Giáo án Sinh học 10 - Tiết 20 - Bài 17: Quang hợp
HS đọc kết luận SGK trang 69
- Tại sao các cơ thể có khả năng quang hợp lại có nhiều loại sắc tố khác nhau? (Thành phần quang phổ của ánh sáng (đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím) với những bước sóng khác nhau nên các cơ thể quang hợp có nhiều loại sắc tố khác nhau để hấp thụ tốt nhất năng lượng ánh sáng.
Ngày soạn: 04/01/2013 Ngày giảng:.................10A1..................10A2.....................10A3 Tiết 20: Bài 17: QUANG HỢP A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - HS nêu được khái niệm quang hợp và những loại sinh vật nào có khả năng quang hợp - HS nắm được quang hợp gồm 2 pha: pha sáng và pha tối, chỉ ra mối quan hệ giữa ánh sáng với 2 pha cũng như mối quan hệ giữa 2 pha - HS giải thích được sơ bộ pha sáng của quang hợp diễn ra như thế nào? Các thành phần tham gia pha sáng, hết quả của pha sáng - Hiểu được diến biến của pha tối, làm thế nào mà pha tối kết hợp với pha sáng để hoàn chỉnh quá trình quang hợp. - Mô tả được 1 cách tóm tắt các sự kiện chính của chu trình C3 2. Kỹ năng: - Phân tích, so sánh, tổng hợp khái quát - Vận dụng kiến thức liên bài, liên môn B. PHƯƠNG PHÁP. - Vấn đáp, tìm tòi C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh hình SGK phóng to - Phiếu học tập D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1.Ổn định tổ chức - Kiểm tra sỹ số 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là hô hấp tế bào? Hô hấp tế bào gồm mấy giai đoạn? Đặc điểm mỗi giai đoạn đó là gì? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC - Quang hợp là gì? những sinh vật nào có khả năng quang hợp? - GV bổ sung: Các sinh vật thuộc nhóm tự dưỡng là sinh vật quang hợp và có vai trò là nhóm sinh vật sản xuất của trái đất - Sắc tố quang hợp là gì? Gồm những loại nào? - Sắc tố quang hợp có vai trò gì trong quá trình quang hợp? - Quá trình quang hợp có mấy pha? Xảy ra trong điều kiện nào? - Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được biến đổi thành năng lượng nào? - Trong pha tối của quang hợp sử dụng năng lượng nào? Diễn ra ở đâu? Sản phẩm tạo thành là gì? - Pha tối của quang hợp hoàn toàn không phụ thuộc vào ánh sáng có chính xác không? - Pha sáng còn đựơc gọi là giai đoạn gì? - Quá trình hấp thụ ánh sáng thực hiện được nhờ hoạt động của yếu tố nào? - Các sắc tố quang hợp và các thành phần của chuỗi chuyền e quang hợp định vị ở đâu? - Quá trình quang phân li nước là gì? - Viết phương trình quang phân li nước và pha sáng của quang hợp - Pha tối còn được gọi là gì? - Con đường cố định CO2 phổ biến nhất là gì? - Chu trinh Canvin thực hiện được nhờ yếu tố nào? Enzim có ở đâu? - Chu trình Canvin sử dụng gì? Sản phẩm tạo thành là gì? I. Khái niệm quang hợp 1. Khái niệm quang hợp - Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ - Phương trình quang hợp CO2 + H2O + NLAS CH2O + O2 2. Các sắc tố quang hợp - 3 nhóm chính + Clorôphin (chất diệp lục) có vai trò hấp thụ quang năng + Carôtennôit + Phicôbilin Þ Sắc tố phụ bảo vệ diệp lục khỏi bị phân huỷ khi cường độ ánh sáng quá cao II. Các pha của quang hợp - Quang hợp chia thành 2 pha: pha sáng và pha tối Điểm phân biệt Pha sáng Pha tối Nơi thực hiện Màng tilacôit của lục lạp Chất nền của lục lạp (Strôma) Nguyên liệu - Năng lượng ánh sáng - H2O - ATP, NADPH - CO2 Sản phẩm - O2 - ATP, NADPH - (CH2O) 1. Pha sáng - Quá trình hấp thụ năng lượng ánh sáng thực hiện được nhờ hoạt động của các phân tử sắc tố quang hợp - Sau khi được các sắc tố quang hợp hấp thụ, năng lượng sẽ đựơc chuyển vào 1 loạt các phản ứng OXH- KH của chuỗi chuyền e quang hợp mà ATP và NADPH sẽ được tổng hợp - Các sắc tố quang hợp và các thành phần của chuỗi chuyền e quang hợp đều được định vị trong màng tilacôit của lục lạp - Nước tham gia vào pha sáng với vai trò là nguồn cung cấp e và hiđrô. Nước bị phân li tạo ra oxi, proton và e. - Sơ đồ + Năng lượng ánh sáng + H2O + NADP+ + Pi NADPH + ATP + O2 2. Pha tối - Còn gọi là quá trình cố định CO2 - Chu trình C3 (hay chu trình Canvin) là con đường cố định CO2 phổ biến nhất - Chu trình C3 gồm nhiều phản ứng hóa học xúc tác bởi các enzim trong chất nền của lục lạp và sử dụng ATP, NADPH từ pha sáng, biến đổi CO2 của khí quyển thành cacbohiđrat + CO2 kết hợp với phân tử hợp chất 5 cacbon (RiDP) → hợp chất 6 cacbon không bền + Sản phẩm cố định đầu tiên là hợp chất 3C biến đổi thành AlPG → Phần AlPG tái tạo RiDP giúp tế bào hấp thụ nhiều CO2 → Phần còn lại AlPG được sử dụng tạo ra tinh bột và saccarôzơ 4. Củng cố: - HS đọc kết luận SGK trang 69 - Tại sao các cơ thể có khả năng quang hợp lại có nhiều loại sắc tố khác nhau? (Thành phần quang phổ của ánh sáng (đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím) với những bước sóng khác nhau nên các cơ thể quang hợp có nhiều loại sắc tố khác nhau để hấp thụ tốt nhất năng lượng ánh sáng. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài trả lời câu hỏi SGK - Đọc mục “ Em có biết” - Ôn tập kiến thức về nguyên phân và giảm phân 6. Rút kinh nghiệm giờ dạy. ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- tiet 20..doc