Giáo án Sinh học 11 - Tiết 32 - Bài 31: Tập tính của động vật

- GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về khái niệm, phân loại và cơ sở thần kinh của tập tính và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi củng cố.

 Câu 1: Phân biệt tập tính bẩm sinh với tập tính học được? Cơ sở thần kinh của tập tính là gì?

 Câu 2: Các tập tính sau đâu là tập tính bẩm sinh, tập tính học được và tập tính trung gian?

 a. Do bị đuổi băt nhiều gà thấy người bỏ chạy.

 b. Khi sinh ra tò vò đã có khả năng làm ổ.

 c. Chó trinh sát có khả năng đánh hơi kẻ trộm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 4494 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Tiết 32 - Bài 31: Tập tính của động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/02/2013
Ngày giảng: ...................11a1;....................11a2;..........................11a3.
Tiết 32:
Bài 31: 
TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
 1. Kiến thức:
 	- Nêu được định nghĩa tập tính? Lấy được ví dụ và phân biệt được tập tính bẩn sinh với tập tính học được?
 	- Nêu được cơ sở thần kinh của tập tính.
2. Kĩ năng
 	- Rèn luyện được tư duy hệ thống,phân tích sơ đồ để nắm khiến thức.
- Hình thành được kĩ năng tự học, làm việc theo nhóm và trình bày trước đám đông
B.PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, kết hợp với hỏi đáp tìm tòi
 C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
bài giáo viên sử dụng hình vẽ 31.1., 31.2 SGK và phiếu học tập.
Phiếu học tập.
Hãy đọc SGK để trả lời phiếu học tập sau:
Hãy cho biết các tập tính dưới đây tập tính nào là bẩm sinh, tập tính nào là học được:
Đến thơi kì sinh sản con to vò cái đào một cái hố trên mặt đất để làm tổ rồi bay đi bắt một con sâu bướm, đốt cho tê liệt, bỏ vào tổ. Tiếp đó, tò vò cái đẻ trứng vào tổ và bịt tổ lại, tò vò con mới nở ăn con sâu. Các tò vò cái lớn lên lặo lại trình tự đào hố và đẻ con như tò vò mẹ( Mặc dù nó không nhìn thấy con tò vò khác làm tổ, đẻ con).
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
Khi thấy đèn đỏ người tham gia giao thông dừng lại.
Con mèo bắt chuột.
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp:
	- Kiểm tra sỹ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
	Câu1. Nêu các giai đoạn chuyển đổi từ điện thế nghỉ sang điện thế hoạt đông? Cơ chế hình thành điện thế hoạt động?
Câu 2: So sánh sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao miêlin và không có bao miêlin.
3. Bài mới: GV đặt vấn đề vào bài mới.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Tìm hiểu: Tập tính là gì –
- Mục tiêu: Nêu được khái niệm tập tính ở động vật.
- Thời gian: 6 phút.
- Đồ dùng dạy học: Hình 31.1
- Cách tiến hành:
 B1: GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và quan sát hình 31.1, phân tích ví dụ để trả lời câu hỏi :
Tập tính là gì?
B2: Học sinh trao đổi, trả lời.
Hoạt động II: Tìm hiểu: Phân loại tập tính .
- Mục tiêu: Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
- Thời gian: 10phút.
- Đồ dùng dạy học: H. 31.1 SGK.
- Cách tiến hành:
B1: GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK để trả lời các câu hỏi:
- Căn cứ vào nguồn gốc hình thành chia tập tính thành mấy loại?
- Lấy ví dụ và nêu khái niệm về tập tính bẩn sinh?
B2: HS: Trả lời các câu hỏi.
B3: GV: Lấy ví dụ và nêu khái niệm về tập tính học được?
B4: HS: Trả lời câu hỏi.
B5: GV: Đưa ra các ví dụ theo câu lệnh SGK và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm xác đinh đâu là tập tính bẩm sinh, đâu là tập tính học được?. 
B6: HS: Trả lời. – GV Mèo băt chuột thuột tập tính trung gian vừa bẩm sinh vừa học được.
Hoạt động III: Tìm hiểu: Cơ sở thần kinh của tập tính .
- Mục tiêu: Nêu được cơ sở thần kinh của tập tính.
- Thời gian: 15phút.
- Đồ dùng dạy học:Hình 31.1 
- Cách tiến hành: 
B1: GV.Yêu cầu học sinh đọc SGK và quan sát hình 31.1 trả lời câu hỏi:
- Cơ sở thần kinh của tập tính là gì?
- Một cung phản xạ gồm những bộ phận nào?
- Nêu cơ sở hần kinh của tập tinh bẩm sinh và ập tính học được ?
B2: GV: Yêu cầu học sinh trả lời các câu lệnh SGK.
B3: GV: Nhận xét, bổ sung.
I. Tập tính là gì?.
- Ví dụ: ếch kêu vào ngày mưa rào đầu mùa hạ. Nhện giăng tơ tạo thành tấm lưới.
- Khái niệm: Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường, nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. 
II. Phân loại tập tính.
1. Tập tính bẩm sinh
- Ví dụ: Nhện thực hiện nhiều động tác giăng tơ thành tấm lưới.
- Khái niệm: Tập tính bẩn sinh là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
2. Tập tính học được.
- Ví dụ: Chuột nghe tiếng mèo bỏ chạy, tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm.
- Khái niệm: Tập tính học được là tập tính hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. 
* Một số tập tính mang tính trung gian vừa bẩm sinh vừa học được .
III. Cơ sở thần kinh của tập tính.
 Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ.
Kích thích Cơ quan cảm thụ Hệ TK
 Cơ quan thực hiện Hành động.
- Đối với tập tính bẩn sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, do kiểu gen quy định, thường rất bền vững và không thay đổi.
- Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện, do học tập mà có, không bền vững, rễ thay đổi. Quá trinh hình thành tập tính học được chính là quá trình hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron thần kinh.
- Một số tập tính có được do sự phối hợp hoạt động TK với hệ nội tiêt.
4. Củng cố:
 	- GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về khái niệm, phân loại và cơ sở thần kinh của tập tính và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi củng cố.
 Câu 1: Phân biệt tập tính bẩm sinh với tập tính học được? Cơ sở thần kinh của tập tính là gì?
 	Câu 2: Các tập tính sau đâu là tập tính bẩm sinh, tập tính học được và tập tính trung gian?
 	 a. Do bị đuổi băt nhiều gà thấy người bỏ chạy.
 	 b. Khi sinh ra tò vò đã có khả năng làm ổ.
 	 c. Chó trinh sát có khả năng đánh hơi kẻ trộm.
 5. Hướng dẫn về nhà:
 	GV Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và phần đóng khung SGK. Chuẩn bị trước cho bài 32 – Tập tính của động vật ( tiếp theo).
6.Rút kinh nghiệm giờ dạy
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 32.doc