Giáo án Sinh học 6 tiết 53: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật
- GV giới thiệu các bậc phân loại thực vật từ cao đến thấp: Ngành – Lớp – Bộ – họ – Chi – Loài –
Ví dụ
+ Ngành: Ngành Rêu, Ngành Hạt trần
+ Lớp: Lớp Một Lá mầm, lớp Hai lá mầm
+ Bộ: Bộ Gừng, bộ Hành
+ Họ: Họ hoa hồng, họ cam
GV giải thích: Ngành là bậc phân loại cao nhất. Loài là bậc phân loại cơ sở. Các cây cùng loài có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng và cấu tạo. Ví dụ: Họ cam có nhiều loài như bưởi, chanh, quýt. “nhóm” không phải là 1 khái niệm được sử dụng trong phân loại
Tuần 28 Ngày soạn: 07/03/2015 Tiết 53 Ngày dạy: 10/03/2015 BÀI 43: KHÁI NIỆM SƠ LƯỢC VỀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm giới, ngành, lớp 2. Kĩ năng: - Vận dụng phân loại 2 lớp của ngành thực vật hạt kín 3. Thái độ: Yêu thích môn học II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: 1. Giáo viên: - Sơ đồ phân loại trang 14 SGK để trống phần đặc điểm 2. Học sinh: - Ôn tập phần đã học và chuẩn bị bài III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn đinhj lớp, kiểm tra sĩ số: 6A4:...................................................................................................................... 2. Kiểm tra bài cũ : không 3. Hoạt động dạy và học: Mở bài : Giới thực vật gồm rất nhiều dạng khác nhau về tổ chức cơ thể. Để nghiên cứu sự đa dạng của giới thực vật người ta phải tiến hành phân loại chúng. Hoạt động 1 : Tìm hiểu phân loại thực vật. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV: Thực vật phong phú đa dạng, phức tạp: Tảo 20.000 loài, rêu 2200 loài, dương xỉ 1100 loài, hạt trần 600 loài, hạt kín gần 300.000 loài nên cần phải chia chúng thành những nhóm nhỏ riêng - GV cho HS làm bài tập nhỏ q trong bài - GV cho HS nhắc lại các nhóm thực vật đã học + Tại sao người ta xép cây rau bợ và cây lông cu li vào một nhóm? + Tại sao người ta xếp cây thông, bách điệp vào 1 nhóm ? + Tại sao tảo, rêu được xếp vào 2 nhóm khác nhau ? - Yêu cầu HS làm bài tập điền từ phần 1 trong SGK + Vậy phân loại thực vật là gì ? - HS chú ý lắng nghe - HS chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống - Gọi HS trả lời + Vì chúng có nhiều điểm giống nhau + Vì chúng có nhiều điểm giống nhau + Vì chúng có đặc điểm khác nhau Các em khác nhận xét bổ sung - HS làm bài tập - Học sinh trình bày + Như tiểu kết Tiểu kết: Phân loại thức vật là tìm hiểu các đặc điểm giống nhau và khác nhau của thực vật rồi xếp thành từng nhóm theo qui định Hoạt động 2: Tìm hiểu bậc phân loại thực vật. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV giới thiệu các bậc phân loại thực vật từ cao đến thấp: Ngành – Lớp – Bộ – họ – Chi – Loài – Ví dụ + Ngành: Ngành Rêu, Ngành Hạt trần + Lớp: Lớp Một Lá mầm, lớp Hai lá mầm + Bộ: Bộ Gừng, bộ Hành + Họ: Họ hoa hồng, họ cam GV giải thích: Ngành là bậc phân loại cao nhất. Loài là bậc phân loại cơ sở. Các cây cùng loài có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng và cấu tạo. Ví dụ: Họ cam có nhiều loài như bưởi, chanh, quýt. “nhóm” không phải là 1 khái niệm được sử dụng trong phân loại - HS nghe và nhớ kiến thức Tiểu kết: Các bậc phân loại : Ngành – Lớp – Bộ – họ – Chi – Loài Hoạt động 3 : Tìm hiểu sự phân chia các ngành thực vật. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Cho HS nhắc lại các ngành thực vật đã học + Đặc điểm nổi bật của các ngành đó là gì ? - GV cho HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập điền vào chỗ trống đặc điểm của mỗi ngành - GV chuẩn kiến thức cho HS theo sơ đồ SGK - GV chốt ý kiến: Mỗi ngành thực vật có nhiều đặc điểm nhưng khi phân loại chỉ dựa vào những đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt các ngành - Yêu cầu HS phân chia ngành thực vật hạt kín làm 2 lớp. Dựa vào đặc điểm chủ yếu là số lá mầm của phôi Cho 1-2 HS phát biểu - Học sinh thảo luận hoàn thành phiếu - Đại diện nhóm trình bày -> Các nhóm khác nhận xét bổ sung - Học sinh làm bài tập Tiểu kết: Sơ đồ sgk IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ. 1. Củng cố: HS đọc ghi nhớ SGK. Trả lời các câu hỏi 1,2,3 SGK 2. Dặn dò - Học bài theo kết luận , trả lời các câu hỏi trong SGK - Ôn lại tóm tắt đặc điểm chính của các ngành thực vật đã học V. RÚT KINH NGHIỆM. . .
File đính kèm:
- sinh_6_tuan_29_tiet_53_20150726_121414.doc