Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 48 đến 70 - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Hoa Phượng

I. Mục tiêu:

 - Kiến thức: Hs xác định đư¬ợc các dạng cây trồng ngày nay và kết qẩu của quá trình chọn lọc từ những cây hoang dại.

 - Kĩ năng: Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh và hoạt động nhóm.

 - Thái độ: Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ cây trồng, vai trò của việc thuần hóa.

II. Phương tiện dạy học: Tranh 45 sgk

III . Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định.

 2. Bài cũ: Trình bày quá trình phát triển của giới .

 3. Bài mới:

 

docx41 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 48 đến 70 - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Hoa Phượng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung
HĐ 1. Nguồn gốc cây trồng.
- Gv y/c hs tìm hiểu < và quan sát hình 45.1 sgk.
- Hs các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi 6 mục 1 sgk.
- Hs trả lời, nhận xét, bổ sung
? Cây trồng có nguồn gốc từ đâu.
- Hs trả lời, nhận xét, bổ sung
- Gv chốt lại kiến thức
I . Nguồn gốc cây trồng.
- Cây trồng bắt nguồn từ cây hoang dại.
- Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà từ 1 loại cây hoang dại ban đầu con người đã tạo ra nhiều loại cây trồng khác xa với tổ tiên của nó.
- VD: Cải, chuối, cam
HĐ 2. Cây trồng khác cây dại như thế nào
 - Gv y/c hs qs hình 45.1 và tìm hiểu < mục 2 sgk.
- Các nhóm hs thảo luận thực s mục 2 và hoàn thành bảng phụ sgk.
- Hs đại diện nhóm trình bày kết quả
* Dựa vào bảng phụ cho biết:
? Cây trồng khác cây hoang dại như thế nào.
? Giải thích vì sao có sự khác nhau đó
.- Hs thảo luận theo bàn trả lời câu hỏi
- Hs trả lời, nhận xét, bổ sung
- Gv chốt lại kiến thức
II. Cây trồng khác cây dại như thế nào.
- Cây trồng và cây hoang dại khác nhau chính bộ phận mà con người sử dụng.
- Các bộ phận sử dụng của cây trồng tốt hơn, chất lượng hơn.
HĐ 3. Cải tạo cây trồng.
- Gv y/c hs tìm hiểu < mục 3 sgk cho biết:
? Muốn cải tạo cây trồng chúng ta phải làm gì.
- Hs thảo luận theo bàn trả lời câu hỏi
- Hs trả lời, nhận xét, bổ sung
- Gv chốt lại kiến thức
Kết luận chung: Phần ghi nhớ SGK
III. Cải tạo cây trồng.
- Sử dụng các biện pháp: lai giống, gây đột biến,.để cải tạo đặc tính di truyền.
- Chọn những biến đổi có lợi phù hợp với nhu cầu sử dụng: qua nhân giống, chăm sóc.. cây trồng tốt.
4. Củng cố: 	Gv sử dụng câu hỏi cuối bài
5. Hướng dẫn học ở nhà:: 
Học bài cũ, trả lời câu hỏi cuối bài
Đọc mục em có biết
Xem trước bài mới.
- Rút kinh nghiệm sau tiết dạy : ..............................................................................................................................................
Ngày soạn 29 tháng 3 năm 2020
Chương IX: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT
Tiết 55: THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HÒA KHÍ HẬU.
I. Mục tiêu: 
 - Kiến thức:Hs nắm được vai trò của thực vật trong quá trình điều hòa khí hậu.
 - Kĩ năng: Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.
 - Thái độ: Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ thực vật, vận dụng kiến thức vào thực tế
II. Phương tiện dạy học: Tranh hình 46.1-2 sgk
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 
 2. Bài cũ: Cây trồng khác cây hoang dại như thế nào ? Cho ví dụ về sự khác nhau đó.
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và Hs
Nội dung
HĐ 1. Nhờ đâu hàm lượng khí cácbôníc và khí ôxy trong không khí dược ổn định.
Gv y/c hs qs hình 46.1 và dựa vào hiểu biết của mình.
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi phần s sgk.
- Hs đại diện các nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Gv chốt lại kiến thức và giải thích thêm cho hs biết.
 HĐ 2. Thực vật giúp điều hòa khí hậu.
- Gv y/c hs tìm hiểu < và nội dung bảng phụ sau mục 2 sgk, yêu cầu hs trả lời 3 câu hỏi phần s mục 2 sgk.
- Hs thảo luận theo bàn trả lời câu hỏi
- Hs trả lời, nhận xét, bổ sung
- Gv chốt lại kiến thức
HĐ3. Thực vật làm giảm ô nhiễm môi
 trường.
- Gv y/c hs tìm hiểu < và quan sát hình 46.2 sgk cho biết:
? Để giảm bớt sự ô nhiểm môi trường không khí chúng ta phải làm gì.
? Việc trồng cây xanh có tác dụng gì.
- Hs thảo luận trả lời câu hỏi
- Hs trả lời, nhận xét, bổ sung
- Gv chốt lại kiến thức.
Kết luận chung: Phần ghi nhớ SGK
1. Nhờ đâu hàm lượng khí cácbôníc và khí ôxy trong không khí dược ổn định.
- Trong quá trình quang hợp TV lấy khí cácbôníc và nhã khí ôxy nên đã góp phần giữ cân bằng hai khí này trong không khí.
2. Thực vật giúp điều hòa khí hậu.
- Nhờ tác động cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, làm tăng lượng mưa ở khu vực.
3. Thực vật làm giảm ô nhiễm môi
 trường.
- Những nơi có nhiều cây xanh thường có không khí trong lành và: Lá có tác dụng ngăn bụi, diệt 1 số vi khuẩn có hại làm giảm ô nhiễm môi trường
4. Củng cố:	Gv sử dụng 4 câu hỏi cuối bài.
5. Dặn dò: 
Học bài cũ, trả lời câu hỏi cuối bài
Đọc mục em có biết
Xem trước bài tiếp theo.
- Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:...................................................................................................................................................
 Ngày soạn 29 tháng 3 năm 2020
Tiết 56: THỰC VẬT BẢO VỆ ĐẤT VÀ NGUỒN NƯỚC.
I. Mục tiêu: 
 - Kiến thức: Hs giải thích nguyên nhân sâu xa của những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên (xói mòn, lũ lụt.) từ đó nêu lên vai trò của thực vật trong việc giữ đất, nguồn nước.
 - Kĩ năng: Rèn luỵện cho hs kĩ năng quan sát, t duy, hoạt động nhóm.
 - Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II.Phương tiện dạy học: Tranh H 47.1 - 3 sgk
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Có vai trò gì đối với điều hòa khí hậu.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và Hs
Nội dung:
HĐ1. Vai trò của thực vật trong trong việc giữ đất, chống xói mòn.
- Gv y/c hs qs hình 47.1 sgk.
- Hs các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:
? Vì sao khi có mưa lượng chảy của dòng 
nước ma ở 2 nơi A và B khác nhau.
? Điều gì sẽ xảy ra ở khu vực đồi trọc khi có mưa.
? Hiện tượng xói mòn thường xảy ra ở vùng nào ở đại phương em.
- Hs thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi
- Hs trả lời, nhận xét, bổ sung
- Gv chốt lại kiến thức
1. Vai trò của thực vật trong trong việc giữ đất, chống xói mòn.
- TV đặc biệt là thực vật rừng nhờ có hệ rễ giữ đất, tán lá cản bớt sức chảy của nước mưa, nên có vai trò quan trọng trong việc giữ đất, chống xói mòn, sụt lở đất.
HĐ2. Thực vật góp phần hạn chế lũ lụt hạn hán.
- Gv y/c hs tìm hiểu < và qs hình 47.3 cho biết:
? Có vai trò gì trong việc hạn chế lũ lụt hạn hán.
- Hs tìm hiểu thông tin SGK trả lời câu hỏi.
- Hstrả lời, nhận xét, bổ sung
- Gv chốt lại kiến thức
2. Thực vật góp phần hạn chế lũ lụt hạn hán.
- Ngoài việc giữ đất, chống xói mòn, TV có vai trò hạn chế lũ lụt hạn hán
HĐ 3. Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm 
- Gv y/c hs tìm hiểu < cho biết:
? TV giữa nguồn nước ngầm như thế nào.
- Hs tìm hiểu thông tin SGK trả lời câu hỏi.
- Hs trả lời, Hs khác nhận xét, bổ sung
- Gv chốt lại kiến thức. 
Kết luận chung: Phần ghi nhớ SGK
3. Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm.
- Rừng không chỉ hạn chế lũ lụt hạn hán mà còn bảo vệ được nguồn nước ngầm.
4. Củng cố:
	Gv sử dụng 3 câu hỏi cuối bài.
 Hớng dẫn Hs vẽ bản đồ tư duy.
5. Dặn dò: 
	Học bài cũ, trả lời câu hỏi cuối bài
	Đọc mục em có biết
	Xem trước bài mới.
- Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .................................................................................................................................................
Ngày soạn 5 tháng 4 năm 2020
Tiết 57: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT ĐỐI VỚI ĐỘNG VẬT VÀ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA CON NGƯỜI (T1)
I. Mục tiêu : 
 - Kiến thức: Hs nêu được vài ví dụ khác nhau cho thấy thực vật là nguồn cung cấp thức ăn và nơi ở cho động vật và con người.
 - Kĩ năng: Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, thu thập thông tin và hoạt động nhóm.
 - Thái độ: Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ thực vật.
II.Phương tiện dạy học: Tranh hình 48.1-2 sgk
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Nhờ đâu mà thực vật có thể bảo vệ đất và giữ nguồn nước.
 3. Bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs
HĐ 1. Thực vật cung cấp ôxy và thức ăn cho động vật.
- Gv y/c hs tìm hiểu < và quan sát hình 48.1 sgk thảo luận hoàn thành s mục 1 sgk.
- Các nhóm thảo luận hoàn thành s mục 1 sgk.
- GV gọi 1-2 hs lên bảng điền vào bảng phụ.
- Hs khác nhận xét- GV cung cấp thêm cho hs biết: Bên cạnh những TV có ích cho ĐV, còn có những TV có hại cho ĐV.
Nội dung
I. Vai trò của thực vật dối với động vật.
1. Thực vật cung cấp ôxy và thức ăn cho động vật.
- Thực vật đóng vai trò quan trọng trong đời sống động vật:
+ Cung cấp ôxy cho động vật hô hấp
+ Cung cấp thức ăn cho ĐV (bản thân của động vật này là thức ăn cho động vật khác và cho người)
- Ngoài ra một số thực vật có hại cho ĐV
VD: Một số tảo kí sinh, cây độc..
HĐ 2. Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.
- Gv y/c hs qs hình 48.2 sgk, đồng thời tìm hiểu < sgk thảo luận hoàn thành s mục 2 sgk.
- Các nhóm hoàn thành s mục 2 sgk.
- Hs trả lời, nhận xét, bổ sung
- Gv chốt lại kiến thức.
Kết luận chung: Phần ghi nhớ SGK
2. Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.
- Ngoài cung cấp ôxy, thức ăn, TV còn cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho 1 số loài động vật.
VD: Chim, thú, châu chấu
4. Củng cố:
- Nêu vai trò của thực vật dối với động vật?
 - Lấy VD minh họa về vai trò của thực vật đối với động vật?
5. Dặn dò: 
Học bài cũ, trả lời câu hỏi cuối bài.
Xem tiếp mục II.
- Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .................................................................................................................................................
Ngày soạn 5 tháng 4 năm 2020
Tiết 58: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT ĐỐI VỚI ĐỘNG VẬT VÀ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA CON NGƯỜI (T2)
I. Mục tiêu: 
 - Kiến thức: Hs nêu được vài ví dụ khác nhau cho thấy thực vật là nguồn cung cấp thức ăn và nơi ở cho động vật và con người.
 - Kĩ năng: Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, thu thập thông tin và hoạt động nhóm.
 - Thái độ: Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ thực vật.
II. Phương tiện dạy học: Tranh hình 48.3-4 sgk
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Thực vật có vai trò gì đối với động vật ? Kể tên 1 số loài ĐV ăn thực vật mà em biết ?
3. Bài mới:
Hoạt động củ GVvà HS
Nội dung
HĐ 1. Thực vật đối với đời sống con
 người.
- Gv y/c hs dựa vào hiểu biết thực tế hãy cho biết:
? TV có thể cung cấp cho chúng ta những gì trong đời sống hằng ngày.
- Hs trả lời: Thức ăn, quần áo, thuốc.
- Hs khác nhận xét
- Hs các nhóm thảo luận hoàn thành bảng phụ sau mục 1 sgk.
- Hs đại diện các nhóm lên bảng hoàn thiện bảng phụ.
- Hs khác nhận xét, bổ sung
- Gv hỏi:
? Dựa vào bảng phụ em có nhận xét gì.
? Theo em nguồn tài nguyên mà con người sử dụng do đâu mà có.
? Để nguồn tài nguyên này luôn phong phú chúng ta cần phải làm gì.
- Hs trả lời, nhận xét, bổ sung
- Gv chốt lại kiến thức
HĐ 2. Những cây có hại cho sức khỏe con người.
- Gv y/c hs qs hình 48.3-4 sgk, đồng thời tìm hiểu Ê sgk cho biết:
? Những cây nào có hại cho đời sống con người.
? Hút thuốc lá có hại gì.
- Hs trả lời, nhận xét, bổ sung
- Gv chốt lại kiến thức.
Kết luận chung: Phần ghi nhớ SGK
II. Thực vật đối với đời sống con người.
1. Những cây có giá trị sử dụng.
- Thực vật nhất là TV hạt kín có công dụng nhiều mặt, có ý nghĩa kinh tế to lớn đối với đời sống con người:
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm
+ Cung cấp gổ sử dụng trong xây dựng và trong công nghiệp.
+ Cung cấp dược liệu làm thuốc
+ Sử dụng làm cảnh.
 TV là nguồn tài nguyên quý giá chúng ta cần bảo vệ và phát triển nguồn tài nguồn tài nguyên này để làm giàu cho đất nước.
2. Những cây có hại cho sức khỏe con người.
- Bên cạnh những cây có lợi, còn có một số cây có hại cho sức khỏe, chúng ta cần hết sức thận trọng trong khai thác và tránh sử dụng nó.
4. Củng cố:	Gv sử dung bài tập 4 cuối bài.
 ? TV có thể cung cấp cho chúng ta những gì trong đời sống hằng ngày
 ? Những cây nào có hại cho đời sống con ngƯời.
5. Dặn dò: 
Học bài cũ, trả lời câu hỏi cuối bài
Đọc mục em có biết
Xem tiếp mục II.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy : ..................................................................................................................................................
Ngày soạn 12 tháng 4 năm 2020
 Tiết 60: BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT.
I. Mục tiêu : 
 - Kiến thức: Hs nắm được tính đa dạng của TV, nêu 1 vài loài TV quý hiếm ở địa phương, kể tên các biện pháp chính để bảo vệ sự đa dạng của TV. Tự xác định xem bản thân có thể tha gia được gì trong việc tuyên truyền bảo vệ TV ở đại phương.
 - Kĩ năng: Quan sát, tổng hợp, hoạt động nhóm.
 - Thái độ: Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ TV.
II.Phương tiện dạy học: Chuẩn bị bài
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định. 
2. Bài cũ: Tại sao người ta nói nếu không có thực vật thì cũng không có con người. 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và Hs
Nội dung
HĐ 1. Sự đa dạng của thực vật.
- Gv y/c hs tìm hiểu < mục 1 sgk cho biết:
? Tính đa dạng của TV là gì.
- Hs trả lời, nhận xét, bổ sung
- Gv chốt lại kiến thức
- Hs nhận xét TV ở địa phương có phong phú không, liên hệ các ngành đã học
HĐ2. Tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam. 
- Gv y/c hs tìm hiểu < mục a sgk cho biết:
? ở nước ta TV có tính đa dạng nh thế nào.
? Vì sao TV nớc ta đa dạng.
- Hs trả lời, nhận xét, bổ sung
- Gv chốt lại kiến thức, thông báo thêm 1 số thông tin:
+ Tảo 20.000 loài
+ Rêu 2200 loài
+ Quyết 1100 loài
+ Hạt trần 600 loài
+ Hạt kín 300.000 loài
- Gv y/c hs tìm hiểu < mục b sgk cho biết:
? Nguyên nhân nào dẫn đến TV nước ta bị suy giảm.
? Những nguyên nhân trên dẫn đến hậu quả gì.
- Hs trả lời, nhận xét, bổ sung
- Gv chốt lại kiến thức
HĐ3. Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
- Gv y/c hs tìm hiểu < mục 3 sgk cho biết:
? Trước tình hình TV bị tàn phá chúng ta phải làm gì.
- Hv trả lời, nhận xét, bổ sung
- Gv chốt lại kiến thức.
Kết luận chung: Phần ghi nhớ SGK
1. Sự đa dạng của thực vật.
- Sự đa dạng của TV đợc biểu hiện bằng số lượng loài và cá thể của loài trong môi trường sống tự nhiên.
2. Tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam.
a. Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật.
- Việt nam có tính đa dạng về TV khá cao, trong đó có nhiều loài có giá trị. Nhng hiện nay đã bị suy giảm.
b. Sự suy giảm tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam.
* Nguyên nhân: 
- Khai thác rừng bừa bãi
- Đốt phá rừng làm nương rẫy
* Hậu quả:
- Môi trường sống của TV bị tàn phá và thu hẹp
- Những loài TV quý hiếm bị tàn phá.
3. Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
- Ngăn chặn phá rừng, hạn chế việc khai thác rừng.
- Xây dựng vườn TV, vờn quốc gia, khu bảo tồn TV quý hiếm.
- Cấm buốn bán, xuất khảu TV quý hiếm.
- Tuyên truỳen giáo dục rộng rãi trong nhân dân tham gia bảo vệ rừng.
4. Củng cố:	GV sử dụng 3 câu hỏi cuối bài.
? Tính đa dạng của TV là gì.
? Nguyên nhân nào dẫn đến TV nước ta bị suy giảm.
? Trước tình hình TV bị tàn phá chúng ta phải làm gì.
5. Dặn dò: 
Học bài cũ, trả lời câu hỏi cuối bài.
Đọc mục em có biết.
Xem trước bài mới.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .................................................................................................................................................
Ngày soạn 12 tháng 4 năm 2020
Chương X: VI KHUẨN - NẤM - ĐỊA Y
Tiết 61: VI KHUẨN 
I. Mục tiêu : 
 - Kiến thức: Mô tả được Vi khuẩn là sinh vật nhỏ bé, tế bào chưa có nhân, phân bố rộng rãi. Sinh sản chủ yếu bằng cách phân đôi. 
 - Kĩ năng: Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, nhận biết, phân tích.
 -Thái độ: Giáo dục cho hs ý thức giữ gìn và bảo vệ sức khỏe, môi trường sống.
II.Phương tiện dạy học: Máy chiếu, tài liệu về vi khuẩn, một số mẫu vật...
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định:
 2. Bài cũ: Sự đa dạng của thực vật được biểu hiện ở những mặt nào?
 3. Bài mới:
Hoạt động củ GV và HS
Nội dung
HĐ1. Hình dạng, kích thước vàc cấu tạo của vi khuẩn.
- Gv y/c hs quan sát hình ảnh trên máy chiếu về hình dạng của các loài vi khuẩn và tìm hiểu ■ mục 1 sgk:
? Vi khuẩn có những hình dạng nào?
- Hs : Hình dạng: Có nhiều hình dạng khác nhau: Cầu, que, dấu phẩy...
- Gv chốt kiến thức về hình dạng.
? Thực tế em đã thấy Vi khuẩn chưa?
HS: Chưa.
-Gv: Vì kích thước Vi khuẩn rất nhỏ bé cho nên mắt thường chúng ta không nhìn thấy mà phải quan sát trên kính hiển vi có độ phóng đại lớn.
-Gv: Giới thiệu cấu tạo Vi khuẩn.
? Nêu cấu tạo cơ bản nhất của Vi khuẩn?
? So sánh với tế bào thực vật thì khác nhau là: vi khuẩn không có diệp lục, chưa có nhân hoàn chỉnh, 1 số vi khuẩn cs roi có thể di chuyển được.
HĐ2. Cách dinh dưỡng. 
? Hình thức tự tổng hợp được chất hữu cơ nuôi cơ thể là hình thức dinh dưỡng gì?
-Hs: Tự dưỡng.
-Gv: Không như thực vật Vi khuẩn chủ yếu dinh dưỡng bằng hình thức dị dưỡng. Chỉ một số rất ít Vi khuẩn sống bằng hình thức tự 
dưỡng.
? Vi khuẩn có hình thức dinh dưỡng nào?
Hs: Kí sinh hoặc hoại sinh.
-Gv phân biệt 2 khái niệm:
+ Kí sinh :Sống nhờ trên cơ thể sống khác.
+ Hoại sinh:Sống bằng chất hữu cơ có sẵn trên xác động, thực vật đang phân hủy.
HĐ 3: Phân bố và số lượng
- Gv y/c hs tìm hiểu < mục 3 sgk .
? Từ các số liệu trên, em có nhận xét gì về sự phân bố của vi khuẩn trong tự nhiên?
- Hs trả lời đựơc: phân bố rộng rãi.
? Vi khuẩn phân bố với số lượng bao nhiêu?
- Hs: Số lượng nhiều.
- Gv: Chúng sinh sản chủ yếu bằng cách phân đôi cơ thể.điều kiện thuận lợi thì sinh sản
* Liên hệ thực tế: 
? Vì sao uống nước lã hoặc nước chưa đun sôi lại đau bụng? ( Vì trong nước đó có chứa vi khuẩn gây bệnh)
? Vì sao phải rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh? ( Vì tay có vi khuẩn đã bám vào trong quá trình sinh hoạt...).
? Tại sao phân hữu cơ bón vào đất lâu ngày lại hóa thành mùn, muối khoáng.
? Taijnsao ói chuyện thường xuyên với người bị bệnh lao phổi lại có thể lay bệnh?
Kết luận chung: Phần ghi nhớ SGK
1. Hình dạng, kích thước vàc cấu tạo của vi khuẩn.
- Hình dạng: Có nhiều hình dạng khác nhau: Cầu, que, dấu phẩy...
- Kích thước: hiển vi(≈1 vài phần nghìn mm).
 +Vách tế bào.
- Cấu tạo: + Chất tế bào.
 đơn giản + Chưa có nhân hoàn chỉnh 
2. Cách dinh dưỡng.
- Chủ yếu dị dưỡng( kí sinh hoặc hoại sinh),1 số ít có khả năng tự dưỡng.
3. Phân bố và số lượng.
- Phân bố: Rộng rãi( trong đất, nước, không khí và trong cơ thể sinh vật).
- Số lượng: Nhiều.
- Sinh sản: Phân đôi cơ thể.
4. Củng cố: 
 ? Vi khuẩn có những hình dạng nào?
 ? Nêu cấu tạo cơ bản nhất của Vi khuẩn?
 ? Vì sao phải rữa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh? ( Vì tay có vi khuẩn đã bám vào trong quá trình sinh hoạt...).
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài và làm bài tập ở vỡ bài tập.
- Chuẩn bị: Kiến thức vai trò của vi khuẩn.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .................................................................................................................................................
Ngày soạn 19 tháng 4 năm 2020
Tiết 62: VI KHUÂN ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
 - Kiến thức: Nêu được vi khuẩn có lợi cho sự phân huỷ chất hữu cơ, góp phần hình thành mùn, than đá, dầu lửa, lên men, tổng hợp vitamin, chất kháng sinh.
 - Kĩ năng: Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, nhận biết, phân tích.
 -Thái độ: Giáo dục cho hs ý thức giữ gìn và bảo vệ sức khỏe, môi trường sống.
II.Phương tiện dạy học: Máy chiếu, tài liệu về vi khuẩn, một số mẫu vật...
III . Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định :
2. Bài cũ: Vì sao uống nước lã hoặc nước chưa đun sôi lại đau bụng? ( Vì trong nước đó có chứa vi khuẩn gây bệnh)
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ 4 . Vai trò của vi khuẩn
- Gv y/c hs quan sát tranh ở màn chiếu ( giống ở SGK trang 162 ) 
- Gv: hướng dẫn hs quan sát tranh.
- Hs hoàn thành bài tập s mục a sgk (Điền từ)
- Gv gọi Hs điền từ và nhận xét, bổ sung.
- Gv y/c hs hoạt động nhóm (5 phút)
Nội dung : Nhóm 1+2 : Lựa chọn các loài vi khuẩn có ích ghi vào phiếu học tập.
 Nhóm 3+4 : Lựa chọn các loài vi khuẩn có hại ghi vào phiếu học tập.
- Hết giờ Gv mời Hs lên dán phiếu học tập lên bảng. Gv chữa và chấm. 
? Vi khuẩn có vai trò gì trong thiên nhiên và trong đời sống?
- Hs trả lời dựa trên kết quả phiếu học tập.
- Gv chốt kiến thức Vi khuẩn có ích.Ví dụ.
+ Làm sữa chua, muối cà, muối dưa...là nhờ có vi khuẩn len men...
+ Cây đậu có nốt sần do có vi khuẩn cộng sinh cố định đạm -> Đất sau khi trồng đậu thì rất tốt.
- Gv y/c hs tìm hiểu < mục b sgk cho biết:
? Vi khuẩn có tác hại gì?
Hs: Gây bệnh, làm hỏng thực phẩm...
Gv:Vd bệnh tả do phẩy khuẩn gây nên,bệnh lao do trực khuẩn lao gây nên.
-Có những vi khuẩn vừa có ích, vừa có hại
Có hại:Làm hỏng thực phẩm.Có lợi: Phân hủy xác động,thực vật.
*Liên hệ thực tế:
? Vì sao thức ăn để lâu vào mùa hè lại nhanh bị ôi thiu hơn mùa đông?
Hs: Vì mùa hè nhiệt độ cao rất thích hợp cho vi khuẩn phát triển( vi khuẩn hoại sinh) -> Thức ăn dễ bị nhi

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_48_den_70_nam_hoc_2019_2020_le_t.docx
Giáo án liên quan