Giáo án Sinh học 12 - Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

 Gen đa hiêu: là một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.

VD: Gen HbA ở người quy định tổng hợp chuỗi B - hemoglobin bình thường gồm 146 aa. Gen đột biến HbS.gây hậu quả làm biến đổi hồng cầu hình diã lõm thành hình lưỡi liềm Xuất hiện hàng loạt rối loạn bệnh lí trong cơ thể

 Tương tác gen và gen đa hiệu không phủ nhận học thuyết của Menđen mà mở rộng học thuyết của Menđen.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 5354 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 - Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15 /09 /2013.
Ngày dạy: …………..12A1; …………12A2;……………….12a3.
Tiết 10:
Bài 10.
TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN 
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
 1, Kiến thức.
- Nêu được ví dụ về tính trạng do nhiều gen chi phối( tác động cộng gộp) và ví dụ về tác động đa hiệu của gen..
 2, Kỹ năng.
 - Hình thành được kĩ năng so sánh, viết sơ đồ lai.
 - Phát triển tư duy lôgic, kĩ năng làm việc theo nhóm, trình bày trước đám đông.
B. PHƯƠNG PHÁP.
Sử dụng phương pháp hỏi đáp và thảo luận nhóm.
C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Sử dụng hình 10.1, 10.1 SGK.
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.
 1, Ổn định tổ chức và kiểm tra sỹ số.
 2, Kiểm tra bài cũ. 
 Câu 1: Nêu thí nghiệm và nội dung định luật phân li độc lập?
	Câu 2: Nêu cơ sở tế bào của định luật phân li độc lập và ý nghĩa của các định luật Menđen?
3, Bài mới.GV đặt vấn đề vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động I: Tìm hiểu : Khái niêm và đặc điểm tương tác gen – Cả lớp.
Mục tiêu: Nêu được khái niệm tương tác gen, cách thức tương tác giữa các gen trong tế bào.
Thời gian: 7 phút.
Đồ dùng dạy học:
Cách tiến hành:
B1: GV yêu cầu học sinh đọc SGK, thảo luận theo nhóm nhỏ trả lời các câu hỏi:
 - Tương tác gen là gì?
 - Các gen trong tế bào tương tác với nhau như thế nào?
B2: HS Thảo luận nhóm, trả lời.
B3: GV nhận xét, bổ sung
 Hoạt động II: Tìm hiểu: Tương tác bổ trợ – Cả lớp.
Mục tiêu: Mô tả thí nghiệm, giải thích được kết quả thí nghiệm của tương tác bổ trợ.
Thời gian: 8 phút.
Đồ dùng dạy học:
Cách tiến hành:
B1: GV nêu thí nghiệm về tương tác bổ trợ và yêu cầu học sinh:
 - Nhận xét về kết quả thí nghiệm so với định luật phân li độc lập của Menđen? Tại sao lại có sự khác biệt nhau đó?
B2: Thảo luận theo nhóm nhỏ, hoàn thành.
 Hoạt động III: Tìm hiểu: Sơ đồ lai – nhóm nhỏ
- Mục tiêu: Giải thích được sơ đồ lai của tương tác bổ sung.
- Thời gian: 6 phút.
- Đồ dùng dạy học:
- Cách tiến hành:
+B1: GV yêu cầu học sinh đọc SGK, thảo luận nhóm nhỏ để viết sơ đồ lai cho thí nhiệm về tưưong tác bổ sung, thảo luận trong thời gian 3 phút.
+B2: học sinh trao đổi nhóm nhỏ, đại diện các nhóm trả lời.
+B3: GV nhạn xét, bổ sung.
Hoạt động IV: Tìm hiểu : Tương tác cộng gộp – Cả lớp.
- Mục tiêu: Nêu được khái niệm tương tác cộng gộp và lấy ví dụ minh hoạ.
- Thời gian: 6 phút.
- Đồ dùng dạy học:
- Cách tiến hành:
+B1: GV yêu cầu học sinh đọc SGK và hỏi:
 - Tương tác cộng gộp là gì?
 - Lấy ví dụ về tương tác cộng gộp?
+B2: HS nghiên cứu SGK, trả lời.
+B3: GV nhận xét, bổ sung
 Hoạt động V: Tìm hiểu : Tác động đa hiệu của gen – Cả lớp.
- Mục tiêu: Nêu được khái niệm gen đa hiệu, lấy ví dụ minh hoạ.
- Thời gian: 6 phút.
- Đồ dùng dạy học:
- Cách tiến hành:
+B1: GV yêu cầu học sinh đọc SGK và hỏi:
 - Gen đa hiệu là gì?
 - Tương tác gen và gen đa hiệu có tác động gì đên nhận thức tính đúng đắn của các định luật Men đen hay không?
+B2: Học sinh trao đổi nhanh trả lời.
+B3: GV: nhận xét, bổ sung
I. TƯƠNG TÁC GEN.
 - Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình.
 - Trong tương tác gen các gen trong tế bào không trực tiếp tương tác với nhau mà chỉ có sản phẩm của chúng tác động qua lại với nhau để tạo kiểu hình.
 1. Tương tác bổ sung.
 - Thí nghiệm:
 Pt/c Hoa trắng x Hoa trắng.
 F1 100% hoa đỏ.
 F1 tự thụ phấn.
 F2 9/16 hoa đỏ : 7/16 hoa trắng.
 - Giải thích: Mầu hoa đỏ được tạo ra do có mặt đồng thời của 2 Alen trội. Còn khi có mặt của 1 Alen trội hoặc không có mặt của Alen trội nào sẽ cho hoa trắng.
 - Sơ đồ lai: 
 Pt/c Hoa trắng x Hoa trắng.
 AAbb aaBB
 F1 AaBb
 100% hoa đỏ.
 F1 tự thụ phấn. AaBb x AaBb
 F2 9 A – B - 3 A-bb, 3aaB-, 1aaabb
 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng.
2. Tương tác cộng gộp.
 - Khi các gen trội thuộc 2 hoặc nhiều lôcut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi alen trội đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên
.VD: Khi đem lai hai thứ lúa mì thuàn chủng hạt đỏ đạm và hạt trắng thì F2 thu được 15 hạt đỏ: 1 hạt trắng
II. TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN.
 Gen đa hiêu: là một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.
VD: Gen HbA ở người quy định tổng hợp chuỗi B - hemoglobin bình thường gồm 146 aa. Gen đột biến HbS..........gây hậu quả làm biến đổi hồng cầu hình diã lõm thành hình lưỡi liềm Xuất hiện hàng loạt rối loạn bệnh lí trong cơ thể
è Tương tác gen và gen đa hiệu không phủ nhận học thuyết của Menđen mà mở rộng học thuyết của Menđen.
 4.Củng cố
H/S: hệ thống lại kiến thức trọng tâm về tương tác gen và gen đa hiệu và Trả lời các câu hỏi củng cố.
 Câu 1. Tại sao nói tương tác gen và gen đa hiệu không phụ nhận học thuyết của Menđen mà mở rộng học thuyết của Menđen.?
 5.Hướng dẫn học sinh ở nhà.
GV Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và phần đóng khung SGK, Trả lời các câu hỏi cuối sách và chuẩn bị cho bài 11.
 6. Rút kinh nghiệm giờ dạy.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctiet 10.doc
Giáo án liên quan