Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 21, Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá - Năm học 2016-2017

Hoạt động của giáo viên

- GV: cho học sinh quan sát 1 chiếc lá to.

?Hãy xác định các bộ phận của lá?

- GV: Dẫn dắt vào phần phiến lá

- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 19.2, kết hợp mầu vật thảo luận:

? Nhận xét: Hình dạng, kích thước, màu sắc, diện tích của phiến lá so với cuống lá?

? Phiến lá to có chức năng gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào với cây?

- GV: Nhận xét, bổ sung: Cho HS thấy được câu trả lời của câu hỏi đầu bài: Phiến lá thu nhận ánh sáng, có ý nghĩa tổng hợp chất hữu cơ cho cây.

- GV: Lưu ý cho HS có 1 số lá có màu đỏ, tím.Do sắc tố quy định (vẫn có diệp lục).

- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin và quan sát mặt dưới của lá. Hoạt đông theo nhóm quan sát hình và mẫu vật trả lời:

? Có mấy kiểu gân lá? gồm kiểu nào?

- GV: Nhận xét, bổ sung trên tranh (mẫu vật) cho HS thấy 3 kiểu gân lá.

? Hãy tìm 3 loại gân lá khác nhau?

- GV: Cho HS nhận xét bổ sung.

GV: Cho học sinh quan sát mẫu vật.

? Vì sao lá mồng tơi là lá đơn? lá hoa hồng là lá kép?

? Hãy lấy VD 1lá đơn, 1 lá kép?

- GV: Cho HS nhận xét, bổ sung.

 

docx3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 21, Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá - Năm học 2016-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
02/10/2016 
Ngày giảng:
06/102016 – 6A 
07/10/2016 – 6B 
CHƯƠNG IV: LÁ
TIẾT 21, BÀI 19 : ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức	
- Nêu được các đặc điểm bên ngoài của lá gồm: cuống/bẹ lá, phiến lá.
- Phân biệt được 3 kiểu gân lá. Phân biệt các loại lá đơn và lá kép, các kiểu xếp lá trên cành, các loại gân trên phiến lá.
2. Kỹ năng
Thu thập các dạng và kiểu phân bố lá
3. Thái độ 
Giáo dục HS chăm sóc cây xanh ở trường, nhà.
II . CHUẨN BỊ
1. Giáo viên 
Giáo án, SGK.
2. Học sinh
Mang mẫu vật các loại lá.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1 . Ổn định lớp
- Sĩ số lớp 6A:
- Sĩ số lớp 6B:
2 . Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động 1: Quan sát để nhận dạng đặc điểm bên ngoài của lá
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: cho học sinh quan sát 1 chiếc lá to.
?Hãy xác định các bộ phận của lá?
- GV: Dẫn dắt vào phần phiến lá
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 19.2, kết hợp mầu vật thảo luận:
? Nhận xét: Hình dạng, kích thước, màu sắc, diện tích của phiến lá so với cuống lá?
? Phiến lá to có chức năng gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào với cây?
- GV: Nhận xét, bổ sung: Cho HS thấy được câu trả lời của câu hỏi đầu bài: Phiến lá thu nhận ánh sáng, có ý nghĩa tổng hợp chất hữu cơ cho cây.
- GV: Lưu ý cho HS có 1 số lá có màu đỏ, tím...Do sắc tố quy định (vẫn có diệp lục).
- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin và quan sát mặt dưới của lá. Hoạt đông theo nhóm quan sát hình và mẫu vật trả lời:
? Có mấy kiểu gân lá? gồm kiểu nào?
- GV: Nhận xét, bổ sung trên tranh (mẫu vật) cho HS thấy 3 kiểu gân lá.
? Hãy tìm 3 loại gân lá khác nhau?
- GV: Cho HS nhận xét bổ sung...
GV: Cho học sinh quan sát mẫu vật.
? Vì sao lá mồng tơi là lá đơn? lá hoa hồng là lá kép?
? Hãy lấy VD 1lá đơn, 1 lá kép?
- GV: Cho HS nhận xét, bổ sung...
- HS: Xác định: Cuống lá, phiến lá, gân lá.
a. Phiến lá.
HS: Hình dạng đều có bảng dẹt, kích thước khác nhau, màu xanh, diện tích của phiến lá lớn hơn cuống lá.
HS: Có chức năng thu nhận nhiều ánh sáng, có ý nghĩa tổng hợp được chất hữu cơ để nuôi cây
b. Gân lá.
 - HS: quan sát theo nhóm.
- Có 3 kiểu gân lá:
+ Gân hình mạng: Lá gai, lá dâu...
+ Gân hình song song: Lá lúa, lá ngô...
+ Gân hình cung: Lá lục bình...
- HS: Xác định trên mẫu vật thật
c. Lá đơn lá đơn và lá kép.
- HS: Trả lời.
- Lá đơn: Có cuống nằm ngay dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ mang một phiến, cả cuống và phiến rụng cùng một lúc.
- Lá kép: Có cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang lá chét, Chồi nách chỉ có một cuống chính. Lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau.
Tiểu kết: Đặc điểm bên ngoài của lá : Cuống lá, phiến lá, gân lá.
 Phiến lá có màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá. Giúp lá hứng được nhiều ánh sáng.
- Có 3 kiểu gân lá:
+ Gân hình mạng: Lá gai, lá dâu...
+ Gân hình song song: Lá lúa, lá ngô...
+ Gân hình cung: Lá lục bình...
- Lá đơn: Có cuống nằm ngay dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ mang một phiến, cả cuống và phiến rụng cùng một lúc.
- Lá kép: Có cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang lá chét, Chồi nách chỉ có một cuống chính. Lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau.
 Hoạt đông 2: Tìm hiểu các cách xếp lá trên thân và cành.
- GV: Cho HS quan sát H: 19.5 
? Có mấy kiểu xếp lá trên thân, cành? gồm những kiểu nào? Có chức năng gì?
? Em có nhận xét gì về cách bố trí của các lá trên cây? 
- GV: Nhận xét, bổ sung.
- HS: Trả lời, bổ sung ...
Lá xếp trên cây theo 3 kiểu:
+ Mọc cách.
+ Mọc đối.
+Mọc vòng.
Lá trên các mấu thân xếp so le nhau giúp lá thu nhận được nhiều ánh sáng
Tiểu kết: Lá xếp trên cây theo 3 kiểu:
+ Mọc cách.
+ Mọc đối.
+Mọc vòng.
Lá trên các mấu thân xếp so le nhau giúp lá thu nhận được nhiều ánh sáng
4 . Củng cố, dặn dò
a. Củng cố
Đọc phần ghi nhớ sgk.
b. Dặn dò
- Học bài.
- Trả lời câu hỏi SGK/tr64.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxTiết 21.docx