Giáo án Sinh học 6 - Tuần 23 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Văn Hậu

Bài 36 : TỔNG KẾT CÂY CÓ HOA

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: - Hệ thống hóa kiến thức về cấu tạo và chức năng chính của các cơ quan của cây xanh có hoa.

 - Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây tạo thành cơ thể toàn vẹn.

2. Kỹ năng:

 - Rèn kĩ năng nhận biết, phân tích, hệ thống thống hóa kiến thức.

3. Thái độ:

 - Giáo dục hs yêu và bảo vệ thực vật.

II. Phương pháp:

 - Trực quan, so sánh.

III. Phương tiện:

- Gv: Chuẩn bị H: 36.1; bảng phụ.

- Hs: Đọc trước bài 36.

IV. Tiến trình lên lớp:

1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS

2/ Kiểm tra bài cũ:

 

doc6 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 836 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Tuần 23 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Văn Hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:08/01/2014	Ngày dạy:10-15/02/2014
Tuần 23	Tiết PPCT: 43
NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:	
- Nêu được các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt (nước, nhiệt độ...).
	- Giải thích được cơ sở khoa học của một số biện pháp kỹ thuật gieo trồng và bảo quản hạt giống.
2. Kỹ năng:
	- Làm thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.	
3. Thái độ:
	- Giáo dục hs yêu thích bộ môn.
II. Phương pháp:
	- Trực quan, so sánh.
III. Phương tiện:
- Gv: Chuẩn bị H: 35.1, bảng phụ. 
- Hs: Làm trước thí nghiệm về điều kiện nảy mầm của hạt (H: 35.1).
IV. Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
2/ Kiểm tra bài cũ:
	H: Sự phát tán là gì? Có những loại phát tán nào của quả, hạt ?
	H: Đặc điểm của các loại phát tán trên?
3/ Giảng bài mới:
GV: Ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoat động 1: Tìm hiểu những đ.k cần cho hạt nảy mầm.
Gv: Kiểm tra sự chuẩn bị T.N của các nhóm.
Treo hình: 35.1, giới thiệu tranh 
 Treo bảng phụ (bảng kết qủa sgk):
Stt
Điều kiện thí nghiệm
Kết quả thí nghiệm (số hạt nảy mầm)
 1 
10 hạt đỗ đen để khô.
2
10 hạt ngâm ngập trong nước.
3
10 hạt đỗ đen để trên bông ẩm.
 H: Yêu cầu báo cáo kết quả vào bảng trên ?
-Hs: Quan sát, cử đại diện nhóm lên bảng. Các nhóm còn lại nộp bảng báo cáo lại cho GV.
-Gv: Gọi các nhóm nhận xét, bổ sung 
Thu bảng báo cáo các tổ nhận xét bổ sung: Cốc 1: không nảy mầm. Cốc 2: chỉ nứt vỏ, không lên mầm. Cốc 3: cả 10 hạt nảy mầm.
H: Vậy hạt đỗ ở cốc nào nảy mầm ?
H: Vì sao hạt đỗ ở những cốc khác không nảy mầm ?
 Vì cốc 1 không có nước; cốc 2 nhiều nước bị ngập không có không khí.
H: Vậy kết quả T.N cho ta biết hạt nảy mầm cần có những điều kiện gì ?
Cần nước, không khí .
-Hs: Trả lời. Gv: Nhận xét, bổ sung 
-Gv: Tiếp tục cho hs nghiên cứu T.N 2:
Làm tương tự như cốc thứ 3 nhưng để vào hộp xốp đựng nước đá 3 đến 4 ngày:
H: Hạt đỗ trong cốc này có nảy mầm được không? Vì sao?
 Vì nhiệt độ không thích hợp. 
-Hs: Trả lời 
-Gv: Nhận xét: Yêu cầu hs đọc t.tin sgk.
H: Ngoài Đ.K: Nước, không khí thì hạt cần những đ.k nào nữa ?
Hs: Còn phụ thuộc vào chất lượng hạt.
-Gv: Cho Hs nhận xét, gv liên hệ thực tế, bổ sung.
H: Qua vd 1,2 thì những đ.k nào cần cho hạt nảy mầm? Hs: trả lời, chốt nội dung
Hoạt động 2: Những hiểu biết về đ.k nảy mầm của hạt được vận dụng như thế nào trong sản xuất.
-Gv: Cho hs lần lượt giải thích:
H: Sau khi gieo hạt gặp mưa to, đất ngập úng thì phải tháo nước ngay?
H: Phải làm đất tơi, xốp trước khi gieo hạt?
H: Khi trời rét phải ủ rơm rạ cho hạt ?
H: Phải gieo hạt đúng thời vụ?
H: Phải bảo quản tốt hạt giống?
-Hs: Lần lượt trả lời Gv: Nhận xét, bổ sung.
GV: Tích hợp giáo dục và bảo vệ môi trường
.
1. Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
a.Thí nghiệm 1: (sgk)
b. Thí nghiệm 2: (sgk)
* Kết luận: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm: Đủ nước, không khí, nhiệt độ thích hợp, hạt giống phải có chất lượng tốt.
2. Những hiểu biết về đ.k nảy mầm của hạt được vận dụng như thế nào trong sản xuất.
- Sau khi gieo hạt gặp mưa to, đất ngập úng thì phải tháo nước ngay.
- Phải làm đất tơi, xốp trước khi gieo hạt.
- Khi trời rét phải ủ rơm rạ cho hạt.
- Phải gieo hạt đúng thời vụ.
- Phải bảo quản tốt hạt giống.
4/Củng cố:
 Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk, phần “Em có biết”.
 - GV: những điều kiện cần cho hạt nẩy mầm là: 
a/ Nước và không khí
b/ Nhiệt độ và độ ẩm
c/ Chất lượng hạt
d/ Cả a, b, c
- HS: d
- GV: Những hiểu biết về điều kiện nẩy mầm của hạt được vận dụng như thế nào trong sản xuất?
- HS: Gieo hạt bị mưa ngập -> tháo nước để thoáng khí.
Phải bảo quản tốt hạt giống
Làm đất tơi xốp
Phải ủ rơm khi trời rét
 5/ Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài
- Trả lời câu hỏi và bài tập SGK/tr115
- Đọc phần “Em có biết”
- Nghiên cứu bài 36, trả lời các câu hỏi sau:
+ Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa thể hiện như thế nào?
+ Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa thể hiện như thế nào?
V. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:08/01/2014	Ngày dạy:10-15/02/2014
Tuần 23	Tiết PPCT: 44
Bài 36 : TỔNG KẾT CÂY CÓ HOA
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:	- Hệ thống hóa kiến thức về cấu tạo và chức năng chính của các cơ quan của cây xanh có hoa.
	- Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây tạo thành cơ thể toàn vẹn.
2. Kỹ năng:	
 - Rèn kĩ năng nhận biết, phân tích, hệ thống thống hóa kiến thức.
3. Thái độ:
 - Giáo dục hs yêu và bảo vệ thực vật.
II. Phương pháp:
 - Trực quan, so sánh.
III. Phương tiện:
- Gv: Chuẩn bị H: 36.1; bảng phụ.
- Hs: Đọc trước bài 36.
IV. Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
2/ Kiểm tra bài cũ:
KIỂM TRA 15 PHÚT
I/ Trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn vào một phương án trả lời mà em cho là đúng nhất. 
Câu 1 Trong các vùng trông vải nhãn người ta thường nuôi ong mật để:
a Thụ phấn cho hoa c Lấy mật ong
b Tiêu diệt sâu hại d Cả a và c
Câu 2 Dựa vào đặc điểm của vỏ quả có thể chia quả thành 2 nhóm chính là:
 a Quả khô nẻ và quả khô không nẻ
c Quả thịt và quả khô
 b Quả mọng và quả hạch
d Quả thịt và quả mọng
Câu 3 Sau khi thụ tinh ở hoa có những biến đổi gì?
 a. Hợp tử phát triển thành phôi.	 c. Noãn phát triển thành hạt chứa phôi.
 b. Bầu phát triển thành quả chứa hạt. d. Cả a,b và c đều đúng.
Câu 4 Hạt gồm:
 a Vỏ ; phôi ; chất dinh dưỡng dự trữ
c Vỏ ; rễ mầm ; ;lá mầm
 b Vỏ; rễ mầm ; thân mầm chồi mầm
d Vỏ ; rễ mầm ; phôi nhũ
Câu 5 Điều kiện cần cho hạt nảy mầm:
a. ánh sáng, nhiệt độ, đất phù hợp
c. đất, nước, chất lượng hạt giống.
b. ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp
d. ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và chất lượng hạt giống.
Câu 6 Vì sao khi gieo hạt gặp trời mưa to phải tháo nước ngay: 
a. Vì hạt sẽ thiếu không khí.
c. Vì hạt sẽ bị lạnh.
b. Vì hạt sẽ bị trôi, nổi trên mặt nước.
d. Vì hạt sẽ bị nhiều nước quá.
II/ Tự luận: (7 điểm)
Nêu các đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt ? Cho ví dụ ? 
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
I/ Trắc nghiệm (3 điểm)
Mỗi đáp án đúng 0.5 điểm
Đáp án đúng là: 1.d 2.c 3.d 4.a 5.d 6.a
II/ Tự luận: (7điểm)
Đặc điểm thích nghi cách phát tán quả, hạt:
- Nhờ gió: Quả có cánh hoặc túm lông nhẹ.	
- Nhờ ĐV: Quả có vị thơm ngọt, hạt vỏ cứng, quả có nhiều gai góc bám.
- Tự phát tán: Vỏ quả tự nứt để hạt tung ra ngoài.
Học sinh tự lấy ví dụ về mỗi cách phát tán
3/ Giảng bài mới:
Vào bài: GV: Ghi tên bài lên bảng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoat động 1: Tìm hiểu sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ nquan ở cây có hoa.
-Gv: Cho hs nghiên cứu câu lệnh trong sgk
Treo bảng phụ cho hs quan sát:
I. Cây là một thể thống nhất.
1. Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ nquan ở cây có hoa.
Các chức năng chính của mỗi cơ quan
Đặc điểm chính về cấu tạo
1. Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt.
a. Có t.bào biểu bì kéo dài thành lông hút.
2. Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
Trao đổi khí với m.t bên ngoài và thoát hơi nước.
b. Gồm nhiều bó mạch gỗ và mạch rây.
3. Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt tạo quả.
c. Gồm vỏ quả và hạt.
4. Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ đến tất cả các bộ phận khác của cây.
d. mang các hạt phấn chứa t.b.s.d đực và noãn chứa t.b.s.d cái.
5. Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống.
e. Những tế bào vách mỏng chứa chứa nhiều lục lạp, trên lớp t.b biểu bì có những lỗ khí đóng mở được.
6. Hấp thụ nước và các muối khoáng.
g. Gồm vỏ phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
* Hãy sắp xếp các đ.đ cấu tạo phù hợp với từng chức năng của chúng?
Vd: c1; .; ..;;.;;
-Hs: Thảo luận nhóm, lần lượt lên bảng hoàn thành đáp án.
-Gv: Gọi các nhóm nhận xét, bổ sung
Đáp án đúng: a6; b4; c1; d3; e2; g5.
-Gv: Tiếp tục treo tranh: 36.1 yêu cầu hs quan sát và trình bày:
- Tên các cơ quan của cây có hoa.
- Đặc điểm cấu tạo chính (điền chữ cái).
- Các chức năng chính (điền chữ số).
-Hs: Lên bảng trình bày trên tranh
-Gv: Nhận xét, sửa sai, tổng kết trên tranh.
-Gv: Cho hs trả lời:
H: Các cơ quan sinh dưỡng có cấu tạo như thế nào? Và chức năng gì?
H: Các cơ quan sinh sản có cấu tạo và chức năng gì?
H: Nhận xét về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ?
-Hs: Trả lời Gv: Nhận xét, bổ sung chốt lại kiến thức.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa.
Gv: Giọi 1 đến 2 hs đọc to thông tin sgk.
-Hs: Đọc thông tin, ghi nhận kiến thức, trả lời:
H: Giữa các cơ quan của cây có hoa có mối quan hệ như thế nào?
-Hs: Trả lời Gv: Lấy Vd về mối quan hệ giữa các cơ quan của cây có hoa như rễ hút nước thì lá mới quang hợp và ngược lại Để thấy chúng quan hệ mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau
* Cây có hoa có nhiều cơ quan, mỗi cơ quan đều có cấu tạo phù hợp với chức năng riêng của chúng.
2. Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa.
Các cơ quan của cây xanh liên quan mạt thiết và ảnh hưởng tới nhau.
4/Củng cố:
- GV cho HS giải trò chơi ô chữ.
- HS giải như sau:
Hàng ngang1: nước, 2/ thân 3/ Mạch rây 4/ Quả hạch 5/ Rễ móc 6/ Hạt 7/ Hoa 8/ Quang hợp .
Hàng dọc: cây có hoa.
5/ Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài
- Trả lời câu hỏi và bài tập SGK/tr117
- Nghiên cứu bài tổng kết về cây có hoa (tt), trả lời các câu hỏi sau:
+ Cây sống ở nước có đặc điểm gì?
+ Cây sống trên cạn có đặc điểm gì?
+ Cây sống trong môi trường đặc biệt có đặc điểm gì?
V. Rút kinh nghiệm
	 Tân Phú, ngày tháng năm 2014
	DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
	 ( kí ghi rõ họ tên)

File đính kèm:

  • doctuần 23.doc