Giáo án Sinh học 6 tiết 62: Mốc trắng và nấm rơm

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

- GV nhắc lại các thao tác xem kính hiển vi, hướng dẫn cách lấy mẫu mốc và yêu cầu quan sát về hình dạng, màu sắc, cấu tạo sợi mốc, hình dạng, vị trí túi bào tử (có thể dùng tranh)

- Học sinh thảo luận nhóm GV theo dõi học sinh thảo luận

- GV tổng kết lại bổ sung.

- GV đưa thông tin về dinh dưỡng và sinh sản của mốc trắng

- Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1795 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 tiết 62: Mốc trắng và nấm rơm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32	 Ngày soạn: 05/04/2015
Tiết 62	 Ngày dạy: 09/04/2015
BÀI 51: MỐC TRẮNG VÀ NẤM RƠM
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: 
- Nêu được cấu tạo, hình thức sinh sản, tác hại và công dụng của mốc trắng.
- Nêu được nấm có hại, gây nên một số bệnh cho cây, động vật và người
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, quan sát. 
- Kĩ năng thảo luận nhóm. 
3. Thái độ: 
- Yêu thích môn học
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.
1. Giáo viên: 
- Tranh phóng to hình 51.1 và 51.2. Mẫu: mốc trắng, nấm rơm. 
- Kính hiển vi, phiến kính, kim mũi nhọn. 
2. Học sinh:
- Ôn tập về soạn đề cương ôn tập. 
- Chuẩn bị bài. 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số(1’)
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
6A1
..
6A2
..
6A3
..
6A5
..
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Vi khuẩn có vai trò gì trong thiên nhiên ?
- Vi khuẩn có vai trò gì trong nông nghiệp và công nghiệp ?
3. Các hoạt động dạy và học:
Mở bài: (1’)Đồ đạc hoặc quần áo để lâu nơi ẩm thấp sẽ thấy xuất hiện những chấm đen -> đó chính là do nấm mốc gây nên. Vậy nấm mốc có cấu tạo như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
 Hoạt động 1: Quan sát hình dạng và cấu tạo mốc trắng.(20’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV nhắc lại các thao tác xem kính hiển vi, hướng dẫn cách lấy mẫu mốc và yêu cầu quan sát về hình dạng, màu sắc, cấu tạo sợi mốc, hình dạng, vị trí túi bào tử (có thể dùng tranh)
- Học sinh thảo luận nhóm GV theo dõi học sinh thảo luận
- GV tổng kết lại bổ sung.
- GV đưa thông tin về dinh dưỡng và sinh sản của mốc trắng
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk
- Học sinh thu thập thông tin
- Học sinh thảo luận nhóm
- Học sinh ghi nhớ kiến thức
- Học sinh thu thập thông tin
- Học sinh đọc thông tin
Tiểu kết: 
- Hình dạng: Dạng sợi phân nhánh
- Màu sắc: không màu, không có diệp lục
- Cấu tạo: sợi mốc có chất tế bào, nhiều nhân, không có vách ngăn giữa các tế bào.
 Hoạt động 2: Làm quen với một vài loại mốc khác. (10’)
- Yêu cầu học sinh thu thập thông tin, giáo viên giới thiệu tranh các loại mốc khác
+ Phân biệt các loại mốc này với mốc trắng
- Giáo viên: giới thiệu quy trình làm rượu, làm tương cho học sinh biết
- Học sinh đọc và thu thập thông tin trả lời.
- Học sinh lắng nghe
Tiểu kết: 
- Mốc tương: màu vàng hoa cau -> làm tương
- Mốc rượu: làm rượu, màu trắng
- Mốc xanh: màu xanh hay gặp ở vỏ cam, bưởi
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ. (8’)
1. Củng cố :(6’)
- Học sinh đọc ghi nhớ sgk, trả lời câu hỏi sgk. 
2. Dặn dò:(2’)
- Nhận xét tiết học. 
- Nhắc nhở học sinh học bài và chuẩn bị bài. 
- Giáo dục cho HS ý thức khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm. 
V. RÚT KINH NGHIỆM: 

File đính kèm:

  • docTiet_62__Nam_rom_va_moc_trang_20150726_120855.doc
Giáo án liên quan