhau: + Cấu tạo từ tế bào, không có chất diệp lục.
 + Sống dị dưỡng theo 2 hình thức hoại sinh và kí sinh.
	+ sinh sản vô tính
 - Nấm không cần ánh sáng vì ở chúng không xảy ra hiện tượng quang hợp, ngược lại ánh sáng còn có tác dụng diệt nấm.
 (HS trả lời có ý đúng là cho điểm tối đa, không nhất thiết phải như đáp án)
Câu 33. - Người ta nói" Rừng cây như một lá phổi xanh" của con người vì:
+ Rừng hấp thụ khí carbonic và nhã ra khí oxi làm cân bằng lượng khí carbonic và khí oxi trong không khí giúp duy trì sự sống.
+ Rừng tham gia cản bụi và khí độc hại, 1 số cây tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
+ Tán lá rừng che bớt ánh nắng, giảm tốc độ gió, tăng lượng mưa làm giảm nhiệt độ của không khí và đem lại bóng mát góp phần điều hòa khí hậu và giảm ô nhiễm môi trường.
 (Giải thích cách khác đúng cho điểm tối đa)
Câu 34. 
Cần thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống? 
Thí nghiệm: 
+ Cốc 1 chọn 10 hạt đỗ có phẩm chất tốt bỏ vào cốc và lót xuống dưới những hạt đỗ một lớp bông ẩm rồi để vào chỗ thoáng mát 
 + Cốc 2 chọn 10 hạt đỗ sứt sẹo, bị sâu mọt bỏ vào cốc và lót xuống dưới những hạt đỗ một lớp bông ẩm rồi để vào chỗ thoáng. 
Sau 3- 4 ngày đem cả 2 cốc ra quan sát. 
Kết quả: - Cốc 1 nảy mầm do chất lượng hạt giống tốt
- Cốc 2 không nảy mầm do chất lượng hạt kém
(HS trả lời có ý đúng là cho điểm, không nhất thiết phải như đáp án)
Câu 35. 
Cần thiết kế thí nghiệm như thế nào để biết được sự nảy mầm của hạt cần có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp?
Thí nghiệm: Chọn 1 số hạt đỗ đen có phẩm chất tốt, khô bỏ vào 3 cốc rồi để vào chỗ thoáng mát. Sau 3- 4 ngày đem cả 3 cốc ra quan sát . 
Điều kiện TN
Kết quả TN
+ Cốc 1 chọn 10 hạt đỗ để khô 
Không nảy mầm do thiếu nước
+ Cốc 2 chọn 10 hạt đỗ ngâm ngập trong nước
Không nảy mầm do thiếu không khí
+ Cốc 3 chọn 10 hạt đỗ để trên bông ẩm 
Hạt nảy mầm do có đủ nước, không khí và có nhiệt độ thích hợp.
KL: Ngoài chất lượng hạt giống, hạt nảy mầm còn cần có đủ nước, đủ không khí và có nhiệt độ thích hợp.
Câu 36. Bảng đặc điểm một số cây hạt kín
STT
	Cây
Dạng thân
Dạng rễ
Kiểu lá
Gân lá
Cánh hoa
Quả (nếu có)
M.trường sống
1
Buởi
Gỗ
Cọc
Đơn
Hình mạng
Rời
Mọng
Cạn
2
Bèo tây
Cỏ
Chùm
Đơn
Hình cung
Dính
Nước
3
Hoa hồng
Cỏ
Cọc
Kép
Hình mạng
Rời
Khô
Cạn
4
Cải
Gỗ
Cọc
Đơn
Hình mạng
Rời
Khô, mở
Cạn
5
Bầu
Leo
Cọc
Đơn
Hình mạng
Rời
Mọng
Cạn
TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK trang 156
CÂU 1: Con người sử dụng thực vật để phục vụ đời sống hằng ngày của mình như thế nào?
- Làm bàn ghế, tủ, giường.
- Làm nhà ở.
- Làm đồ trang sức.
- Làm thuốc chữa bệnh cho con người.
- Làm cầu qua sông, qua suối.
- Làm nhiên liệu: củi, than.
CÂU 2: Tại sao người ta nói nếu không có thực vật thì không có loài người?
- Bởi vì:
+ Người sẽ không có thức ăn.
+ Người sẽ không có khí ôxi để thở.
CÂU 4: Hút thuốc lá và thuốc phiện có hại như thế nào?
- Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe:
+ Gây bệnh phổi, tim, gan
+ Gây bệnh phế quản, ung thư phổi.
- Hút thuốc phiện gây nghiện, và trở thành nô lệ của thuốc phiện mà khó có thể từ bỏ
VẬN DỤNG THỰC TẾ:
Câu 1: Tại sao người ta nói nếu không có thực vật thì không có loài người?
- Bởi vì: + Người sẽ không có thức ăn.
+ Người sẽ không có khí ôxi để thở.
Câu 2: Hút thuốc lá và thuốc phiện có hại như thế nào?
- Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe:
+ Gây bệnh phổi, tim, gan
+ Gây bệnh phế quản, ung thư phổi.
- Hút thuốc phiện gây nghiện và trở thành nô lệ của thuốc phiện mà khó có thể từ bỏ.
Câu 3. Thực vật có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
 + Cung cấp Ôxi để hô hấp.
 + Điều hoà khí hậu.
 + Cung cấp lương thực, thực phẩm, hoa, quả, gỗ, dược liệu, cây cảnhphục vụ nhu cầu đời sống của con người
Câu 4. Thế nào là thực vật quý hiếm? lấy ví dụ.
- Là thực vật có giá trị nhiều mặt và có xu hướng ngày càng ít đi, do bị khai thác quá mức.
- Vd: Cây trắc, cây tam thất

File đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_6_hoc_ky_ii.doc
Giáo án liên quan