Giáo án Sinh học 11 - Bài 43: Thực hành: nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép

Giâm cành:

 + Cắt thân của một số loại cây rau ngót, dâu, sắn .thành nhiều hom dài 10 – 15Cm ( có 3- 4 mắt ngủ) đem các hom cấn nghiêm vào đất ẩm.

 + Theo dõi sự nảy chồi và tốc độ sinh trưởng của các cây mới. Nhận xét và nghi kết quả theo bảng SGK trang 168.

+ Rút ra kết luận phần nào của thân có khả năng sinh trưởng tốt nhất, giải thích.

- Giâm lá:

 + Cắt một lá bỏng đặt xuống đất ẩm, theo dõi sự phát triển của cây mới mọc từ mép lá.

Các nhóm cần quan sát kĩ các điểm sau:

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 9575 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Bài 43: Thực hành: nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/03/2013
Ngày giảng: ...................11a1;....................11a2;..........................11a3.
Tiết 45:
BÀI 43. 
THỰC HÀNH: NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT BẰNG GIÂM, CHIẾT, GHÉP.
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
 1. Kiến thức:
 	- Giải thích được cơ sở sinh học của các phương pháp nhân giống vô tính.
 	- Nêu được lợi ích kinh tế của phương pháp nhân giống vô tính.
 	- Thực hiện được các thao tác trong nhân giống vô tính.
 2. Kĩ năng
- Rèn luyện tính tỉ mỉ, khả năng quan sát, phân tích tổng hợp.
- Hình thành được kĩ năng làm việc theo nhóm.
B.PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, kết hợp với hỏi đáp tìm tòi
 C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Trong bài giáo viên sử dụng các dụng cụ thí nghiệm theo yêu cầu của bài..
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp:
	- Kiểm tra sỹ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
	Câu 1. Thụ phấn là già? Nêu các hình thức thụ phấn?
 	Câu 2: Tại sao nói thụ tinh ở thực vật là thụ tinh kép?
3. Bài mới: GV đặt vấn đề vào bài mới.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Tìm hiểu phần: Mục tiêu thí nghiệm - Hoạt động tập thể.
 GV yêu cầu học sinh đọc SGK sử dụng các câu hỏi 
 Mục tiêu của bài thực hành là gì?
H/S : Trả lời các câu hỏi dựa và thông tin trong SGK.
GV: Chuẩn hóa kiến thức. 
Hoạt động II: Tìm hiểu phần: Chuẩn bị Hoạt động tập thể. GV sử dụng câu hỏi:
Bài thực hành cần những dụng cụ gì?
HS trả lời các câu hỏi.
 Hoạt động III: Tìm hiểu phần: Nội dung và cách tiến hành thí nghiệm - Hoạt động tập thể.
 GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung thí nghiệm trong SGK.
 H/S: Đọc nội dung bài.
 GV:Sử dụng câu hỏi. 
 - Nêu nội dung của bài thực hành?
HS trả lời các câu hỏi.
GV lưu ý một số điều học sinh cần chú ý khi thực hành.
Các nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm và phân công các thành viên thực hiện nhiệm vụ của mình. 
Hoạt động IV: Tìm hiểu phần: Báo cáo kết quả – Cả lớp.
 Các nhóm học sinh tiến hành làm báo cáo và cả nhóm thảo luận viết báo cáo theo mẫu, cử đại diện theo dõi thí nghiệm để hoàn thành báo cáo.
I. Mục tiêu.
- Giải thích được cơ sở sinh học của các phương pháp nhân giống vô tính.
 - Nêu được lợi ích kinh tế của phương pháp nhân giống vô tính.
 - Thực hiện được các thao tác trong nhân giống vô tính.
II. Chuẩn bị.
- Mẫu vật: Cây sắn, lá bỏng, dây khoai lang, rau ngót, cây đào, cây cam….
- Dụng cụ: Dao, kéo, đất ẩm, dây nilon.
III. Nội dung và cách tiến hành. 
 1. Giâm cành và giâm lá.
- Giâm cành:
 + Cắt thân của một số loại cây rau ngót, dâu, sắn….thành nhiều hom dài 10 – 15Cm ( có 3- 4 mắt ngủ) đem các hom cấn nghiêm vào đất ẩm.
 + Theo dõi sự nảy chồi và tốc độ sinh trưởng của các cây mới. Nhận xét và nghi kết quả theo bảng SGK trang 168.
+ Rút ra kết luận phần nào của thân có khả năng sinh trưởng tốt nhất, giải thích.
- Giâm lá:
 + Cắt một lá bỏng đặt xuống đất ẩm, theo dõi sự phát triển của cây mới mọc từ mép lá.
Các nhóm cần quan sát kĩ các điểm sau:
2. Ghép.
- Ghép cành:
 + Ghép đoạn cành: 
- Ghép mắt ( Chồi).
 + Ghép chữ T:
- Lưu ý: cắt bỏ tất cả các lá có trên cành ghép, vết ghép cần lưu ý tầng thượng tâng của 2 phần phải khít nhau.Khi buộc dây chồi ghép không buộc đè lên chồi.
IV. Thu hoạch.
 Các nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm, cử đại diện quan sát, cuối cùng viết báo cáo theo yêu cầu SGK.
 GV: Quan sát và đánh giá sản phẩm của các nhóm.
4. Củng cố: 
 	 GV hệ thống lại kết quả của bài thực hành và các hình thức nhân giống vô tính cử thực vật. Yêu cầu học sinh nêu cơ sở khoa học của các biện pháp.
5. Hướng dẫn về nhà: Yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm, viết báo cáo và chuẩn bị trước bài 44.
6.Rút kinh nghiệm giờ dạy
..........................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 45.doc