Giáo án Sinh học 6 - Tuần 3 - Năm học 2015-2016

I.MỤC TIÊU

 1) Kiến thức:

 - Kể được tên những thành phần chủ yếu của tế bào thực vật, khái niệm mô .

 - Giải thích được mọi cơ quan của thực vật đều cấu tạo bằng tế bào.

 - Nhận dạng được các loại tế bào thực vật .

 2) Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, vẽ hình cho hs.

 3) Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.

II.CHUẨN BỊ

- GV: Tranh vẽ phóng to Hình 7.1 – 7.5 trang 23 – 25 sgk.

- HS: xem trước bài ở nhà.

III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP

 1.Ổn định lớp.

 2.Kiểm tra bài cũ: Không

 3. Nội dung bài mới

 Mở bài: chúng ta đã tìm hiểu hình dạng một số tế bào thực vật như tế bào biểu bì vảy hành có hình đa giác xếp sát nhau; tế bào thịt quả cà chua hình tròn. Vậy, có phải tế bào ở mọi cơ quan của cây đều giống nhau ?

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Tuần 3 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Tiết thứ: 5 	Tuần: 3	 	 
BÀI 6: THỰC HÀNH
QUAN SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT
I.MỤC TIÊU 
1.Kiến thức: 
	- Làm tiêu bản hiển vi tạm thời tế bào thực vật . 
	- Phân biệt được các dụng cụ thực hành: kim nhọn, kim mủi mác, khv. 
	- Quan sát được các vật mẫu dưới kính hiển vi. 
2.Kỹ năng: Rèn hs cách sử dụng kính hiển vi và các dụng cụ thực hành, vẽ hình sau khi quan sát được. 
3.Thái độ: 
	- Có ý thức giữ gìn sau khi sử dụng KHV. 
	- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn. 
II.CHUẨN BỊ 
1.Giáo viên: 
-Dụng cụ: 6 kinh hiển vi, 12 lá kính, 12 lamen (vật, thị kính: 5 x 10), lọ đựng nước cất, 2 ống nhỏ giọt, giấy thấm, 6 khay nhựa, 6 kim mủi mác, 6 kim nhọn. 
-Vật mẫu: củ hành trắng tươi, quả cà chua chín. 
-Bảng phụ ghi nội dung tóm tắc các bước tiến hành. 
2. Học sinh: chuẩn bị theo nhóm vật mẫu: củ hành trắng, quả cà chua chín.
III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ : sự chuẩn bị của hs 
3. Nội dung bài mới :
 * Mở bài: các tế bào thực vật thường có kích thước rất nhỏ, khi muốn quan sát ta cần phải sử dụng các dụng cụ hổ trợ như KHV. Khi muốn quan sát vật mẫu ta cần phải chuẩn bị tiêu bản tạm thời như thế nào ? 
 Phát triển bài: phân công nhóm: 
Nhóm 1, 2, 3 làm tiêu bản biểu bì vảy hành trước; 
nhóm 4, 5, 6 làm tiêu bản tế bào thịt quả cà chua. 
Hoạt động 1: Quan sát tế bào dưới kính hiển vi:
Mục tiêu: Làm được tiêu bản tạm thời và quan sát được dưới KHV. 
Hoạt động của thầy
Hđ của trò
Nội dung ghi bảng
Phân dụng cụ cho các nhóm. 
Yêu cầu học sinh đọc kỹ các bước tiến hành và thực hiện quan sát tiêu bản. 
Quan sát sự thực hiện của các nhóm, 
Lưu ý: 
 + Lấy biểu bì vảy hành phải thật mỏng mới quan sát được dưới kính hiển vi. 
 + Thịt quả cá chua lấy thật ít. 
Hướng dẫn các nhóm quan sát và yêu cầu hs vẽ hình quan sát được. 
Nhóm tiến hành thí nghiệm được phân công. 
Nhóm trưởng đọc các bước tiến hành, các hs khác nghe và thực hiện theo hướng dẫn trên bảng phụ. 
Nghe gv thông báo những lưu ý khi thực hiện thí nghiệm. 
Nhóm thực hiện vẽ hình quan sát được. 
I. Quan sát tế bào biểu bì vảy hành dưới kính hiển vi: 
 Bóc củ hành ra khỏi củ . 
Lấy 1 mẫu tế bào biểu bì vảy hành thật mỏng đặt lên lam kính, 
Nhỏ lên vật mẫu 1 giọt nước cất và đậy lamen thật nhẹ . 
Đặt lên bàn kính quan sát. 
Vẽ hình quan sát được. 
II. Quan sát tế bào thịt quả cà chua chín: 
Cắt đôi quả cà chua chín, 
Dùng kim mủi mác lấy ít thịt quả để lên lam kính. 
Nhỏ 1 giọt nước lên vật mẩu và đậy lamen lại thật nhẹ. 
Để lên bàn kính quan sát . 
Vẽ hình quan sát được.
Hoạt động 2: Vẽ hình quan sát được .
Mục tiêu: rèn kỹ năng vẽ hình quan sát được dưới KHV. 
Hoạt động của thầy
Hđ của trò
Nội dung ghi bảng
Hướng dẫn học sinh vẽ các hình quan sát được dưới kinh hiển vi. Xác định các thành phần trong tế bào. 
Quan sát , xác định những thành phần trong tế bào biểu bì vảy hành và tế bào thịt quả cà chua. 
Tế bào biểu bì vảy hành
Tế bào thịt quả cà chua.
4.Củng cố 
- Cho hs các nhóm vệ sinh sạch sẽ 
- Nhận xét cách sử dụng kính hiển vi của các nhóm và kết quả thực hành; tinh thần chuẩn bị, thái độ tham gia. 
- Ghi điểm học sinh có kết quả tốt. 
- Yêu cầu học sinh các nhóm về nhà hoàn thành hình vẽ. 
- Hướng dẫn học sinh lau chùi KHV cho vào hộp
- Yêu cầu một số học sinh vận chuyển kính, dụng cụ sang lớp khác. 
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
	-Vẽ hình vào vở học.
	- Sưu tầm hình ảnh về tế bo thực vật
IV. RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
Ngày soạn: 
Tiết thứ: 6 	Tuần: 3	 
BÀI 7: CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT.
 I.MỤC TIÊU 
Kiến thức: 
	- Kể được tên những thành phần chủ yếu của tế bào thực vật, khái niệm mô .
	- Giải thích được mọi cơ quan của thực vật đều cấu tạo bằng tế bào. 
	- Nhận dạng được các loại tế bào thực vật . 
Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, vẽ hình cho hs. 
Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn. 
II.CHUẨN BỊ
- GV: Tranh vẽ phóng to Hình 7.1 – 7.5 trang 23 – 25 sgk.
- HS: xem trước bài ở nhà. 
III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1.Ổn định lớp.
 2.Kiểm tra bài cũ: Không 
 3. Nội dung bài mới
 Mở bài: chúng ta đã tìm hiểu hình dạng một số tế bào thực vật như tế bào biểu bì vảy hành có hình đa giác xếp sát nhau; tế bào thịt quả cà chua hình tròn. Vậy, có phải tế bào ở mọi cơ quan của cây đều giống nhau ? 
Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng, kích thước tế bào thực vật .
Mục tiêu: nêu được mọi cơ quan của thực vật đều cấu tạo từ tế bào, hình dạng kích thước rất khác nhau. 
Hoạt động của thầy
Hđ của trò
Nội dung ghi bảng
 Treo Tranh vẽ phóng to hình 7.1 – 7.5, hướng dẫn học sinh quan sát; Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm: 
 + Tìm những điểm giống nhau trong cấu tạo của rễ, thân, lá của cây ? 
 + Nhận xét hình dạng, cấu tạo tế bào thực vật ? 
Bổ sung hoàn chỉnh nội dung. 
Yêu cầu học sinh đọc thông tin về kích thước của tế bào (Bảng đầu trang 24)
 Quan sát tranh theo hướng dẩn ; thảo luận nhóm: tìm ra đđiểm giống nhau trong cấu tạo của rễ, thân, lá ® nx về hdạng, cấu tạo tế bào thực vật .
Đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung.
I. Hình dạng và kích thước của tế bào: 
Các cơ quan của thực vật đều cấu tạo bằng tế bào. 
Hình dạng, kích thước của các tế bào thực vật rất khác nhau. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo tế bào thực vật.
+ Mục tiêu: hs nêu được các thành phần chính của tế bào thực vật.
Hoạt động của thầy
Hđ của trò
Nội dung ghi bảng
Yêu cầu h.sinh đọc thông tin ô vuông mục 2; 
Cấu tạo tế bào thực vật gồm những thành phấn nào ? 
Treo Tranh vẽ phóng to hình 7.4; Yêu cầu học sinh: 
 + Hãy xác định trên tranh các th.phần của tế bào thực vật ? 
Giới thiệu: chức năng các bộ phận trong tế bào
Cho hs chừa khoảng 10 ô tập để vẽ hình; 
Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình. 
Cá nhân đọc thông tin sgk, đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung. 
Quan sát tranh vẽ phóng to, đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung.
Nghe gv thông báo chức năng các th.phần trong tế bào thực vật . 
Quan sát, nghe gv hướng dẫn vẽ hình. 
II. Cấu tạo tế bào: gồm
Vách tế bào.
Màng sinh chất.
Chất tế bào. CN sgk
Nhân.
Không bào 
* Sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật 
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm “Mô”
Mục tiêu: phát biểu được khái niệm “Mô” và kể tên được một số mô thực vật: 
Hoạt động của thầy
Hđ của trò
Nội dung ghi bảng
 Treo Tranh vẽ phóng to hình 7.5; Y/c h/s thảo luận nhóm: 
 + Cho biết hình dạng, cấu tạo tế bào trong cùng 1 loại mô ? của những mô khác nhau ? 
 + Rút ra kết luận mô là gì ? 
Bổ sung hoàn chỉnh nội dung. 
Quan sát tranh vẽ, thảo luận nhóm , rút ra nhận xét, đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung.
III. Mô: 
 Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau cùng thực hiện một chức năng riêng. 
 Ví dụ: mô phân sinh ngọn, mô mềm, mô nâng đỡ, 
 4.Củng cố
-Tế bào gồm những thành phần chủ yếu nào?
- Cho HS tham gia trò chơi “Giải ô chữ”.
 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- Vẽ hình 7.4 vào vỡ và học bài
Ký duyệt tuần 3
Ngày .. tháng  năm .
Tổ trưởng
 - Đọc mục “Em có biết” trang 25 SGK
 	- Xem trước bài 8
 IV. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docGA Sinh 6-Tuan 3.doc