Giáo án Sinh học 12 theo Chuyên đề - Ứng dụng di truyền trong chọn giống

Bài tập 1: Sau thời gian nghiên cứu, chọn lọc, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã lai tạo thành công giống thanh long ruột tím hồng (LĐ5). Đây là giống thanh long được lai tạo từ giống thanh long ruột đỏ (LĐ1) với thanh long ruột trắng để cho ra giống thanh long ruột tím hồng. Thanh long ruột tím hồng có nhiều ưu điểm như: ruột chắc và màu nhạt hơn thanh long ruột đỏ, tai vỏ xanh cứng, năng suất trung bình khoảng 40 tấn/ha, nếu canh tác tốt thì năng suất có thể đạt 60-70 tấn/ ha, thời gian cho trái dài vào mùa nghịch.(Điểm tin KHCN trong tuần 4/5/2012)

Câu 1: Dựa vào đoạn văn trên em hãy cho biết thanh long ruột tím hồng là thành tựu của phương pháp tạo giống nào sau đây?

A. Tạo giống dựa trên biến dị tổ hợp.

B. Tạo giống dựa trên ưu thế lai.

C. Tạo giống bằng công nghệ tế bào.

D. Tạo giống bằng kĩ thuật chuyển gen.

Câu 2: Hãy cho biết trong các câu sau đây câu nào là đúng khi mô tả quá trình tạo ra giống thanh long ruột tím hồng?

A. Tạo dòng thuần thanh long ruột đỏ và ruột trắng  lai các dòng thuần với nhau  chọn lọc những cá thể có kiểu hình mong muốn→ cho tự thụ qua nhiều thế hệ tạo dòng thuần dùng làm giống.

B. Tạo dòng thuần thanh long ruột đỏ và ruột trắng xử lí các dòng thuần bằng tác nhân gây đột biến  chọn lọc những cá thể có kiểu hình mong muốn→cho tự thụ qua nhiều thế hệ tạo dòng thuần dùng làm giống.

C. Loại bỏ thành tế bào của thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng → cho 2 tế bào kết hợp với nhau tạo tế bào lai → nuôi tế bào lai phát triển thành cây thanh long ruột tím hồng.

D. Tạo ADN tái tổ hợp có chứa gen qui định màu tím hồng→ đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào thanh long ruột đỏ hoặc ruột trắng→nuôi trong điều kiện phù hợp cho phát triển thành cây thanh long ruột tím hồng

 

doc16 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 theo Chuyên đề - Ứng dụng di truyền trong chọn giống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 người ta cần những nguyên liệu gì?
- Theo em cây trên được người ta tạo ra bằng phương pháp nào?
- Xác định tên chuyên đề.
- Thảo luận nhóm để đưa ra câu trả lời.
- Nhận biết mục tiêu của chuyên đề.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về lí thuyết để xây dựng các tiểu chủ đề (30 phút)
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tìm hiểu về lí thuyết
Tổ chức cho HS nghiên cứu SGK các bài 18, 19, 20  cho biết có những phương pháp tạo giống nào?
Tìm hiểu cơ sở lí thuyết của chuyên đề ứng dụng di truyền học trong tạo giống vật nuôi cây trồng:
+ Chọn giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.
+ Chọn giống có ưu thê lai cao.
+ Tạo giống mới bằng pp gây đột biến.
+ Tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật, động vật.
+ Tạo giống bằng công nghệ gen.
Xây dựng các tiểu chủ đề / ý tưởng
Chia nhóm học sinh : 5 nhóm( 7-8 HS/ nhóm)
Yêu cầu HS trong từng nhóm đều thực hiện tất cả các nội dung của chuyên đề.
- HS hoạt động nhóm, chia sẻ ý tưởng.
- HS liệt kê các tiểu chủ đề có trong chuyên đề:
+ Chọn giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.
+ Chọn giống có ưu thê lai cao.
+ Tạo giống mới bằng pp gây đột biến.
+ Tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật, động vật.
+ Tạo giống bằng công nghệ gen.
Lập kế hoạch
Yêu cầu HS nêu các nhiệm vụ cần thực hiện của từng tiểu chủ đề đã nêu.
- GV gợi ý các nguồn tư liệu trên mạng, tại địa phương mà học sinh có thể tham khảo; cách phân công để thực hiện các tiểu chủ đề.
- GV đưa ra khung đề cương báo cáo chung cho các tiểu chủ đề (phụ lục 1)
- Căn cứ vào chủ đề học tập và gợi ý của GV để nêu ra các nhiệm vụ.
- Thảo luận và lên kế hoạch thức hiện nhiệm vụ. (Nhiệm vụ, người thực hiện, thời lượng, phương pháp, phương tiện, sản phẩm,...)
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO TIỂU CHỦ ĐỀ
Tiểu chủ đề: .................................................
1)    Nguồn nguyên liệu
2)    Các bước tiến hành của phương pháp
3)    Các thành tựu
Vai trò đối với công tác chọn giống vật nuôi, cây trồng
Bước 2: Thực hiện chuyên đề và xây dựng chuyên đề (Thực hiện ngoài giờ lên lớp - 1 tuần)
Thời lượng
Nhiệm vụ
Phương pháp /
phương tiện tiến hành
Sản phẩm
2 buổi
Thu thập thông tin, tìm hiểu về các giống thực tế ở địa phương
Đọc SGK.
Truy cập internet/máy tính.
Đi thực địa/ Máy ảnh.
Nội dung, kiến thức,hình ảnh video có liên quan đến các tiểu chủ đề.
1 buổi
Thống nhất nội dung báo cáo
Hoạt động nhóm
Đề cương sơ bộ về các nội dung của các tiểu chủ đề
3 buổi
Xây dựng nội dung báo cáo.
Hoàn tất sản phẩm Powerpoint
Máy tính
-     Bản báo cáo chính thức (word)
-     Bản trình chiếu (Powerpoint)
Bước 3 : Báo cáo kết quả và đánh giá (Thực hiện trên lớp 2 tiết)
Hoạt động 1: Báo cáo kết quả
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Báo cáo kết quả
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quà và phản hồi (Mổi tiểu chủ đề chọn 1 nhóm báo cáo và các nhóm còn lại phản biện).
- Gợi ý các nhóm nhận xét bổ sung cho các nhóm khác.
- Chốt nội dung của từng tiểu chủ đề.
(phụ lục 2)
- Các nhóm báo cáo kết quả và phản hồi về phần trình bày của nhóm bạn.
- Trả lời câu hỏi của các nhóm khác.
- Ghi nhận nội dung của từng tiểu chủ đề.
Phụ Lục 2
- Phương pháp gây đột biến nhân tạo gồm các bước :
+ Xử lí mẫu vật bằng các tác nhân đột biến thích hợp.
+ Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
+ Tạo dòng thuần chủng.
- Chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp :
+ Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
+ Lai giống để tạo ra các tổ hợp gen khác nhau.
+ Chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn.
+ Những tổ hợp gen mong muốn sẽ cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra các dòng thuần.
- Tạo giống có ưu thế lai cao :
+ Ưu thế lai : Là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ.
+ Cơ sở di truyền của ưu thế lai : Có nhiều giả thuyết giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai, trong đó giả thuyết siêu trội được nhiều người thừa nhận. Giả thuyết này cho rằng ở trạng thái dị hợp về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có được kiểu hình vượt trội nhiều mặt so với dạng bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử.
+ Quy trình tạo giống có ưu thế lai cao :
Tạo dòng thuần ® lai các dòng thuần khác nhau (lai khác dòng đơn, lai khác dòng kép) ® chọn lọc các tổ hợp có ưu thế lai cao.
- Công nghệ tế bào thực vật :
 + Lai tế bào sinh dưỡng : Gồm các bước :
* Loại bỏ thành tế bào trước khi đem lai.
* Cho các tế bào đã mất thành của 2 loài vào môi trường đặc biệt để dung hợp với nhau" tế bào lai.
* Đưa tế bào lai vào nuôi cấy trong môi trường đặc biệt cho chúng phân chia và tái sinh thành cây lai khác loài.
+ Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn :
* Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh trong ống nghiệm rồi cho phát triển thành cây đơn bội (n).
* Tế bào đơn bội được nuôi trong ống nghiệm với các hoá chất đặc biệt ® phát triển thành mô đơn bội ® xử lí hoá chất gây lưỡng bội hoá thành cây lưỡng bội hoàn chỉnh.
- Công nghệ tế bào động vật :
+ Nhân bản vô tính :
       * Tách tế bào tuyến vú của cá thể cho nhân và nuôi trong phòng thí nghiệm ; tách tế bào trứng của cá thể khác và loại bỏ nhân của tế bào này.
        * Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại nhân.
        * Nuôi cấy tế bào đã chuyển nhân trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi.
        * Chuyển phôi vào tử cung của cơ thể mẹ để mang thai và sinh con.
+ Cấy truyền phôi :
Lấy phôi từ động vật cho ® tách phôi thành hai hay nhiều phần ® phôi riêng biệt ® Cấy các phôi vào động vật nhận (con cái) và sinh con.
- Công nghệ gen là một quy trình công nghệ dùng để tạo ra những tế bào và sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới, từ đó tạo ra cơ thể với những đặc điểm mới.
- Quy trình : Tạo ADN tái tổ hợp ® Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận ® Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
- Ứng dụng công nghệ gen :
Nêu được một số thành tựu trong tạo giống động vật (cừu sản sinh prôtêin người, chuột nhắt chứa gen hoocmôn sinh trưởng của chuột cống...), tạo giống thực vật (bông kháng sâu hại, lúa có khả năng tổng hợp b - carôten...), tạo dòng vi sinh vật biến đổi gen (vi khuẩn có khả năng sản suất insulin của người, sản suất HGH...).
Hoạt động 2: Đánh giá kết quả
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Đánh gía  quá trình thực hiện
Tổ chức các nhóm tự đánh giá.
Các nhóm tự đánh gía và đánh giá lẫn nhau.
III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1. Bảng mô tả mức độ câu hỏi/bài tập/thực hành thí nghiệm đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề
Nội dung
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Các NL hướng tới
trong chủ đề
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, tri thức về sinh học.
-Phân loại nguồn vật liệu theo nguồn gốc, cơ chế phát sinh.
Khái quát về sản xuất giống
Quy trình chung sản xuất giống.
- Liệt kê các bước quy trình chung sản xuất giống.
- Hiểu được vai trò từng bước của quy trình.
- Dự đoán quy trình sản xuất ra 1 giống ở vật nuôi, cây trồng.
Đối chiếu quy trình chung với quy trình cụ thể và chỉ ra điểm khác biệt.
Nguồn vật liệu chọn giống
- Kể ra được các nguồn vật liệu chọn giống:
- Đột biến,
-Biến dị tổ hợp,
-ADN tái tổ hợp
Giải thích được tại sao biến dị tổ hợp, ĐB và ADN tái tổ hợp lại là nguồn vật liệu cho chọn giống.
- Xác định được ưu điểm  di truyền của các nguồn vật liệu chọn giống.
Chỉ ra được nguồn vật liệu ban đầu để tạo ra một giống cụ thể.
Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
Quy trình tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
- Trình bàyđược khái niệm biến di tổ hợp.
Xác định được các cá thể con biến dị tổ hợp
Trình bày được các bước trong quy trình tạo giống thuần dựa trên nguồn BDTH.
- Giải thích được cơ sở phát sinh biến di tổ hợp.
Giải thích được cơ sở khoa
học của các bước trong quy trình tạo giống thuần dựa trên nguồn BDTH.
- Phân biệt được biến dị tổ hợp với các cá thể mang biến di khác.
- Thực hiện tạo biến dị tổ hợp theo 1 ví dụ thực tế của giáo viên.
So sánh ưu nhược điểm của biến dị tổ hợp với các biến di khác.
Dự đoán được ưu và nhược điểm của tạo giống bằng biến dị tổ hợp.
Sơ đồ hoá 1 quy trình tạo giống cụ thể dựa trên nguồn BDTH.
-Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, tri thức về sinh học về BDTH.
-Tìm kiếm mối quan hệ giữa BDTH với việc chọn giống qua lai hữu tính.
Tạo giống lai có ưu thế lai cao
Khái niệm ưu thế lai
-   Trình bàyđược khái niệm ƯTL.
- Nhận biếtđược các cá thể con có ƯTL trong ví dụ của GV.
Cho ví dụ minh họa về ưu thế lai trong thực tiễn.
Xác định được cá thể con trong ví dụ giáo  viên cho có ưu thế lai.
 Nhận ra được các cá thể mang ưu thế lai cao trong quần thể vật nuôi cây trồng.
-Năng lực tự học, tìm kiếm thông tin và nghiên cứu về cơ sở khoa học của ưu thế lai.
-Định nghĩa về hiện tượng ưu thế lai.
-Phân nhóm các thành tựu tạo giống.
-Đưa ra tiên đoán về hậu quả dùng con lai có ưu thế lai làm giống.
Cơ sở khoa học của ưu thế lai
Thuật lại được nội dung giả thuyết siêu trội.
- Giải thích được nội dung giả thiết siêu trội.
- Giải thích được cơ sở di truyền của ưu thế lai thông qua giả thuyết siêu trội.
 Làm rõ lý do vì sao F1 có ưu thế lai cao nhất và người ta không dùng con lai có ưu thế lai để làm giống.
Dự đoán hậu quả của việc dùng con lai có ưu thế lai để làm giống.
Phương pháp tạo ưu thế lai
Trình bàyđược các bước tạo ưu thế lai.
Giải thích được lý do cần tạo những dòng thuần chủng khác nhau khi tạo ưu thế lai và phải thực hiện phép lai thuận, nghịch.
Xây dựng được qui trình tạo giống bò sữa  cho sản lượng sữa cao, tỷ lệ bơ trong sữa cao, sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu Việt Nam.
Chứng minhđược không phải phép lai nào giữa các cá thể thuần chủng cũng tạo được các cá thể con có ưu thế lai.
Thành tựu tạo giống ưu tế lai
- Kể ra được một số thành tựu tạo giống ưu thế lai.
Giải thích được ý nghĩa của các thành tựu tạo giống UTL với nên NN Việt Nam.
Phân biệt  được thành tựu tạo giống có ưu thế lai cao với các thành tựu tạo giống khác.
Nhận ra  được một số thành tựu tạo giống có ưu thế lai cao ở địa phương.
Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.
Quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
- Trình bàyđược các bước tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.
- Kể ra được đối tượng thích hợp để có thể áp dụng được việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.
-Giải thích được tại sao phải lựa chọn tác nhân gây đột biến, liều lượng và thời gian xử lí thích hợp.
-Giải thích được vì sao sau khi gây đột biến phải tiến hành chọn lọc và tạo dòng thuần chủng.
-Kết luận được vi sinh vật và thực vật là đối tượng thích hợp để có thể áp dụng tạo giống bằng PP gây ĐB.
- Lựa chọn được tác nhân gây đột biến phù hợp với đối tượng và mục tiêu tạo giống.
-Xác định được cơ chế tác động của một số tác nhân gây đột biến gen hoặc đột biến nhiễm sắc thể để tạo một giống cụ thể.
-Chứng minhđược tại sao động vật bậc cao không thể là đối tượng thích hợp để áp dụng PP tạo giống  gây ĐB.
- Chỉ ra được cách xử lý một loại mẫu vật cụ thể bằng một loại tác nhân.
-Thiết kế được các bước để tạo một giống mới bằng phương pháp gây đột biến một đối tượng cụ thể theo yêu cầu của giáo viên.
- Chỉ ra được đối tượng thực tế phù hợp áp dụng tạo giống bằng PP gây đột biến đa bội lẻ.
Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, tri thức sinh học về dột biến, cơ chế phát sinh đột biến.
Thành tựu tạo giống bằng PP gây đột biến.
- Kể ra được một số thành tự tạo giống bằng PP gây đB.
Giải thích được nguyên nhân cây đa bội có năng suất cao.
Chọn lựa được các đặc trưng của cây đa bội so với cây lưỡng bội.
Phân biệt được đặc điểm của giống đa bội lẻ với các giống đột biến còn lại.
Tạo giống bằng công nghệ tế bào
Công nghệ tế bào thực vật
-Liệt kê được các phương pháp tạo giống bằng CN tế bào ở thực vật.
- Trình bàyđược các bước tiến hành của từng phương pháp tạo giống bằng CN tế bào thực vật.
- Nêuđược ý nghĩa của từng từng phương pháp tạo giống bằng CN tế bào thực vật.
- Giải thích được cơ sở tế bào học của các bước tiến hành tạo giống bằng CN tế bào thực vật.
- Dự đoán được đặc tính di truyền của sinh vật tạo ra từ từng công nghệ tế bào.
- Khái quát sơ bộ  ý nghĩa của từng phương pháp tạo giống bằng CN tế bào thực vật.
- Xây dựng được quy trình công nghệ nuôi cấy mô, lai tế bào sinh dưỡng, nuôi cấy hạt phấn.
- Chọn ra được một số thành tựu tạo giống bằng CN tế bào thực vật.
-  Sơ đồ hóa quy trình tạo cây ngô lưỡng bội từ hạt phấn ngô.
- Sơ đồ hóa quy trình công nghệ tạo cây lai khoai tây – cà chua.
- Nhận ra được những đặc trưng của một giống cụ thể được tạo ra nhờ CN tế bào TV.
-Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, tri thức sinh học về công nghệ tế bào, tính toàn năng của tế bào.
-Nghiên cứu sinh học thông qua việc sơ đồ hóa các quy trình công nghệ tế bào cụ thể.
-Phân tích quy trình cấy truyền phôi, nhân bản vô tính.
-Đưa ra các tiên đoán về kiểu gen, đặc tính di truyền của những động vật tạo ra từ cấy truyền phôi và nhân bản vô tính.
Công nghệ tế bào động vật
- Nhắc lại được các bước nhân bản vô tính động vật.
- Thuật lạiđược các bước cấy truyền phôi ở động vật.
- Nêu được ý nghĩa của  nhân bản vô tính động vật, cấy truyền phôi.
- Giải thích được cơ sở khoa học của từng bước trong quy trình nhân bản vô tính.
- Giải thích được cơ sở khoa học của từng bước trong quy trình nhân bản vô tính.
- Giải thích được nguyên nhân cừu con sinh ra mang những đặc điểm của cừu cho nhân.
- Dự đoán lợi ích của việc nhân bản vô tính và cấy truyền phôi.
_ Phân tích được quy trình công nghệ tạo ra cừu Dolly.
- Đánh giá được tầm quan trọng của phương pháp cấy truyền phôi và nhân bản vô tính này trong tạo giống.
- Sơ đồ hóa quy trình công nghệ tạo ra nhiều vật nuôi có kiểu gen giống nhau từ một mẹ.
Tạo giống nhờ công nghệ gen
Khái niệm công nghệ gen
 Trình bàyđược khái niệm về công nghệ gen.
Cho ví dụ minh họa về công nghệ gen.
Phân biệt được khái niệm công nghệ gen với các khái niệm khác.
-Định nghĩa được công nghệ gen.
-Phân nhóm thành tựu do công nghệ gen với các nhóm thành tựu khác.
-Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, tri thức sinh học về gen.
Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen
Trình bày các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen.
Nhận ra được các đặc điểm của thể truyền
- Phác họa được các bước trong kĩ thuật chuyển gen.
- Giải thích được vai trò ADN tái tổ hợp, thể truyền, plasmit, enzim cắt giới hạn và enzim nối trong kĩ thuật chuyển gen.
-Thiết kế được các bước để chuyển gen tổng hợp insulin vào vi khuẩn E. coli.
.
-Sơ đồ hóa quy trình tạo cừu cho sữa chứa protein của người hoặc chuột nhắt mang gen sinh trưởng của chuột cống
-Xác định  đượctầm quan trọng của công nghệ gen trong tạo giống.
Ứng dụng công nghệ gen trong chọn giống biến đổi gen
-Nhắc lại được khái niệm sinh vật biến đổi gen.
- Liệt kê được các thành tựu tạo giống biến đổi gen.
Cho ví dụ minh họa về các sinh vật biến đối gen.
- Kể ra được 3 cách làm biến đổi gen ở sinh vật.
- Dự đoán được các dấu hiệu nhận biết sinh vật biến đổi gen.
- Phân biệt được 3 nhóm sinh vật biến đổi gen với các sinh khác.
Dự đoán vai trò của các sinh vật biến đổi gen trong tương lai.
Chọn ra được thành tựu do công nghệ gen với các thành tựu khác.
2. Bài tập/ câu hỏi kiểm tra chủ đề:
Bài tập 1: Sau thời gian nghiên cứu, chọn lọc, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã lai tạo thành công giống thanh long ruột tím hồng (LĐ5). Đây là giống thanh long được lai tạo từ giống thanh long ruột đỏ (LĐ1) với thanh long ruột trắng để cho ra giống thanh long ruột tím hồng. Thanh long ruột tím hồng có nhiều ưu điểm như: ruột chắc và màu nhạt hơn thanh long ruột đỏ, tai vỏ xanh cứng, năng suất trung bình khoảng 40 tấn/ha, nếu canh tác tốt thì năng suất có thể đạt 60-70 tấn/ ha, thời gian cho trái dài vào mùa nghịch.(Điểm tin KHCN trong tuần 4/5/2012)
Câu 1: Dựa vào đoạn văn trên em hãy cho biết thanh long ruột tím hồng là thành tựu của phương pháp tạo giống nào sau đây?
A. Tạo giống dựa trên biến dị tổ hợp.
B. Tạo giống dựa trên ưu thế lai.
C. Tạo giống bằng công nghệ tế bào.
D. Tạo giống bằng kĩ thuật chuyển gen.
Câu 2: Hãy cho biết trong các câu sau đây câu nào là đúng khi mô tả quá trình tạo ra giống thanh long ruột tím hồng?
A.   Tạo dòng thuần thanh long ruột đỏ và ruột trắng ® lai các dòng thuần với nhau ® chọn lọc những cá thể có kiểu hình mong muốn→ cho tự thụ qua nhiều thế hệ tạo dòng thuần dùng làm giống.
B.   Tạo dòng thuần thanh long ruột đỏ và ruột trắng® xử lí các dòng thuần bằng tác nhân gây đột biến ® chọn lọc những cá thể có kiểu hình mong muốn→cho tự thụ qua nhiều thế hệ tạo dòng thuần dùng làm giống.
C.   Loại bỏ thành tế bào của thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng → cho 2 tế bào kết hợp với nhau tạo tế bào lai → nuôi tế bào lai phát triển thành cây thanh long ruột tím hồng.
D.   Tạo ADN tái tổ hợp có chứa gen qui định màu tím hồng→ đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào thanh long ruột đỏ hoặc ruột trắng→nuôi trong điều kiện phù hợp cho phát triển thành cây thanh long ruột tím hồng
Câu 3: Có bao nhiêu ý dưới đây là đúng khi nói về nhược điểm của phương pháp tạo giống thanh long ruột tím hồng?
1. Đòi hỏi kĩ thuật phức tạp
2. Mất nhiều thời gian và công sức để đánh giá từng tổ hợp gen mang tính trạng mong muốn
3. Khó duy trì được tổ hợp gen mong muốn ở trạng thái thuần chủng
4. Cây thanh long ruột tím hồng chỉ biểu hiện tính trạng tốt nhất ở đời F1 khó dùng làm giống
A. 1                      B. 2                      C. 3                      D. 4
Bài tập 2: Để tạo ra những con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính nào đó, người ta thường bắt đầu bằng cách tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau. Sau đó, cho lai các dòng thuần chủng với nhau để tìm các tổ hợp lai cho ưu thế lai cao. Nhiều khi trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai.(Nguồn: SGK lớp 12 cơ bản/ trang 77). Dựa vào đoạn thông tin trên hãy trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Để tạo ưu thế lai cần tiến hành các bước theo thứ tự nào?
1. Lai khác dòng thuần khác nhau.                                      2. Lai thuận lai nghịch          
3. Tạo dòng thuần khác nhau.                                             4. Tìm tổ hợp lai có ưu thế lai.
A. 1, 2, 3.                 B. 3, 1, 2.                C. 3, 1, 4                   D. 2, 1, 4.
Câu 2: Để dò tìm các tổ hợp lai cho ƯTL cao, cần tiến hành
A. lai phân tích.                                                                  B. lai thuận lai nghịch.          
C. tạo dòng thuần khác nhau.                                             D. chọn tổ hợp lai có ưu thế lai.
Bài tập 3: Từ năm 2007, Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả Đông Nam Bộ, Sở KH-CN Đồng Nai bắt tay thực hiện chiếu xạ năng luợng hạt nhân để tạo ra giống bưởi mới mang tính đặc trưng, đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật mới.
      Sau hơn 5 năm nghiên cứu và triển khai đề tài SX giống bưởi đường lá cam Tân Triều (Đồng Nai) bằng công nghệ chiếu xạ năng lượng hạt nhân nhằm tạo ra giống mới không hạt đã thu được những kết quả khả quan.
      Sở KN-CN Đồng Nai cho biết, để có được ba giống bưởi không hạt, các nhà khoa học đã đưa 1.000 cành bưởi đường lá cam sạch bệnh lên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt chiếu xạ bằng nguồn phóng xạ cô ban 60. Sau khi chiếu xạ, 1.000 cành này được ghép với 1.000 cây bưởi mẹ từ vùng bưởi Tân Triều để chọn ra giống ưu việt, ít hạt nhất. Từ 1.000 cây, nhóm nghiên cứu đã chọn ra được ba giống có quả không hạt gồm: ĐLC240, ĐLC434 và ĐLC436. Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt nhận định, dòng bưởi đường lá cam Tân Triều là một loại trái cây đã có thương hiệu.
(
Dựa vào đoạn thông tin trên hãy trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Bưởi không hạt nói trên là thành tựu của phương pháp tạo giống nào sau đây?
A. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.
B. Tạo giống dựa trên ưu thế lai
C. Tạo giống bằng công nghệ tế bào
D. Tạo giống bằng kĩ thuật chuyển gen
 Câu 2 : Để tạo dòng bưởi không hạt nói trên không có bước nào sau đây?
A. Chiếu xạ bằng nguồn phóng xạ cô ban 60.

File đính kèm:

  • docUng_dung_di_truyen_hoc_trong_chon_giong.doc