Giáo án Sinh học 11 - Bài 46: Cơ chế điều hoà sinh sản

Thần kinh căng thẳng, sợ hãi.gây rối loạn quá trình rụng trứng, làm giảm khả năng sinh tinh.

- Sự hiện diện và mùi của con đực tác động đến hoạt động sinh dục của con cái.

- Thiếu ăn, chất dinh dưỡng gây rối loạn quá trình chuyển hoá vật chất, ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng.

- Người nghiện thuốc, rượu, ma tuý làm giảm khả năng sinh trứng và sinh tinh.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 5266 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Bài 46: Cơ chế điều hoà sinh sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/04/2013
Ngày giảng: ...................11a1;....................11a2;..........................11a3.
Tiết 48:
Bài 46:
CƠ CHẾ ĐIỀU HOÀ SINH SẢN
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
 1. Kiến thức:
 	- Nêu được ảnh hưởng của các hoocmôn đến quá trình điều hoà sinh tinh trùng và sinh trứng.
 	- Trình bày được ảnh hưởng của hệ thần kinh và môi trường sống đến sinh tinh và sinh trứng.
 2. Kĩ năng
- Rèn luyện tính tỉ mỉ, khả năng quan sát, phân tích tổng hợp.
- Hình thành được kĩ năng làm việc theo nhóm.
B.PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, kết hợp với hỏi đáp tìm tòi
 C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Trong bài giáo viên sử dụng hình vẽ 45.1, 45.2, 45.3, 45.4 SGK và phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP.
Hãy đọc SGK và vận dụng các kiến thức thực tiễn để hoàn thành phiếu học tập.
Câu 1: Các hoocmôn điều hoà sinh tinh là gì? Vai trò của các hoocmôn đó? 
Câu 2: Cơ chế ức chế sinh tinh là gì?
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp:
	 - Kiểm tra sỹ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Nêu khái niệm và các giai đoạn của sinh sản hữu tính?
- Nêu ưu điểm của sinh sản hữu tính và so sánh thụ tinh trong với thụ tinh ngoài? 
3. Bài mới: GV đặt vấn đề vào bài mới.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Tìm hiểu: Cơ chế điều hoà sinh tinh.– Thảo luận nhóm. 
 - Mục tiêu: - Nêu được cơ chế điều hoà sinh tinh. 
- Thời gian: 12 phút.
- Đồ dùng dạy học: Hình SGK, Phiếu học tập.
- Cách tiến hành:
+B1:GV.Yêu cầu học sinh đọc SGK thảo luận nhóm trong thời gian 5 phút hoàn thiện phiếu học tập:
+B2:HS thảo luận nhóm và hoàn thiện phiếu trong thời gian 5 phút. Cử đại diện trình bày kết quả và nhận xét các nhóm khác.
+B3:GV: Nhận xét sự thảo luận của các nhóm và chính xác kiến thức.
Hoạt động II: Tìm hiểu: Cơ chế điều hoà sinh trứng.– Thảo luận theo bàn. 
 - Mục tiêu: - Nêu được cơ chế điều hoà sinh trứng.
- Thời gian: 12 phút.
- Đồ dùng dạy học: Hình SGK
- Cách tiến hành:
+B1:GV Yêu cầu học sinh đọc câu lệnh SGK và quan sát sơ đồ 46.2 SGK để chỉ ra cơ chế kích thích và kìm hãm quá trình sinh trứng.
+B2: HS: thảo luận theo bàn 2 học sinh và trả lời câu hỏi.
Hoạt động III: Tìm hiểu: ảnh hưởng của thần kinh và môi trường đến quá trình sinh tinh và sinh trứng. – Cả lớp. 
 - Mục tiêu: - Nêu được ảnh hưởng của thần kinh và môi trường đến sinh tinh và sinh trứng.
- Thời gian: 10 phút.
- Đồ dùng dạy học: Hình SGK
- Cách tiến hành:
+B1:GV.Yêu cầu học sinh đọc SGK trả lời các câu hỏi.
- Nêu các nhân tố thần kinh và môi trường sống có ảnh hưởng đến sinh tinh và trứng?
+B2:HS; Nghiên cứu SGK để trả lời các câu hỏi.
I. CƠ CHẾ ĐIỀU HOÀ SINH TINH VÀ SINH TRỨNG.
1. Cơ chế điều hoà sinh tinh.
- Cơ chế kích thích: Các tuyến nội tiết tiết ra hoocmôn FSH và LH theo đường máu đến tinh hoàn kích thích sinh tinh trùng:
 + FSH: Kích thích ống sinh tinh sản xuất tinh trùng.
 + LH: Kích thích tế bào kẽ tiết ra hốc môn testostêrôn.
- Cơ chế ức chế: Nồng độ testostêrôn cao sẽ gây ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên tiết GnRH, FSH, LH..
2. Cơ chế điều hoà sinh trứng.
- Cơ chế kích thích: Các tuyến nội tiết tiết ra hoocmôn FSH và LH theo đường máu đến buồng trứng và kích thích sinh trứng.
 + FSH: Kích thích nang trứng phát triển và tiết ra ơstrôgen.
 + LH: Kích thích rụng trứng, tạo thể vàng. Thể vàng tiết ra hoocmôn prôgestêrôn và ơstrôgen.
 + Prôgestêrôn và ơstrôgen làm cho liêm mạc tử cung phát triển dày lên.
- Cơ chế ức chế: Nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen cao sẽ gây ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên tiết GnRH, FSH, LH.
- Nồng độ hoocmôn sinh dục thay đổi theo chu kì.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA THẦN KINH VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TINH VÀ SINH TRỨNG.
- Thần kinh căng thẳng, sợ hãi..gây rối loạn quá trình rụng trứng, làm giảm khả năng sinh tinh.
- Sự hiện diện và mùi của con đực tác động đến hoạt động sinh dục của con cái.
- Thiếu ăn, chất dinh dưỡng gây rối loạn quá trình chuyển hoá vật chất, ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng.
- Người nghiện thuốc, rượu, ma tuý làm giảm khả năng sinh trứng và sinh tinh.
4. Củng cố:
- GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về cơ chế điều hoà sinh sản ở động vật. Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi củng cố.
 5. Hướng dẫn về nhà: 
- GV Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và phần đóng khung SGK. Chuẩn bị trước cho bài 46.
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy
.......................................................................................................................................................................................................................................................... 

File đính kèm:

  • doctiet 48.doc