Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 23 - Năm học 2019-2020

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV yêu cầu HS quan sát kĩ cây dương xỉ và ghi lại đặc điểm các bộ phận của cây.

- Tổ chức thảo luận trên lớp.

- GV bổ sung hoàn thiện đặc điểm rễ, thân, lá.

- GV lưu ý: HS dễ nhầm cuống của lá già là thân  GV giúp HS phân biệt.

- Cho HS so sánh các đặc điểm với cơ quan sinh dưỡng của rêu.

- GV ghi tóm tắt lên bảng. - HS hoạt động nhóm và ghi lại:

+ Quan sát cây dương xỉ  xem có những bộ phận nào  so sánh với tranh.

+ Trao đổi nhóm về đặc điểm rễ, thân, lá quan sát được (chú ý đặc điểm lá non).

- HS phát biểu  các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

docx4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tuần 23 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23
Tiết: 43
BÀI 38: RÊU – CÂY RÊU
1. Tiến trình bài giảng
VB: GV giới thiệu rêu là nhóm thực vật lên cạn đầu tiên, cơ thể có cấu tạo đơn giản.
Hoạt động 1: Tìm hiểu môi trường sống của tảo
- GV đặt câu hỏi: Rêu sống ở đâu?
+ HS trả lời bằng hiểu biết của mình, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: Rêu sống ở đất ẩm.
Hoạt động 2: Quan sát cây rêu
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
20’
- GV yêu cầu HS quan sát cây rêu và đối chiếu với hình 38.1, nhận thấy những bộ phận nào của cây?
- Tổ chức cho HS thảo luận toàn lớp.
- Cho HS đọc đoạn thông tin, GV giảng giải:
Rễ giả: có khả năng hút nước.
Thân, lá chưa có mạch dẫn, nên chỉ sống nơi đất ẩm ướt.
- Yêu cầu so sánh rêu với rong mơ và cây bàng, trả lời câu hỏi:
 + Tại sao xếp rêu vào nhóm thực vật bậc cao?
- GV tổng kết lại cho có hệ thống.
- HS hoạt động theo nhóm:
+ Tách rời 1-2 cây rêu " quan sát bằng kính lúp.
+ Quan sát đối chiếu tranh cây rêu.
- Phát hiện các bộ phận của cây rêu.
- Gọi 1-2 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS tự rút ra những đặc điểm chính trong cấu tạo cây rêu.
- Thân ngắn, không phân cành.
- Lá nhỏ, mỏng.
- Rễ giả có khả năng hút nước.
- Chưa có mạch dẫn.
Hoạt động 3: Túi bào tử và sự phát triển của rêu
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
15’
- GV yêu cầu HS quan sát tranh cây reeu có túi bào tử, phân biệt các phần của túi bào tử.
- Yêu cầu HS quan sát tiếp hình 38.2 và đọc đoạn thông tin, trả lời câu hỏi:
+ Cơ quan sinh sản của rêu là bộ phận nào?
+ Rêu sinh sản bằng gì?
+ Trình bày sự phát triển của rêu?
- HS quan sát tranh theo hướng dẫn của GV, rút ra nhận xét: 
+ Túi bào tử có 2 phận: mũ ở trên, cuống ở dưới, trong túi có bào tử.
- HS dựa vào hình 38.2, thảo luận trong nhóm tìm câu trả lời.
- HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Cơ quan sinh sản là túi bào tử nằm ở ngọn cây.
- Rêu sinh sản bằng bào tử.
- Bào tử nảy mầm phát triển thành cây rêu.
Hoạt động 4: Vai trò của rêu
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
5’ 
- GV yêu cầu HS đọc đoạn thông tin mục 4 và trả lời câu hỏi: 
+ Rêu có lợi ích gì?
- GV giảng thêm:
Hình thành đất.
Tạo than.
BVMT :
Giáo dục HS có ý thức bảo vệ sự đa dạng thức vật.
- HS tự rút ra vai trò của rêu
HS lắng nghe
Hình thành đất.
Tạo than.
2. Củng cố, luyện tập (3’)
Điền vào chỗ trống những từ thích hợp:
Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu gồm có thân, lá, chưa có rễ thật sự. Trong thân và lá rêu chưa có mạch dẫn. Rêu sinh sản bằng bào tử được chứa trong túi bào tử, cơ quan này nằm ở ngọn cây rêu.
3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị mẫu cây rêu.
- Soạn trước bài: Quyết – cây dương xỉ theo các nội dung: 
+ Trình bày đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh snả của dương xỉ ? 
+ Nói rõ nguồn gốc hình thành các mỏ than đá ?
+ Chuẩn bị một số cây dương xỉ
Tuần: 23
Tiết: 44
BÀI 39: QUYẾT – CÂY DƯƠNG XỈ
1. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Quan sát cây dương xỉ
a. Quan sát cơ quan sinh dưỡng
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nộ dung
15’
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ cây dương xỉ và ghi lại đặc điểm các bộ phận của cây.
- Tổ chức thảo luận trên lớp.
- GV bổ sung hoàn thiện đặc điểm rễ, thân, lá.
- GV lưu ý: HS dễ nhầm cuống của lá già là thân " GV giúp HS phân biệt.
- Cho HS so sánh các đặc điểm với cơ quan sinh dưỡng của rêu.
- GV ghi tóm tắt lên bảng.
- HS hoạt động nhóm và ghi lại:
+ Quan sát cây dương xỉ " xem có những bộ phận nào " so sánh với tranh.
+ Trao đổi nhóm về đặc điểm rễ, thân, lá quan sát được (chú ý đặc điểm lá non).
- HS phát biểu " các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Cơ quan sinh dưỡng gồm:
- Lá già có cuống dài, lá non cuộn tròn.
- Thân ngắn hình trụ
- Rễ thật
- Có mạch dẫn.
b. Quan sát túi bào tử và sự phát triển của cây dương xỉ
Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm của túi bào tử, điểm sai khác trong quá trình phát triển của dương xỉ so với rêu.
b. Quan sát cơ quan sinh sản
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
15’
- GV yêu cầu HS lật mặt dưới lá già, tìm túi bào tử.
- Yêu cầu HS quan sát hình 39.2, đọc kĩ chú thích trả lời câu hỏi:
+ Vòng cơ có tác dụng gì?
+ Cơ quan sinh sản và sự phát triển của túi bào tử?
- So sánh với rêu.
- GV gợi ý cho HS phát biểu " hoàn chỉnh đoạn câu trên ( đáp án: Túi bào tử, đẩy bào tử bay ra, nguyên tản, cây dương xỉ con, bào tử, nguyên tản).
- GV cho HS đọc lại đoạn bài tập đã hoàn chỉnh.
- Rút ra kết luận.
- HS quan sát kĩ hình 39.2, thảo luận nhóm " ghi câu trả lời ra nháp.
+ Làm bài tập: điền vào chỗ trống những từ thích hợp.
Mặt dưới lá dương xỉ có những đốm chứa .
Vách túi bào tử có một vòng cơ màng tế bào dày lên rất rõ, vòng cơ có tác dụng. Khi túi bào tử chín. Bào tử rơi xuống đất sẽ nảy mầm và phát triển thành  rồi từ đó mọc ra.
- Dương xỉ sinh sản bằng  như rêu, nhưng khác rêu ở chỗ có  do bào tử phát triển thành.
Dương xỉ sinh sản bằng bào tử, cơ quan sinh sản là túi bào tử.
Hoạt động 2: Quan sát một vài loại dương xỉ thường gặp
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
5’
- Quan sát cây rau bợ, cây lông cu li và nhận xét:
+ Đặc điểm chung?
+ Nêu đặc điểm nhận biết một cây thuộc dương xỉ?
- Phát biểu nhận xét về:
+ Sự đa dạng hình thái.
+ Đặc điểm chung.
- Tập nhận biết một cây thuộc dương xỉ (căn cứ vào lá non).
- Dương xỉ thuộc nhóm quyết. Là những thực vật đã có rễ, thân, lá và có mạch dẫn.
- Sinh sản bằng bào tử.
Hoạt động 3: Quyết cổ đại và sự hình thành than đá
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
5’
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát hình 39.4 và trả lời câu hỏi:
+ Than đá được hình thành như thế nào?
- HS đọc thông tin.
- Quan sát hình.
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Góp phần hình thành than đá
2. Củng cố, luyện tập (3’)
- GV củng cố nội dung bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của cây dương xỉ.
- Đánh giá giờ.
3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Soạn trước bài Hạt trần cây thông theo các nội dung sau: 
+Trình bày đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thông ?
+ Nêu sự khác nhau cơ bản giữa cây hạt trần với cây có hoa ?

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tuan_23_nam_hoc_2019_2020.docx
Giáo án liên quan