Giáo án Sinh học 11 - Tiết 02: Vận chuyển các chất trong cây

Hoạt động II: Tìm hiểu : Dòng mạch gỗ và dòng mạch rây

 +B1: GV yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 2.1 - 2.6, kết hợp SGK, chia lớp thành 6 nhóm, các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập trên với nội dung của dòng mạch gỗ và mạch Rây trong khoảng thời gian 12 phút.

- Yêu cầu: Nhóm 1,2,3: hoàn thành nội dung 1

Nhóm 4,5,6: hoàn thành nội dung 2

+B2: GV tiến hành điều khiển các nhóm học sinh thảo luận để rút ra kiến thức, yêu cầu các nhóm lên bảng hoàn thành

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 3111 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Tiết 02: Vận chuyển các chất trong cây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 15/08/2013
 Ngày dạy:……………..11a1;…………..11a2;………………..11a3.
Tiết 02:
VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY.
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 	1, Kiến thức.
HS mô tả được dòng vận chuyển các chất trong cây bao gồm:
- Con đường vận chuyển
- Thành phần của dịch được vận chuyển
- Động lực đẩy dòng vật chất di chuyển
2, Kỹ năng.
Rèn một số kỹ năng:
- Phân tích so sánh.
- Tư duy logic, khái quát kiến thức.
- Vận dụng lý thuyết giải thích các hiện tượng thực tế.
B, PHƯƠNG PHÁP .
 	Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, kết hợp với hỏi đáp tìm tòi. 
C, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Tranh hình SGK phóng to.
Chỉ tiêu
Dòng mạch gỗ
Dòng mạch Rây
Cấu tạo mạch 
Thành phần của dịch 
Động lực 
D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sỹ số.
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Nêu vai trò của nước đối với đời sống thực vật?
 	Câu 2: Phân biệt 2 con đường vận chuyển nước và iôn khoáng ở rễ cây? 
3. Bài mới. GV đặt vấn đề vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động I: Tìm hiểu phần: Khái quát chung 
 +B1: GV yêu cầu học sinh sử dụng SGK và trả lời câu hỏi.
-Trong thân cây có những dòng vận chuyển vật chất cơ bản nào? Đặc điểm của từng dòng?
+B2: HS: Dựa vào SGK, trả lời
+B3: GV: Nhận xét, bổ sung
Hoạt động II: Tìm hiểu : Dòng mạch gỗ và dòng mạch rây 
 +B1: GV yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 2.1 - 2.6, kết hợp SGK, chia lớp thành 6 nhóm, các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập trên với nội dung của dòng mạch gỗ và mạch Rây trong khoảng thời gian 12 phút.
- Yêu cầu: Nhóm 1,2,3: hoàn thành nội dung 1
Nhóm 4,5,6: hoàn thành nội dung 2
+B2: GV tiến hành điều khiển các nhóm học sinh thảo luận để rút ra kiến thức, yêu cầu các nhóm lên bảng hoàn thành.
+B3: GV: Nhận xét, đánh gia, bổ sung
+B4: GV sử dụng các câu hỏi bổ sung:
-Hãy giả thích về nguyên nhân hiện tượng rỉ nhựa và hiện tượng ứ giọt?
-Theo em 3 động lực đẩy dòng mạch gỗ thì động lực nào đóng vai trò chủ yếu?
-Theo em khi một ống của dòng mạch gỗ bị tắc thì sẽ xẩy ra hiện tượng gì?
+B5: HS: vạn dụng kiến thức trả lời
+B6: GV: Nhận xét, bổ sung
*Tích hợp MT:
- Việc bảo vệ cây xanh (không chặt phá, bẻ cành, ngắt ngọn…) có tác dụng gì đối với việc vận chuyển các chất trong cây và có tác dụng gì đối với môi trường ?
Vận chuyển nước ở thân:
- Dòng mạch gỗ: ( đi lên) Vận chuyển nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ và đến thân lên lá.
- Dòng mạch Rây: ( đi xuống) Vận chuyển các chất hữu cơ từ tế bào quang hợp của lá xuống nơi sử dụng hoặc dự trữ.
- Vận chuyển ngang từ mạch gỗ qua mạch Rây và ngược lại
- Cơ chế: Khuếch tán, do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu.
I. Dòng mạch gỗ.
1. Cấu tạo của mạch gỗ.
 - Gồm các tế bào chết, gồm 2 loại tế bào là quản bào và mạch ống.
 - Thành của mạch gỗ được linhin hóa tạo ra độ bền cho mạch gỗ.
2. Thành phần.
 - Chủ yếu là nước, các ion khoáng, các chất hữu cơ .
 3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ.
 - Lực đẩy của rễ ( áp suất rễ). Qua 2 hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt.
 - Lực hút do thoát hơi nước ở lá. ( tào ra sự chênh lệch thế nước).
 - Lực lên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
II. Dòng mạch Rây.
 1. Cấu tạo.
- Gồm các tế bào sống, là tế bào ống và tế bào kèm.
- Các tế bào ống liên kết với nhau qua bản dây có các lỗ bản dây.
2. Thành phần.
 - Chủ yếu là Saccarôzơ, các axit amin, vitamin, hoocmôn tv, hợp chất hưu cơ, nhiều ion k+.có độ PH từ 8,0- 8,5.
3. Động lực đẩy dòng mạch dây.
 - Do sự chênh lệch áp suất giữa cơ quan nguồn với cơ quan chứa
 	4. Củng cố: GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về cấu tạo, thành phần, động lực của dòng mạch gỗ, mạch dây và đặt các câu hỏi củng cố.
5. Hướng dẫn học sinh ở nhà. GV Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và phần đóng khung SGK, Trả lời các câu hỏi cuối sách và chuẩn bị cho bài 3.
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy.
……………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………….............

File đính kèm:

  • doctiet 2.doc