Giáo án Sinh học 11 - Chuyên đề IV: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - Năm học 2015-2016

III.2.1. Bề mặt trao đổi khí:

- Bề mặt trao đổi khí quyết định hiệu quả trao đổi khí.

- Đặc điểm bề mặt trao đổi khí :

 + Diện tích bề mặt lớn.

 + Mỏng và luôn ẩm ướt.

 + Có rất nhiều mao mạch.

 + Có sắc tố hô hấp.

 + Có sự lưu thông khí.

- Nguyên tắc trao đổi khí: khuếch tán.

III.2.2. Các hình thức hô hấp:

III.2.2.1. Hô hấp qua bề mặt cơ thể:

- Động vật đơn bào hoặc đa bào bậc thấp có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể.

III.2.2.2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí:

- Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí. Các ống dẫn phân nhánh nhỏ dần phân bố đến tận các tế bào của cơ thể.

III.2.2. 3. Hô hấp bằng mang:

- Cấu tạo :

 + Gồm cung mang và các phiến mang.

 + Có mạng lưới mao mạch phân bố dày đặc.

- Ngoài 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí, cá xương còn có thêm 2 đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí là :

 + Miệng và diềm nắp mang phối hợp nhịp nhàng giữa để tạo dòng nước lưu thông từ miệng qua mang.

 + Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang.

 

doc9 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 709 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Chuyên đề IV: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/1012015
Thời lượng: 06 tiết 
CHUYÊN ĐỀ IV: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Mô tả được quá trình tiêu hoá trong không bào tiêu hoá, túi tiêu hoá và ống tiêu hoá.
- Phân biệt được tiêu hoá nội bào và tiêu hoá ngoại bào.
- Nêu được chiều hướng tiến hoá của hệ tiêu hoá.
- Thấy được sự khác nhau trong hấp thụ các chất từ môi trường vào cơ thể ở động vật và thực vật
- Nêu được cấu tạo và chức năng của ống tiêu hoá thích nghi với thức ăn động vật và thực vật.
- So sánh cấu tạo và chức năng của ống tiêu hoá ở động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật
- Nêu được đặc điểm chung của bề mặt hô hấp của động vật.
- Liệt kê được các hình thức hô hấp của động vật ở cạn và ở nớc.
- Phân tích được hiệu quả của sự trao đổi khí ở động vật.
- Phân biệt được tuần hoàn hở và kín.
- Nêu được đặc điểm tuần hoàn máu của hệ tuần hoàn hở và kín.
- Phân biệt được tuần hoàn đơn và kép
- Nêu được ưu điểm tuần hoàn đơn và tuần hoàn kép.
- Phân biệt được sự khác nhau trong tuần hoàn máu ở lỡng cư, bò sát, chim và thú, đồng thời nêu được sự tiến hoá của hệ tuần hoàn trong giới động vật.
- Học sinh phải giải thích được tại sao tim có khả năng co bóp hoạt động tự động.
- Nêu được trình tự và thời gian co giãn của tâm nhĩ và tâm thất.
- Giải thích được tại sao nhịp tim của các loài thú lại khác nhau.
- Nêu được định nghĩa huyết áp và giải thích được tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch.
- Mô tả được sự biến động của vận tốc máu trong hệ mạch và nêu được nguyên nhân của sự biến động đó.
- Thực hành xong bài 21 học sinh biết cách : đo nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt người.
2.Kỹ năng :
Rèn luyện được các kỹ năng sau:
- Rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề, kỹ năng quan sát, phân loại, kỹ năng thực hành, kỹ năng sưu tầm các tư liệu, kỹ năng trình bày, kỹ năng phân tích các đoạn phim, kỹ năng tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ: 
- Vận dụng kiến thức đã học góp phần nâng cao năng suất cây trồng.
- Ý thức bảo vệ cây xanh, nguồn nước, sử dụng nước hợp lí.
4. Định hướng các năng lực hướng tới
+ Năng lực tự học, tự nghiên cứu
Tự tìm kiếm thông tin các phần GV giáo viên giao nhiệm vụ về nhà.
Vận dụng kiến thức đã học để tiến hành các thí nghiệm đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người.
+ Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
	- Quan sát các tranh, ảnh về các quá trình tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn. Nêu khái niệm về tiêu hóa ở động vật. Quá trình tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa. Nêu đặc điểm tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật. Khái niệm hô hấp ở động vật. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật. Hoạt động của tim. Hoạt động của hệ mạch. 
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ
	- Phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua trình bày, tranh luận, thảo luận nhóm.
 - Phiếu học tập
 -Viết báo cáo
+ Năng lực hợp tác
 Hợp tác, phân công nhiệm vụ trong nhóm
+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- HS biết khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, viết báo cáo,
	- Làm các báo cáo dưới dạng word, powerpoint có tranh ảnh, video ...
+ Năng lực tính toán
 - HS sử dụng các phép tính đơn giản để tính toán số liệu trước khi trình bày.
5. Thời lượng
Số tiết học trên lớp: 06 tiết 
Thời gian học ở nhà: 1 tuần làm dự án.
II. Thiết bị dạy học và phương pháp
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Các thí nghiệm về đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người
- Phiếu học tập
- Các dụng cụ để thực hành
2. Chuẩn bị của học sinh
- Phiếu điều tra
- Kế hoạch lập poster, tờ rơi tuyên truyền
- Lập website chia sẽ thông tin
Tranh,ảnh sưu tầm được
- Các nguyên liệu và dụng cụ để thực hành
Chủ yếu trực quan so sánh làm việc theo nhóm
III. Mạch kiến thức liên quan
III.1. Tiêu hóa ở động là gì ? 
- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
- Tiêu hóa ở động vật gồm: tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào.
III.1.1. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa:
 - Thức ăn được tiêu hóa nội bào 
 - VD: trùng giày, amip 
III.1.3.Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa :
- Túi tiêu hóa có hình túi và được hình thành từ nhiều tế bào. Túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất ra bên ngoài. Lỗ thông vừa làm chức năng miệng vừa làm chức năng hậu môn.
- Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến. Các tê bào này tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa.
- Ở túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào
III.1.4. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa:
- Ống tiêu hóa được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau. Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ hoạt động cơ học và nhờ tác dụng của dịch tiêu hóa.
III.1.4.1. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật :
+ Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt:
- Bộ răng: răng nanh, răng hàm và răng cạnh hàm phát triển để giữ mồi, xé thức ăn
- Dạ dày: Dạ dày to chứa nhiều thức ăn và tieu hóa cơ học, hóa học.
- Ruột ngắn do thức ăn giàu chất dinh dưỡng.
+ Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật:
- Bộ răng : răng cạnh hàm, răng hàm phát triển để nghiền thức ăn thực vật cứng.
- Dạ dày một ngăn hoặc 4 ngăn (động vật nhai lại).
- Ruột dài do thức ăn nghèo chất dinh dưỡng. Manh tràng phát triển ở thú ăn thực vật có dạ dày đơn.
III.2. Hô hấp ở động vật là gì?
- HH là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào đẻ oxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.
- Động vật ở nước HH bằng mang, động vật trên cạn HH bằng phổi.
III.2.1. Bề mặt trao đổi khí:
- Bề mặt trao đổi khí quyết định hiệu quả trao đổi khí.
- Đặc điểm bề mặt trao đổi khí :
 + Diện tích bề mặt lớn.
 + Mỏng và luôn ẩm ướt.
 + Có rất nhiều mao mạch.
 + Có sắc tố hô hấp.
 + Có sự lưu thông khí.
- Nguyên tắc trao đổi khí: khuếch tán.
III.2.2. Các hình thức hô hấp:
III.2.2.1. Hô hấp qua bề mặt cơ thể:
- Động vật đơn bào hoặc đa bào bậc thấp có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể.
III.2.2.2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí:
- Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí. Các ống dẫn phân nhánh nhỏ dần phân bố đến tận các tế bào của cơ thể.
III.2.2. 3. Hô hấp bằng mang:
- Cấu tạo :
 + Gồm cung mang và các phiến mang.
 + Có mạng lưới mao mạch phân bố dày đặc.
- Ngoài 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí, cá xương còn có thêm 2 đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí là :
 + Miệng và diềm nắp mang phối hợp nhịp nhàng giữa để tạo dòng nước lưu thông từ miệng qua mang.
 + Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang.
III.2.2. 4. Hô hấp bằng phổi:
- Động vật sống trên cạn thuộc lớp Bò sát, Chim, Thú có cơ quan trao đổi khí là phổi. không khí đi vào và đi ra khỏi phổi qua đường dẫn khí.
- Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích của khoang bụng hoặc lồng ngực. Sự thông khí ở phổi của lưỡng cư nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.
III.3. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.
III.3.1. Cấu tạo chung:
- Hệ tuần hoàn được cấu tạo bởi các bộ phận sau :
 + Dịch tuần hoàn.
 + Tim.
 + Hệ thống mạch máu.
III.3.2. Chức năng của hệ tuần hoàn:
- Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.
III.4 Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật:
III.4.1. Hệ tuần hoàn hở:
- Có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp
- Đặc điểm :
 + Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.
 + Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
III.4.2. Hệ tuần hoàn kín:
- Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống. 
- Hệ tuần hoàn kín gồm: hệ tuần hoàn đơn (cá) hoặc hệ tuần hoàn kép (động vật có phổi).
- Đặc điểm :
 + Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.
 + Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.
III.5. Hoạt động của tim.
III.5.1. Tính tự động của tim:
- Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim gọi là tính tự động của tim.
- Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim bao gồm : nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puoockin.
III.5.2. Chu kì hoạt động của tim:
- Tim hoạt động theo chu kì. Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha giãn chung.
III.6. Hoạt động của hệ mạch:
III.6.1. Cấu trúc của hệ mạch:
- Hệ mạch bao gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.
III.6.2. Huyết áp:
- Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch. Huyết áp giảm dần trong hệ mạch.
III.6.3. Vận tốc máu:
- Là tốc độ máu chảy trong một giây
- Vận tốc máu trong hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
III.7. THỰC HÀNH: ĐO MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ Ở NGƯỜI
III.7.1. Mục tiêu
- Học sinh thực hành xong bài này có khả năng đếm được nhịp tim, đo được huyết áp và thân nhiệt của người
III.7.2. Chuẩn bị
- Huyết áp điện tử hoặc huyết áp kế.
- Nhiệt kế để đo thân nhiệt
- Đồng hồ bấm giây
III.7.3. Tiến trình thực hành
III.7.3.1. Nêu nội dung thực hành - kiểm tra sự chuẩn bị kiến thức của học sinh
III.7.3.2 Làm mẫu – Nêu các chú ý
+ Cách đếm nhịp tim
+ Cách đo huyết áp
+ Cách đo thân nhiệt 
 	+ Hướng dẫn thu hoạch 
III.7.3.3 Phân nhóm phân dụng cụ. 
III.7.3.4. Thu hoạch và đánh giá
Nhịp tim
(nhịp/ phút)
Huyết áp tối đa (mmHg)
Huyết áp tối thiểu (mmHg)
Thân nhiệt (oC)
Trước khi chạy tại chỗ
Ngay sau khi chạy tại chỗ
Sau khi nghỉ chạy 5 phút
IV. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập
Thời gian
Hoạt động
Sản phẩm đạt được
Tiết 1
20 phút
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái quát về hô hấp ở thực vật
- Nhóm 1: Quan sát hình 12.1, trình bày khái niệm, phương trình tổng quát và vai trò của hô hấp ở thực vật
- Nhóm 1, 3, 4: Nhận xét và bổ sung.
- GV bổ sung, hoàn thiện.
- HS biết cách báo cáo các nội dung: khái niệm, phương trình tổng quát và vai trò của hô hấp ở thực vật
25 phút
Hoạt động 2: Tìm hiểu về con đường hô hấp, hô hấp sáng
- Nhóm 2: 
+ Trình bày 2 con đường hô hấp hiếu khí và lên men.
+ Trình bày điều kiện và đặc điểm của hô hấp sáng
- Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí ?
- HS các nhóm thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
- GV bổ sung, hoàn thiện.
- 2 con đường hô hấp là hô hấp hiếu khí và lên men. 
- Hô hấp hiếu khí tạo ra nhiều ATP hơn so với hô hấp kị khí
Tiết 2
45 phút
Hoạt động 3: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi trường
- Nhóm 3: 
+ Trình bày mối quan hệ giữa hô hấp với quang hợp 
+ Trình bày ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hô hấp ở thực vật
- Nêu một số phương pháp bảo quản nông phẩm
- HS các nhóm thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
- GV bổ sung, hoàn thiện.
Nhóm 4 bổ sung và hoàn thiện
- Mối quan hệ giữa hô hấp với quang hợp
- Quá trình hô hấp chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm...
- HS biết cách phân tích từ đó ứng dụng hô ở thực vật để bảo quản nông phẩm
- Thực hành phát hiện hô hấp ở thực vật
Thời gian
Hoạt động
Sản phẩm đạt được
Tiết 3
45 phút
Hoạt động: Thực hành thí nghiệm
- Cho HS xuống phòng thực hành. 
- Nhóm 3 tiến hành thí nghiệm phát hiện hô hấp qua
* Thải CO2
- Cho đầu ngoài của ống hình chữ U vào ống nghiệm có chứa nước bari (hay nước vôi) trong suốt.
 - Rót nước từ từ từng ít một qua phễu vào bình chứa hạt. 
* Đối chứng:
- Lấy 1ống nghiệm có chứa nước vôi trong
- 1 hs ngậm miệng vào ống nhựa rồi thở vào ống
* Kết quả:
 Nước vôi trong vẩn đục 
* Giải thích : 
- Nước vôi trong vẩn đục chứng tỏ có khí CO2 
- Khí CO2 có trong bình chứa hạt nảy mầm
- Khi rót nước vào bình, nước đẩy không khí chứa CO2 sang ống thuỷ tinh chữ U -> Khí CO2 có được do hạt nảy mầm hô hấp thải ra.
* Hút O2
- Các nhóm khác theo dõi tiến trình thực hiện.
- GV hướng dẫn, bổ sung, hoàn thiện.
- Rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm, kỹ năng thuyết trình.
- HS rút ra kết luận cho từng thí nghiệm và chu cho 2 thí nghiệm.
III. BIÊN SOẠN HỆ THỐNG CÂU HỎI/ BÀI TẬP
Nội dung
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Năng lực, kỹ năng hướng tới trong chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Hô hấp ở thực vật
-Trình bày khái niệm, phương trình tổng quát hô hấp ở thực vật
- Nêu được 2 con đường hô hấp 
- Trình bày được điều kiện và đặc điểm của hô hấp sáng
- Nêu được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hô hấp ở thực vật
-Hiểu được ưu thế của hô hấp hiếu khí so với hô hấp kị khí 
-Hiểu được vai trò của hô hấp ở thực vật
Mối quan hệ giữa hô hấp với quang hợp 
- Nêu được một số phương pháp bảo quản nông phẩm
- Kỹ năng quan sát kênh hình
- Kỹ năng tìm kiếm mối liên hệ
- Năng lực giải quyết vấn đề
Phát hiện hô hấp ở thực vật
Tiến hành được thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật qua thải CO2 và hút O2
- Kỹ năng quan sát, thao tác thí nghiệm 
- Năng lực giải quyết vấn đề
Một số câu hỏi ôn tập
Câu hỏi tự luận
Câu 1. Hãy chứng minh quang hợp là tiền đề cho hô hấp và ngược lại.
Hướng dẫn: Viết PTTQ của QH và HH 
 - Quang hợp tích luỹ năng lượng, tạo các chất hữu cơ, oxi là nguyên liệu cho quá trình hô hấp.
- Hô hấp tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống trong đó có tổng hợp các chất tham gia vào quá trình quang hợp (sắc tố, enzim, chất nhận CO2...), tạo ra H2O, CO2 là nguyên liệu cho quá trình quang hợp...
Câu 2. Cho biết cơ sở khoa học. mục đích và các biện pháp bảo quản nông phẩm?
- CSKH: làm giảm hô hấp nội bào đến mức tối thiểu 
- Mục đích: Nhằm làm giảm quá trình hô hấp nội bào đến mức tối thiểu để bảo tồn số lượng, chất lượng của nông sản trong quá tình bảo quản
- Vì khi hô hấp mạnh sẽ tiêu hao nhanh chóng số lượng, chất lượng của nông sản
- Các biện pháp bảo quản: 
+ Bảo quản khô(đối với các loại hạt giống)
+ Bảo quản lạnh(đối với các thực phẩm, rau , quả)
+ Bảo quản ở nồng độ CO2 cao
Ưu thế: Hô hấp hiếu khí sản sinh nhiều năng lượng (38 ATP) lớn hơn hô hấp kị khí (2 ATP) 
Câu hỏi trắc nghiệm
1. Vai trò quan trọng nhất của hô hấp đối với cây trồng là gì ?
a.Cung cấp năng lượng chống chịu	b.Tăng khả năng chống chịu
c.Tạo ra các sản phẩm trung gian	d.Miễn dịch cho cây
2.Giai đoạn nào chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí?
a. Chu trình Crep	b.Chuỗi chuyền điện tử electron c. Đường phân	d.Tổng hợp axetyl – CoA
3. Nếu thiếu ôxi cung cấp cho hô hấp thì trong cây sẽ xảy ra quá trình gì?
	a. Chu trình Crep b. Quá trình lên men c. Quá trình photphorin hóa	d. Cả 3 quá trình
4. Hô hấp ở thực vật có vai trò gì?
	a. Tích lũy năng lượng ATP	b. Giải phóng năng lượng, duy trì nhiệt độ
	c. Tạo sản phẩm trung gian	 d. Tạo sản phẩm trung gian, Giải phóng năng lượng, duy trì nhiệt độ
5. Đường phân là quá trình phân giải
 a. axit piruvic tạo axit lactic b. axit piruvic tạo rượu êtilic.
c. glucôzơ tạo axit piruvic d. glucôzơ tạo rượu êtilic.
6: Hô hấp là quá trình:
 a/ Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.
 b/ Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. 
c/ Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời tích luỹ năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. 
d/ Khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. 
7: Chu trình crep diễn ra ở trong: a/ Ty thể. b/ Tế bào chất. c/ Lục lạp. d/ Nhân. 
8: Khi được chiếu sáng, cây xanh giải phóng ra khí O2. Các phân tử O2 đó được bắt nguồn từ: 
a/ Sự khử CO2. b/ Sự phân li nước. 
c/ Phân giải đường d/ Quang hô hấp. 
9: Điểm bù CO2 là thời điểm: a/ Nồng đội CO2 tối đa để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
b/ Nồng đội CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp thấp hơn cường độ hô hấp. 
c/ Nồng đội CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp. 
d/ Nồng đội CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau. 
10: Sản phẩm của sự phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic là: a/ Rượi êtylic + CO2 + Năng lượng. b/ Axit lactic + CO2 + Năng lượng. c/ Rượi êtylic + Năng lượng. d/ Rượi êtylic + CO2. 
11: Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là: a/ Chuổi chuyển êlectron. b/ Chu trình crep. c/ Đường phân. d/ Tổng hợp Axetyl – CoA. 
12: Phân giải kị khí (lên men)từ axit piruvic tạo ra: a/ Chỉ rượu êtylic. b/ Rượu êtylic hoặc axit lactic. c/ Chỉ axit lactic. d/ Đồng thời rượu êtylic axit lactic. 
12: Hô hấp hiếu khí xảy ra ở ty thể theo chu trình crep tạo ra: a/ CO2 + ATP + FADH2 b/ CO2 + ATP + NADH. c/ CO2 + ATP + NADH +FADH2 d/ CO2 + NADH +FADH2. 
13: Hai loại bào quan của tế bào làm nhiệm vụ chuyển hoá là: a/ Sắc lạp và bạch lạp. b/ Ty thể cvà bạch lạp. c/ Ty thể và sắc lạp. d/ Ty thể và bạch lạp. 
14: Hô hấp ánh sáng xảy ra: a/ Ở thực vật C4. b/ Ở thực vật CAM. c/ Ở thực vật C3. d/ Ở thực vật C4 và thực vật CAM.
15: Hệ số hô hấp (RQ) là: a/ Tỷ số giữa phân tử H2O thải ra và phân tử O2 lấy vào khi hô hấp. b/ Tỷ số giữa phân tử O2 thải ra và phân tử CO2 lấy vào khi hô hấp. c/ Tỷ số giữa phân tử CO2 thải ra và phân tử H2O lấy vào khi hô hấp. d/ Tỷ số giữa phân tử CO2 thải ra và phân tử O2 lấy vào khi hô hấp. 
16: RQ của nhóm: a/ Cacbohđrat = 1. b/ Prôtêin > 1. c/ Lipit > 1 d/ Axit hữu cơ thường < 1. Câu 127: Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được: a/ 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH. b/ 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH. c/ 2 phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP và 2 phân tử NADH. d/ 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH. 
18: Ý nghĩa nào sau đây không đúng với ý nghĩa của hệ số hô hấp? a/ Quyết định các biện pháp bảo quản nông sản và chăm sóc cây trồng. b/ Cho biết nguyên liệu hô hấp là nhóm chất gì. c/ Có thể đánh giá được tình trạng hô hấp của cây d/ Xác định được cường độ quang hợp của cây. Câu 19: Một phân tử glucôzơ bị ô xy hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình crep, nhưng 2 quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Một phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ đi đâu? a/ Trong phân tử CO2 được thải ra từ quá trình này. b/ Mất dưới dạng nhiệt. c/ Trong O2. d/ Trong NADH và FADH2. 
20: Sự hô hấp diễn ra trong ty thể tạo ra: a/ 32 ATP b/ 34 ATP. c/ 36 ATP. d/ 38ATP 
21: Chuỗi chuyền êlectron tạo ra: a/ 32 ATP b/ 34 ATP. c/ 36 ATP. d/ 38ATP 
22. Trong quang hợp, ngược với hô hấp ở ty thể: a/ Nước được tạo thành. b/ Sự tham gia của các hợp chất kim loại màu. c/ Chuyền êlectron. d/ Nước được phân ly. 
23: Chức năng quan trọng nhất của quá trình đường phân là: a/ Lấy năng lượng từ glucôzơ một cách nhanh chóng. b/ Thu được mỡ từ Glucôse. c/ Cho phép cacbohđrat thâm nhập vào chu trình crép. d/ Có khả năng phân chia đường glucôzơ thành tiểu phần nhỏ. 
24: Hô hấp ánh sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan: a/ Lục lạp, lozôxôm, ty thể. b/ Lục lạp Perôxixôm, ty thể. c/ Lục lạp, bộ máy gôn gi, ty thể. d/ Lục lạp, Ribôxôm, ty thể.

File đính kèm:

  • docCHUYEN_DE_4_SINH_11.doc