Giáo án Sinh học 11 - Tiết 36 - Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật
Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng.
a. Các nhân tố bên trong.
- Tốc độ sinh trưởng của thực vật phụ thuộc vào đặc điểm di truyền, tuổi cây.
VD: Tre thời kì sau măng sinh trưởng trên 1mét trên 1 ngày, đến thời kì già sinh trưởng rất chậm.
b. Các nhân tố bên ngoài.
- Nhiệt độ: ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của thực vật. Ví dụ: Ngô sinh trưởng chậm ở nhiệt độ 10 – 37 0C, sinh trưởng nhạnh ở nhiệt độ 37 – 440C.
- Hàm lượng nước: ảnh hưởng đến sinh trưởng của tế bào và ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật.
Ngày soạn: 10/03/2013 Ngày giảng: ...................11a1;....................11a2;..........................11a3. Tiết 36: CHƯƠNG II: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN. A. SINH TRƯƠNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT. Bài 34. SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT. A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Sau khi học xong bài này học sinh cần: 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm về sinh trưởng của cơ thể thực vật. - Chỉ rõ được các mô phân sinh nào có ở thực vật 2 lá mầm và thực vật một lá mầm. - Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp. - Giải thích được sự hình thành vòng năm ở thực vật. 2. Kĩ năng - Rèn luyện được tư duy hệ thống,phân tích sơ đồ để nắm khiến thức. - Hình thành được kĩ năng tự học, làm việc theo nhóm và trình bày trước đám đông B.PHƯƠNG PHÁP Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, kết hợp với hỏi đáp tìm tòi C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Trong bài giáo viên sử dụng hình vẽ 34.1, 34.2, 34.3, 34.4 SGK và phiếu học tập. Nội dung Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp Khái niệm Mô phân sinh thực hiện Có ở thực vật Kết quả D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sỹ số 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới: GV đặt vấn đề vào bài mới. Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức Hoạt động I: Tìm hiểu: Khái niệm . - Mục tiêu: Nêu được khái niệm sinh trưởng . - Thời gian: 3 phút. - Đồ dùng dạy học: - Cách tiến hành: +B1: GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và phân tích ví dụ để trả lời câu hỏi : Ví dụ: Cây mới trồng cao 20 Cm, tán rộng 40 Cm, sau 3 năm cây cao 10 m, tán rộng 4 m: Gọi là sự sinh trưởng của cây. Vậy sinh trưởng của thực vật là gì? +B2: Học sinh nghiên cứu sgk, trả lời. Hoạt động II: Tìm hiểu: Các mô phân sinh - Mục tiêu: Trình bày được khái niệm, phân loại mô phân sinh. - Thời gian: 5phút. - Đồ dùng dạy học: Hình 34 SGK - Cách tiến hành: +B1: GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK để trả lời các câu hỏi: - Mô phân sinh là gì? Chỉ ra vị trí có mô phân sinh của thực vật? - Mô phân sinh gồm mấy loại? Đặc điểm của từng loại? +B2: HS: Trả lời các câu hỏi. Hoạt động III: Tìm hiểu: Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp – Thảo luận nhóm. - Mục tiêu: Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp. - Thời gian: 12 phút. - Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập, Hình 34 SGK - Cách tiến hành: +B1: GV.Yêu cầu học sinh đọc SGK và quan sát hình 34.2, 34.3 thảo luận nhóm để hoàn thiện phiếu học tập: +B2: -HS Thảo luận nhóm trong thời gian 5 phút để hoàn thiện phiếu học tập. GV điều khiển các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng theo đáp án. - Giải thích sự hình thành vòng năm của thực vật thân gỗ? I. Khái niệm. Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước ( chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào. II. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp. 1. Các mô phân sinh. - Mô phân sinh: Là nhóm các tế bào chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân. * Phân loại: - Mô phân sinh đỉnh: Có ở chồi đỉnh, chồi nách, đỉnh rễ. - Mô phân sinh bên: Chỉ có ở cây 2 lá mầm. - Mô phân sinh lóng: Chỉ có ở cây 1 lá mầm. 2. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp. Theo nội dung đáp án phiếu học tập. ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP. Nội dung Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp Khái niệm - Là sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và rễ do hoạt động của các mô phân sinh đỉnh. - Là sinh trưởng theo đường kính làm tăng bề ngang của thân do hoạt động của mô phân sinh bên. Mô phân sinh thực hiện - Mô phân sinh đỉnh. - Mô phân sinh bên. Có ở thực vật - Cả Thực vật 2 lá mầm và 1 lá mầm - Chỉ có ở thực vật 2 lá mầm. Kết quả Làm cho cây dài ra ( lớn lên). - Làm cho cây to ra. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò – Nội dung Hoạt động IV: Tìm hiểu: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng . - Mục tiêu: Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng ở thực vật. - Thời gian: 8 phút. - Đồ dùng dạy học: - Cách tiến hành: +B1: GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và phân tích ví dụ để trả lời câu hỏi : - Nêu ảnh hưởng của nhân tố bên trong đến sự sinh trưởng của thực vật? - Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của thực vật? - Phân tích ảnh hưởng của ánh sáng, hàm lượng nước, khí ôxi và nguyên tố khoáng đến sự sinh trưởng của thực vật? +B2: HS: Đọc SGK trả lời các câu hỏi. +B3: GV: Phân tích thêm các ví dụ. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng. a. Các nhân tố bên trong. - Tốc độ sinh trưởng của thực vật phụ thuộc vào đặc điểm di truyền, tuổi cây. VD: Tre thời kì sau măng sinh trưởng trên 1mét trên 1 ngày, đến thời kì già sinh trưởng rất chậm. b. Các nhân tố bên ngoài. - Nhiệt độ: ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của thực vật. Ví dụ: Ngô sinh trưởng chậm ở nhiệt độ 10 – 37 0C, sinh trưởng nhạnh ở nhiệt độ 37 – 440C. - Hàm lượng nước: ảnh hưởng đến sinh trưởng của tế bào và ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật. - Ánh sáng: + ảnh hưởng đến quang hợp. + ảnh hưởng đến biến đổi hình thái. Ví dụ: Trong bóng tối cây mọc vống lên. - Khí ôxi: Rất cần cho sinh trưởng của thực vật. - Dinh dưỡng khoáng. 4. Củng cố: GV hệ thống lại toàn bộ kiến thức bài học 5. Hướng dẫn về nhà: Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài. 6.Rút kinh nghiệm giờ dạy .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- tiet 36.doc