Giáo án Sinh học 10 - Tiết 14 - Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất

Chuyển hoá vật chất.

- Khái niệm chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng hoá sinh xẩy ra bên trong tế bào.

- Vai trò của chuyển hoá vật chất: Giúp tế bào thực hiện các đặc tính sống như sinh trưởng, cẩm ứng, sinh sản

- Chuyển hoá vật chất bao gồm 2 mặt.

 + Đồng hoá: Là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản. Thực hiện đồng thời với quá trình tiêu tốn năng lượng.

 + Dị hoá: Là quá trình phân huỷ các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản. Thực hiện đồng thời với quá trình sinh năng lượng.

- Chuyển hoá vật chất luôn kèm theo sự chuyển hoá năng lượng.

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 4975 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Tiết 14 - Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/11/2013.
Ngày giảng:.................10A1..................10A2.....................10A3
Tiết 14:
Bài 13: 
KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HểA VẬT CHẤT
A. MỤC ĐÍCH YấU CẦU.
	1. Kiến thức: 
	 - Trình bày được khái niệm về năng lượng, các trạng thái của năng lượng.
 - Hiểu được các dạng năng lượng trong tế bào và hoá năng là dạng năng lượng chủ yếu của tế bào.
 - Trình bày được cấu tạo, chức năng của phân tử ATP.
 - Giải thích được tại sao ATP là hợp chất cao năng và là đồng tiền năng lượng của tế bào.
 - Phân tích được quá trình chuển hoá vật chất trong tế bào.
	2. Kỹ năng: 
	  - Rèn luyện được tư duy hệ thống, phân tích, so sánh.
 - Hình thành được kĩ năng tự học, làm việc theo nhóm
B. PHƯƠNG PHÁP.
	- Vấn đỏp, tỡm tũi
C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Trong bài giáo viên sử dụng hình vẽ số 13.1, 13.2 SGK, hình vẽ quá trình chuyển hoá thức ăn trong cơ thể, phiếu học tập.
D. TIẾN TRèNH BÀI GIẢNG
	1.Ổn định tổ chức
	- Kiểm tra sỹ số
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	- GV thu bài thực hành của học sinh
	3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Hoạt động tập thể.
 GV yêu cầu học sinh đọc SGK và sử dụng các câu hỏi:
- Năng lượng là gì?
- GV sử dụng thí nghiệm về súng cao su và hỏi: căn cứ vào trạng thái người ta chia năng lượng thành mấy loại?
- Thế năng là gì?
- Động năng là gì?
- Trong tế bào tồn tại ở những trạng thái nào? Lấy ví dụ minh hoạ?
- Dạng năng lượng nào tồn tại chủ yếu trong tế bào? Vì sao?
 HS: đọc SGK và trả lời các câu hỏi.
GV: Chuẩn hóa kiến thức.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
GV: Cho học sinh tiến hành thảo luận nhóm theo phiếu học tập. 
H/S chuẩn bị trong thời gian 4 phút.
GV: Yêu cầu học sinh đại diện nhóm trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập, các nhóm học sinh khác bổ sung, nhận xét.
 H/S Trả lời các câu hỏi.
 GV chuẩn hóa kiến thức.
Hoạt động 3: Hoạt động tập thể
 GV yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi.
- Chuyển hoá vật chất là gì?
- Chuyển hoá vật chất có vai trò gì?
- GV sử dụng sơ đồ sự tiêu hoá thức ăn trong cơ thể phân tích và hỏi: Chuyển hoá vật chất gồm những mặt nào? Thế nào là đồng hoá, dị hoá?
- Chuyển hoá vật chất và chuyển hoá năng lượng có mối liên hệ gì với nhau?
I. Năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào.
1. Khái niệm năng lượng.
- Năng lượng là khả năng sinh công.
- Tuỳ theo trạng thái có sẵn sàng sinh công hay không người ta chia năng lượng thành hai loại: Đông năng và thế năng.
- Đông năng là dạng năng lượng sẵn sàng sinh công.
- Thế năng là dạng năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công.
- Năng lượng trong tế bào tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như: Điện năng, hoá năng, quang năng….Trong đó hoá năng là dạng năng lượng chủ yếu của tế bào.
 2. ATP - đồng tiền năng lượng của tế bào.
- Cấu tạo ATP: Gồm 3 thành phần.
 + Bazơ nỉtơ ađênin (A).
 + Đường ribôrơ.
 + 3 nhóm phôtphat.
- ATP là hợp chất cao năng vì liên kết giữa hai nhóm phôtphat cuối cùng rễ bị phá vỡ tạo năng lượng.
- ATP chuyền năng lượng cho các chất khác thông qua nhóm phôtphat cuối cùng qua sơ đồ sau: ATP đ ADP đ ATP. 
- Sử dụng ATP trong tế bào.
 + Tổng hợp nên các chất sống. Ví dụ:
 + Vận chuyển các chất qua màng. Ví dụ:
 + Sinh công cơ học. Ví dụ:
II. Chuyển hoá vật chất.
- Khái niệm chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng hoá sinh xẩy ra bên trong tế bào.
- Vai trò của chuyển hoá vật chất: Giúp tế bào thực hiện các đặc tính sống như sinh trưởng, cẩm ứng, sinh sản…
- Chuyển hoá vật chất bao gồm 2 mặt.
 + Đồng hoá: Là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản. Thực hiện đồng thời với quá trình tiêu tốn năng lượng.
 + Dị hoá: Là quá trình phân huỷ các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản. Thực hiện đồng thời với quá trình sinh năng lượng.
- Chuyển hoá vật chất luôn kèm theo sự chuyển hoá năng lượng.
	4. Củng cố: GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm và hỏi
 	 + Tại sao thanh niên lại cần nhu cầu dinh dưỡng nhiều hơn người già?
 	 + Yêu cầu học sinh hoàn thiện bài tập.
	5. Hướng dẫn về nhà: 
 	 - GV yêu cầu học sinh về nhà đọc phần ghi chú SGK, Hoàn thiện các bài tập cuối sách.
	 - Chuẩn bị trước các nội dung trong phiếu thảo luận bài số 14.
	6. Rỳt kinh nghiệm giờ dạy.
..................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 14 .doc