Giáo án Sinh học 11 - Tiết 39, Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Năm học 2015-2016 - Bùi Quốc Đại

Hoạt động 1: ( 10 phút)

- GV: Để tìm hiểu khái niệm về sinh trưởng và phát triển ở ĐV, em hãy nêu các giai đoạn phát triển của em từ khi là hợp tử cho đến nay?

- HS kể về các giai đoạn phát triển của mình dưới sự hướng dẫn của GV

- GV: quá trình bạn vừa nêu ra đó chính là sự sinh trưởng và phát triển của động vật, từ đó em hãy cho thầy biết thế nào là sinh trưởng, phát triển ở động vật?

- HS trả lời dựa vào VD và thông tin trong SGK

- GV: Ta có thể nhận thấy khái niệm sinh trưởng và phát triển của động vật và thực vật rất giống nhau. Vậy sinh trưởng , phát triển ở động vật có những đặc điểm gì riêng biệt? Đầu tiên em hãy cho biết sự phát triển ở động vật có thể được chia làm mấy giai đoạn, giữa động vật đẻ trứng và động vật đẻ con có gì khác nhau?

- HS: Gồm 2 giai đoạn:

- GV: Ngoài sự khác nhau về quá trình sinh trưởng, sự phát triển của động vật cũng có nhiều nét đặc trưng. Thầy có một ví dụ sau đây:

+ Nhóm 1: sự sinh trưởng và phát triển của con người, gà, chó, mèo, lợn,.

+ Nhóm 2: Sự sinh trưởng, phát triển của sâu bướm, cào cào, ếch,.

 Em có nhận xét gì về quá trình phát triển của hai nhóm trên?

- HS: Nhóm 1 phát triển không qua biến thái, nhóm 2 phát triển qua biến thái.

- GV: Vậy em hãy cho biết thế nào là biến thái? Và nó xảy ra ở giai đoạn nào?

 

doc9 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Tiết 39, Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Năm học 2015-2016 - Bùi Quốc Đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI SOẠN SINH HỌC 11
Giáo viên hướng dẫn: Hà Thị Nhung
Giáo sinh: Bùi Quốc Đại
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Lớp: 11B6
Tiết 39 (Bài 37):
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
1: Mục tiêu
a) Kiến thức
- Phát biểu được khái niệm: Sinh trưởng, phát triển, biến thái của cơ thể động vật
- Phân biệt được phát triển qua biến thái và không qua biến thái.
- Trình bày được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
- Trình bày được những ứng dụng về kiến thức sinh trưởng và phát triển ở động vật trong sản xuất và đời sống.
b) Kỹ năng
- Rèn luyện được kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp
- Rèn luyện kỹ năng liên hệ kiến thức vào thực tiễn đời sống.
- Liên hệ, vận dụng các kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở động vật trong sản xuất và đời sống.
c) Thái độ
- Nghiêm túc trong học tập, nghiên cứu khoa học
- Tích cực tham gia phát biểu ý kiến, chủ động lĩnh hội kiến thức
2: Chuẩn bị:
a: Giáo viên:
- Soạn giáo án trước khi lên lớp
- SGK, SGV
b: Học sinh
- Chuẩn bị bài trước khi lên lớp
3: Tiến trình bài dạy
 a: Đặt vấn đề: (2 phút)
 Ở phần trước chúng ta đã tìm hiểu về sinh trưởng và phát triển ở thục vật, vậy sinh trưởng và phát triển ở động vật có gì đặc biệt? Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay. Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: ( 10 phút)
- GV: Để tìm hiểu khái niệm về sinh trưởng và phát triển ở ĐV, em hãy nêu các giai đoạn phát triển của em từ khi là hợp tử cho đến nay?
- HS kể về các giai đoạn phát triển của mình dưới sự hướng dẫn của GV
- GV: quá trình bạn vừa nêu ra đó chính là sự sinh trưởng và phát triển của động vật, từ đó em hãy cho thầy biết thế nào là sinh trưởng, phát triển ở động vật?
- HS trả lời dựa vào VD và thông tin trong SGK
- GV: Ta có thể nhận thấy khái niệm sinh trưởng và phát triển của động vật và thực vật rất giống nhau. Vậy sinh trưởng , phát triển ở động vật có những đặc điểm gì riêng biệt? Đầu tiên em hãy cho biết sự phát triển ở động vật có thể được chia làm mấy giai đoạn, giữa động vật đẻ trứng và động vật đẻ con có gì khác nhau?
- HS: Gồm 2 giai đoạn:
- GV: Ngoài sự khác nhau về quá trình sinh trưởng, sự phát triển của động vật cũng có nhiều nét đặc trưng. Thầy có một ví dụ sau đây:
+ Nhóm 1: sự sinh trưởng và phát triển của con người, gà, chó, mèo, lợn,..
+ Nhóm 2: Sự sinh trưởng, phát triển của sâu bướm, cào cào, ếch,..
 Em có nhận xét gì về quá trình phát triển của hai nhóm trên?
- HS: Nhóm 1 phát triển không qua biến thái, nhóm 2 phát triển qua biến thái.
- GV: Vậy em hãy cho biết thế nào là biến thái? Và nó xảy ra ở giai đoạn nào?
- GV: Các kiểu sinh trưởng ở động vật bao gồm phát triển qua biến thái hoặc không qua biến thái. Phát triển qua biến thái lại chia thành biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn. Để tìm hiểu rõ hơn chúng ta qua phần II .
Hoạt động 2: (10 phút)
- GV: Em hãy cho biết ở những động vật như người, gà, cá,.. con non được sinh ra (hoặc nở ra) có cấu tạo, hình thái như thế nào so với con trưởng thành?
- HS: Cấu tao và hình thái của chúng tương tự nhau
- GV: Từ đó em hãy cho biết thế nào là phát triển không qua biến thái?
- HS: là quá trình phát triển trong đó con non mới sinh ra (nở ra) đã có cấu tạo, hình thái giống con trưởng thành
- GV: Đa số động vật có xương sống và rất nhiều động vật không xương sống phát triển không qua biến thái. Phát triển của người là một ví dụ điển hình về kiểu phát triển này. Quay trở lại ví dụ trước, em hãy cho biết quá trình phát triển của người có thể chia làm mấy giai đoạn?
- HS: Có thể chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn phôi thai
+ Giai đoạn sau sinh
- GV: Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu từng giai đoạn trên, đầu tiên là giai đoạn phôi thai.
- GV: Giai đoạn sau sinh ở người có những đặc điểm gì nổi bật?
+ Không qua biến thái và lột xác
+ Con sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu tạo tương tự như người trưởng thành.
-GV: Từ những đặc điểm trên ta có thể thấy con người cũng là một loài động vật và sự sinh trưởng, phát triển cũng không tránh khỏi các quy luật của tự nhiên
Hoạt động 3: (19 phút)
- GV: Dựa vào khái niệm biến thái, em hãy cho biết thế nào là phát triển qua biến thái?
- HS: Là sự phát triển của động vật có sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí 
- GV: Sự phát triển qua biến thái được chia thành 2 dạng:.. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu từng dạng trên
- GV: Quá trình biến thái hoàn toàn có ở đa số các loài côn trùng (bướm, ruồi, ong), lưỡng cư,.. Sau đây chúng ta sẽ sét sự sinh trưởng của bướm. Em hãy cho biết quá trình phát triển của bướm bao gồm mấy giai đoạn chính và các giai đoạn đó có đặc điểm gì?
- HS đọc SKG và trả lời
- GV: từ những kiến thức trên em hãy cho biết thế nào là phát triển qua biến thái hoàn toàn?
- HS tổng hợp kiến thức, khái quát hóa rồi trả lời
- GV: Vì sao sâu non ăn rất nhiều, gây hại cho thực vật mà bướm lại chỉ hút mật hoa, đôi khi lại giúp cây thụ phấn?
- HS: Vì mặc dù chúng có đủ các loại enzim phân tiêu hóa nhưng số lượng rất ít, hệ tiêu hóa của sâu kém phát triển vì thế chúng ăn nhiều nhưng khả năng hấp thu kém nên buộc phải ăn nhiều để có đủ chất dinh dưỡng cho giai đoạn nhộng. Còn bướm thì chỉ có enzim tiêu hóa đường saccarozo và kiểu miệng của bướm là miệng chích hút nên chúng chỉ ăn mật hoa
- GV: Quá trình biến thái không hoàn toàn có ở đa số các loài côn trùng (châu chấu, cào cào, gián,..). Sau đây chúng ta sẽ sét sự sinh trưởng của châu chấu. Em hãy cho biết quá trình phát triển của châu chấu gồm mấy giai đoạn chính và các giai đoạn đó có đặc điểm gì?
- HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.
- GV: từ những kiến thức trên em hãy cho biết thế nào là phát triển qua biến thái hoàn toàn?
- HS tổng hợp kiến thức, khái quát hóa rồi trả lời
- GV: để phân biệt giữa phát triển qua biến thái và không qua biến thái, phân biệt biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn, các em hãy hoàn thiện bàng sau: (GV viết lại bảng phụ)
I: KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
1. Khái niệm
- Sinh trưởng là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượn và kích thước của tế bào.
- Phát triển là quá trình biến đổi bao gồm: Sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hìn thái các cơ quan và cơ thể.
2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển ở động vật
* Sinh trưởng gồm 2 giai đoạn:
- ĐV đẻ trứng: + Giai đoạn phôi
 + Giai đoạn hậu phôi
- ĐV đẻ con: + Giai đoạn phôi thai
 + Giai đoạn sau sinh
* Phát triển ở động vật: có thể trải qua biến thái hoặc không qua biến thái.
- Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái cấu tạo và sinh lí của cơ thể sau khi sinh ra hoặc sau khi nở từ trứng ra
- Biến thái xảy ra ở giai đoạn hậu phôi
- Phát triển qua biến thái:
+ Phát triển qua biến thái hoàn toàn.
+ Phát triển qua biến thái không hoàn toàn.
II: PHÁT TRIỂN KHÔNG QUA BIẾN THÁI
1. Khái niệm
là quá trình phát triển trong đó con non mới sinh ra (nở ra) đã có cấu tạo, hình thái giống con trưởng thành
2. Các giai đoạn phát triển
a. Giai đoạn phôi thai
- Diễn ra trong tử cung của mẹ.
- Hợp tử phân chia nhiều lần hình thành phôi.
- Các tế bào của phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan kết quả là hình thành thai nhi.
b. Giai đọan sau khi sinh: 
- Không qua biến thái
- Con sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu tạo tương tự như người trưởng thành.
- Cơ thể con khi lớn lên không qua lột xác.
III. PHÁT TRIỂN QUA BIẾN THÁI.
1. Phát triển qua biến thái hoàn toàn:
- Đại diện: Đa số côn trùng (bướm, ruồi, ong..) , lưỡng cư.
- Quá trình phát triển của bướm chia làm 2 giai đoạn : 
 a. Giai đoạn phôi: 
- Trứng dược thụ tinh à hợp tử à phôi à trứng 
- tế bào của phôi phân hóa thành cơ quan của sâu bướm
b. Giai đoạn hậu phôi: 
Sâu bướm à nhộng à Bướm
- Sâu bướm : có dạng sâu (khác con trưởng thành) có nhiều chân, cơ quan miệng kiểu nghiền.
+ Ăn lá cây, ruột có nhiều enzim tiêu hóa thức ăn.
+ Lột xác nhiều lần để lớn lên.
- Nhộng :
+ Giai đoạn biến đổi các cơ quan.
+ Mô, các cơ quan cũ tiêu biến, thay thế bằng mô cơ quan mới.
+ Không ăn, không hoạt động.
- Sâu trưởng thành :
 + Có 3 đôi chân, 2 đôi cánh
+ Thức ăn chủ yếu là mật hoa
+ Chỉ có enzim tiêu hóa đường sacarozơ.
c. KN:
 Phát triển qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lý khác hoàn toàn với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian ấu trùng biến thành con trưởng thành.
2. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn:
Đại diện: Một số côn trùng: châu chấu, cào cào, gián...
- Phát triển của châu chấu gồm :
a.Giai đoạn phôi: 
Trứng được thụ tinhà hợp tử à phôi à ấu trùng.
b. Giai đoạn hậu phôi:
- Giai đoạn này xảy ra biến thái
 Lột xác 4 - 5 lần
- Ấu trùng ------------------- > Châu chấu
- Sự khác biệt về hình thái và cấu tạo sinh lí giữa các lần lột xác là không lớn, con non vẫn ăn thức ăn giống con trưởng thành
c. KN : Phát triển qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non (ấu trùng) phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác con non biến đổi thành con trưởng thành.
b: Củng cố và luyện tập (3 phút)
Câu 1: Em hãy cho biết con rắn lột xác có phải là phát triển qua biến thái không?
c: Bài tập về nhà (1 phút)
 Các em về làm bài tập cuối SGK và đọc trước bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Bảng phụ:
Phát triển không quan biến thái
Phát triển qua biến thái
Phát triển qua biến thái hoàn toàn
Phát triển qua biến thái không hoàn toàn
Nhóm động vật
Đa số ĐVCXS, nhiều ĐVKXS
Đa số côn trùng và lưỡng cư
Một số loài côn trùng
Đặc điểm của các giai đoạn
Giai đoạn phôi
Trứng đã thụ tinh à Hợp tử à Phôi à phân hóa tạo các cơ quan
Giai đoạn hậu phôi
Con non có đặc điểm hình thái sinh lí giống với con trưởng thành
Con non có đặc điểm hình thái sinh lí khác hoàn toàn so với con trưởng thành
Con non có đặc điểm hình thái sinh lí gần giống với con trưởng thành
Con non à con trưởng thành
- Con non à lột xác à nhộng à con trưởng thành
- Trứng à nòng nọc à Ếch
Con non à lột xác nhiều lần à con trưởng thành

File đính kèm:

  • docBai_38_Cac_nhan_to_anh_huong_den_sinh_truong_va_phat_trien_o_dong_vat.doc