Giáo án Sinh học 10 - Tiết 26, Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật - Bùi Quốc Đại

- GV: Dựa vào nhân tố sinh trưởng có thể chia VSV thành 2 nhóm:

+ VSV khuyết dưỡng: không tổng hợp được các nhân tố dinh dưỡng

+ VSV nguyên dưỡng: tự tổng hợp được các nhân tố dinh dưỡng

- GV: Trong thực tế đời sống, VSV khuyết dưỡng được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp thực phẩm. Tương tự như quỳ tím, VSV khuyết dưỡng có thể dùng để chỉ thị hàn the,. Dựa vào khái niệm VSV khuyết dưỡng em hãy cho biết vì sao có thể dùng VSV khuyết dưỡng để kiểm tra thực phẩm có triptophan hay không?

- HS: VK E. Coli âm khuyết dưỡng về triptophan tức là nó chỉ sinh trưởng được trong môi trường có triptophan. Từ đó ta có thể kiểm tra thực phẩm có troptophan không bằng cách đưa VK khuyết dưỡng nhân tố này vào trong thực phẩm, nếu chúng sinh trưởng được thì chứng tỏ môi trường có triptophan, còn nếu chúng không sinh trưởng được thì môi trường không có triptophan.

- GV: Khi chúng ta bị xây sát cơ thể, hoặc chúng ta bị cảm cúm, hay phù nề. thì các em bôi cái gì, dùng thuốc gì?

- HS: Khi bị xây xát cơ thể để tránh nhiễm trùng ta bôi Oxi già, khi bị cảm cúm, phù nề thì ta uống kháng sinh,.

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 782 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Tiết 26, Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật - Bùi Quốc Đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SINH HỌC 10
Giáo viên hướng dẫn: Hà Thị Nhung
Giáo sinh: Bùi Quốc Đại
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Lớp 10A2
Tiết 26 (Bài 27):
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
1: Mục tiêu
a: Kiến thức
Nêu được đặc điểm của một số chất hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV.
Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố vật lý đến sự sinh trưởng ở VSV.
Nêu được một số ứng dụng yếu tố hóa học và lý học để khống chế VSV có hại.
b: Kỹ năng
Rèn luyện được kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp.
Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
c: Thái độ
Tích cực, chủ động trong học tập.
Có lối sống khoa học, bảo vệ cơ thể trước những tác nhân bất lợi từ môi trường.
Có biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm và các vật dụng khác một cách khoa học.
2: Chuẩn bị:
a: Giáo viên
Soạn giáo án trước khi lên lớp.
SGK, SGV.
Bài giảng powerpoint.
b: Học sinh
 Chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
3: Tiến trình bài dạy
a: Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 Thế nào là môi trường nuôi cấy liên tục? Trong thực tế thì những sinh vật được nuôi trong môi trường nuôi cấy liên tục có sinh trưởng theo pha lũy thừa mãi được không, tại sao?
b: Đặt vấn đề: (2 phút)
 Trong thực tế thì không có quần thể sinh vật nào có thể sinh trưởng mãi theo pha lũy thừa được do không có môi trường nào có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng, không gian sống,.. để sinh vật sinh trưởng không ngừng. Như các em biết, tất cả các sinh vật sống trong môi trường đều chịu tác động của môi trường và chúng cũng có sự tác động lại với môi trường đó. Vậy những yếu tố nào đã tác động đến sự sinh trưởng của VSV và con người chúng ta đã vận dụng những kiến thức đó như thế nào, chúng ta cùng nhau tìm hiểu Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của VSV:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: (20 phút)
- GV Chất hóa học bao gồm 2 loại là các chất vô cơ và các chất hữu cơ, em hãy lấy cho thầy một vài ví dụ về các loại trên?
- HS: + Chất vô cơ: C, H, O, N, S, P, Mg, Zn, Mn, Mo,..
 + Chất hữu cơ: Cacbonhidrat, protein, lipit, a.a,..
- GV: Những chất giúp duy trì sự sống và hoạt động của sinh vật như Cacbonhidrat, protein, lipit, a.a,.. các em vừa ví dụ được gọi là các chất dinh dưỡng, em hãy cho biết, chất dinh dưỡng là gì?
- HS: là các chất hữu cơ cần thiết cho sinh vật duy trì sự sống và hoạt động của cơ thể như Cacbonhidrat, protein, lipit, a.a,..
- GV: có những chất VSV cần nhiều như Cacbonhidrat, protein, lipit, a.a,.. nhưng có những chất VSV cần ít nhưng không thể thiếu như Zn, Mn, Mo,..
- GV: Có những chất hữu cơ quan trọng mà VSV không tự tổng hợp được như các VTM, a.a,.. các chất đó được gọi là gì?
- HS: là Nhân tố sinh trưởng
- GV: Dựa vào nhân tố sinh trưởng có thể chia VSV thành 2 nhóm:
+ VSV khuyết dưỡng: không tổng hợp được các nhân tố dinh dưỡng
+ VSV nguyên dưỡng: tự tổng hợp được các nhân tố dinh dưỡng
- GV: Trong thực tế đời sống, VSV khuyết dưỡng được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp thực phẩm. Tương tự như quỳ tím, VSV khuyết dưỡng có thể dùng để chỉ thị hàn the,.. Dựa vào khái niệm VSV khuyết dưỡng em hãy cho biết vì sao có thể dùng VSV khuyết dưỡng để kiểm tra thực phẩm có triptophan hay không?
- HS: VK E. Coli âm khuyết dưỡng về triptophan tức là nó chỉ sinh trưởng được trong môi trường có triptophan. Từ đó ta có thể kiểm tra thực phẩm có troptophan không bằng cách đưa VK khuyết dưỡng nhân tố này vào trong thực phẩm, nếu chúng sinh trưởng được thì chứng tỏ môi trường có triptophan, còn nếu chúng không sinh trưởng được thì môi trường không có triptophan.
- GV: Khi chúng ta bị xây sát cơ thể, hoặc chúng ta bị cảm cúm, hay phù nề.. thì các em bôi cái gì, dùng thuốc gì?
- HS: Khi bị xây xát cơ thể để tránh nhiễm trùng ta bôi Oxi già, khi bị cảm cúm, phù nề thì ta uống kháng sinh,..
- GV: Các chất như oxi già, kháng sinh đó chính là các chất ức chế sinh trưởng, vậy chất ức chế sinh trưởng là gì?
- HS: là những chất kìm hãm sự sinh trưởng của sinh vật
- GV: Vi sinh vật có thể bị ức chế bởi nhiều loại chất tự nhiên cũng nhân tạo, con nguời đã sử dụng các chất này như thế nào, em hãy kể tên các chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình em và cho biết cơ chế tác động cũng như ứng dụng của chúng?
- HS: Dựa theo bảng trong SGK trả lời theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- GV: Sau đây chúng ta sẽ vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số phương pháp diệt khuẩn, sát trùng mà chúng ta hay sử dụng
+ Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5 - 10 phút?
- HS: Khi ta ngâm rau trong nước muối thì nồng độ nước muối sẽ cao hơn nồng độ bên trong tế bào VSV đang bám trên rau và làm cho nước bên trong tế bào VSV sẽ đi ra ngoài gây nên hiện tượng co nguyên sinh ở các TB VSV này làm ức chế sự sinh trưởng của chúng, còn khi ngâm rau trong thuốc tím (KMnO4), vì thuốc tím là một chất OXH rất mạnh nó sẽ OXH các tế bào VSV trên rau do đó cũng làm cho rau sạch hơn.
- GV: Sau khi các em đi vệ sinh hoặc trước bữa ăn bác sĩ thường khuyên chúng ta phải rửa tay bằng xà phòng, vậy xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không?
- HS: Xà phòng không phải chất diệt khuẩn, nó chỉ có tác dụng tạo bọt giúp rửa trôi vi khuẩn mà thôi.
- GV: Ngoài các chất trên, chúng ta còn hay sử dụng một chất nữa là Oxi già, em hãy cho biết cơ chế tác động của Oxi già như thế nào?
- HS: Trong máu và tế bào có chứa một loại enzym gọi là catalaza (catalase) có tác dụng phân giải hyđro peroxit thành nước và ôxi. Trong các vết cắt, trầy xước chứa máu và các tế bào bị hư hỏng có rất nhiều catalaza nổi xung quanh do đó thúc đẩy phản ứng xảy ra nhanh chóng. Các bong bóng trong bọt sủi lên chính là ôxi tinh khiết dạng nguyên tử. Ôxi nguyên tử có tính ôxi hóa rất mạnh chính vì vậy khi tiếp xúc vết thương sẽ có tác dụng sát trùng sát khuẩn mạnh. Nếu vết thương bị nhiễm trùng nặng thì hiện tượng sủi bọt càng mạnh do phản ứng càng giải phóng nhiều ôxi, để loại bỏ mảnh vụn, xác tế bào mô có tác dụng giúp cầm máu và tiêu diệt một số vi khuẩn yếm khí, làm sạch vết thương. Với tính chất ôxi hóa mạnh này mà nó được sử dụng rộng rãi như một chất ôxi hóa, thuốc khử trùng, sát khuẩn và cả trong các tên lửa như một chất đẩy.
Hoạt động 2: (14 phút)
- GV: Bên cạnh các yếu tố hóa học thì các yêu tố vật lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng của VSV, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu ảnh hưởng của một số tác nhân vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, pH, ánh sáng và áp suất thẩm thấu. Sau đây thầy sẽ chia lớp thành 5 nhóm, từ nhóm 1 đến nhóm 5 các em tìm hiểu thông tin về ảnh hưởng và ứng dụng của từng nhân tố từ nhiệt độ đến áp suất thẩm thấu, sau 5 phút các nhóm cử đại diện lên hoàn thiện bảng. (Phiếu học tập trên powerpoint)
- HS: hoạt động nhóm: Nghiên cứu SGK, thảo luận đưa ra ý kiến hoàn thành các nội dung học tập
- GV chiếu đáp án để lớp nhận xét, hướng dẫn, giải thích cho học sinh lĩnh hội kiến thức
- GV hỏi thêm: Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh?
- HS: Trong tủ lạnh nhiệt độ thấp (khoảng 40C) mà các VSV sống trong thức ăn chủ yếu là VSV ưa nhiệt nên chúng bị ức chế sinh trưởng do đó thực phẩm bảo quản được lâu
- GV: Nhiệt độ nào thích hợp cho sự sinh trưởng của VSV ký sinh ở động vật?
- HS: Nhiệt độ cơ thể động vật (từ 30 – 400C)
- GV: Tại sao cá biển để trong tủ lạnh lại dễ bị hư hỏng hơn cá sông??
- HS: Vi khuẩn biển thuộc nhóm ưa lạnh nên trong tử lạnh cũng vẫn sinh trưởng gây hỏng cá
- GV: Vì sao sữa chua không có VSV gây bệnh?
- HS: Sữa chua lên men đồng hình, pH thấp nen ức chế vi khuẩn ký sinh gây bệnh
- GV: Có một bạn học sinh bị trầy xát da nhẹ, để tránh nhiễm trùng bạn ấy đã đắp đường lên vết thương, theo em bạn làm như thế là đúng hay sai?
- HS: Bạn làm thế là đúng vì nước đường là môi trường ưu trương làm nước trong tế bào VSV bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh khiên chúng không phân chia được, hạn chế nhiễm trùng.
- GV: Thầy hy vọng qua bài học hôm nay các em có thể vận dụng kiến thức này để bảo về sức khỏe của bản thân và gia đình cũng như để phục vụ cho các nhu cầu khác của chúng ta.
I: CHẤT HÓA HỌC
1: Chất dinh dưỡng
- Là các chất tham gia vào cấu tạo tế bào giúp sinh vật duy trì sự sống và hoạt động của cơ thể
- VD: Cacbonhidrat, protein, lipit, Zn, Mn, Mo,..
- Nhân tố sinh trưởng là:
+ Một số chất hữu cơ (chất d2)
+ Cần cho sinh trưởng với một lượng nhỏ
+ VSV không tự tổng hợp được
VD: axit amin, Vitamin,..
- Dựa vào nhân tố sinh trưởng ta có 2 nhóm VSV:
+ VSV khuyết dưỡng: không tổng hợp được các nhân tố dinh dưỡng
+ VSV nguyên dưỡng: tự tổng hợp được các nhân tố dinh dưỡng
2: Chất ức chế sinh trưởng
II: CÁC YẾU TỐ LÍ HỌC
Yếu tố
Ảnh hưởng
Ứng dụng
Nhiệt độ
Độ ẩm
pH
Ánh sáng
Áp suất thẩm thấu
b: Củng cố và luyện tập (3 phút)
- Đọc mục Em có biết và phần ghi nhớ
c: Bài tập về nhà (1 phút)
 Các em về làm bài tập và đọc trước bài 28: Thực hành, tiết sau chúng ta sẽ học trên phòng thí nghiệm.

File đính kèm:

  • docBai_27_Cac_yeu_to_anh_huong_den_sinh_truong_cua_vi_sinh_vat.doc