Giáo án Sinh học 10 nâng cao bài 46: Khái niệm về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

Các phương thức lây truyền và phòng tránh.

- Lây truyền theo đường hô hấp.

- Lây truyền theo đường tiêu hóa.

- Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp.

- Từ mẹ sang thai nhi.

*Cách phòng tránh:

- Gữ vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống.

- Ngăn ngừa mầm bệnh.

- An toàn trong truyền máu,

 

docx4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4717 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 nâng cao bài 46: Khái niệm về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày giảng: 
Tiết: 	Lớp: 
Bài 46: KHÁI NIỆM VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH. 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểu và trình bày được khái niệm, cơ chế và phân biệt đượcbệnh truyền nhiễm, miễn dịch, các loại miễn dịch, inteferon. 
- Mô tả được phương thức lây truyền của bệnh truyền nhiễm, từ đó đề xuất các biện pháp phòng tránh.
- Xác định được một cách đúng đắn nguyên nhân của loại dịch bệnh từ đó có ý thức và phương pháp thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng chống dịch bệnh.
2. Kĩ năng: 
- Phân tích, so sánh, khái quát, vận dụng kiến thức vào thực tế. 
3. Thái độ: 
- Có thái độ nghiêm túc trong tìm hiểu khoa học và học tập.
- Có niềm tin vào khoa học hiện đại
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY.
- Tực quan, hỏi đáp gợi mở. 
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH.
1. Giáo viên: tranh ảnh,SGK, giáo án.
2. Học sinh: SGK, vở ghi.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những ứng dụng của virut trong thực tiễn. 
3. Bài mới: 
- Đặt vấn đề: Yêu cầu học sinh lấy một vài ví dụ về các đại dịch trong lịch sử và hiện tại. 
 - Mở đầu: Bài hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về phương thức lây truyền các bệnh truyền nhiễm và các cách phòng chống các bệnh truyền nhiễm như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay, bài 46: Khái niệm về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG 
* HĐ1: Tìm hiểu về bệnh truyền nhiễm. 
- GV: Dựa vào các bệnh truyền nhiễm vừa nêu ở trên hãy cho biết thế nào là bệnh truyền nhiễm? 
Tác nhân gây bệnh là gì? 
- HS: Nghiên cứu SGK và trả lời. 
- GV: Các tác nhân này muốn gây bênh được thì cần phải có điều kiện gì? 
- HS: nghiên cứu SGK và trả lời. 
- GV: Vậy đang là thời gian chuyển mùa như hiện nay thì có bệnh nào thường xuất hiện? Và tác nhân gây ra là gì? Gây tác hại gì? (Bệnh cúm, do virut cúm gây ra, làm cho cơ thể bị mệt mỏi, sức khỏe suy giảm, ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong cuộc sống.) 
- HS: trả lời. 
- GV: Yêu cầu HS hoàn thành bảng 46: Các bệnh truyền nhiễm, phương thức lây truyền và cách phòng tránh. 
- Từ bảng 46 hãy khái quát về các phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm và các biện pháp phòng tránh? 
- HS nghiên cứu trả lời.
- GV: Bản thân em đã bị lây nhiễm bệnh truyền nhiễm nào chưa? Đó là bệnh nào và lây truyền theo phương thức nào? 
- HS: trả lời. 
- GV bổ sung: Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh truyền nhiễm: 
+ sức đề kháng của cơ thể.
+ Mầm bệnh: vi sinh vật phải xâm nhập được vào cơ thể.
+ Điều kiện sống: Môi trường sống, khí hậu, điều kiện sống, điều kiện làm việc, chế độ dinh dưỡng
GV: Yêu cầu học sinh hoàn thành bảng. 
* HĐ 2: Tìm hiểu về miễn dịch
- GV: Dựa vào sách giáo khoa hãy cho biết miễn dịch là gì? 
- HS: nghiên cứu SGK và trả lời.
- Gv: Vậy miễn dịch được chia thành mấy loại, đó là những loại nào? 
- HS: nghiên cứu SGK và trả lời. 
- GV: Khi các em bị bụi bay vào mắt thì điều gì xảy ra? Hoặc khi bị đứt tay, khi hết chảy máu thì có hiện tượng gì?
=>Nước mắt, da và niêm mạc được gọi là miễn dịch không đặc hiệu. Thế nào là miễn dịch không đặc hiệu?
- HS: trả lời. 
- GV: Cơ chế tác động của miễn dịch không đặc hiệu là gì? 
- HS: trả lời. 
- GV: đó là miễn dịch không đặc hiệu vậy còn một loại miễn dịch nữa đó là miễn dịch đặc hiệu tức là khi miễn dịch không đặc hiệu không phát huy được tác dụng. Hãy cho biết điều kiện để có miễn dịch đặc hiệu? 
HS: trả lời. 
- GV: Cơ chế tác động của miễn dịch đặc hiệu là gì? 
HS: trả lời. 
- GV: Miễn dịch đặc hiệu được chia làm 2 loại: Miễn dịch thể và miễn dịch tế bào. Hãy phân biệt hai loại miễn dịch đặc hiệu bằng cách hoàn thành bảng. 
* H Đ 3: Tìm hiểu INTEFERON. 
- GV: yêu cầu học sinh đọc phần 1. Khái niệm trang 156 SGK. 
Hãy cho biết: 
+ Inteferon được phát hiện như thế nào? 
+ Inteferon là gì? 
- HS: trả lời. 
- GV: Giới thiệu thêm về quy trình sản xuất inteferon: 
+ Tách gen inteferon ở người nhớ enzim cắt.
+ Gắn gen inteferon vào AND phage tạo phage tái tổ hợp.
+ Nhiễm phage tái tổ hợp vào E.Coli
+ Nuôi E. Coli nhiễm phage tái tổ hợp trong 1 nồi lên men để tổng hợp inteferon.
- GV: Nghiên cứu mục 2. Vai trò và tính chất của inteferon hãy cho biết: 
+ Inteferon có vai trò như thế nào? 
- HS: trả lời 
+ Nêu đặc điểm của inteferon? 
- HS: trả lời. 
I. Khái niệm về bệnh truyền nhiễm
1. Khái niệm.
- Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây từ cá thể này sang cá thể khác. 
- Tác nhân gây bệnh: vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh hoặc virut.
- Điều kiện: độc lực (khả năng gây bệnh), số lượng đủ lớn, con đường xâm nhập thích hợp.
2. Các phương thức lây truyền và phòng tránh. 
- Lây truyền theo đường hô hấp.
- Lây truyền theo đường tiêu hóa.
- Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp.
- Từ mẹ sang thai nhi. 
*Cách phòng tránh: 
- Gữ vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống.
- Ngăn ngừa mầm bệnh.
- An toàn trong truyền máu,
3. Các bệnh thường gặp do virut. 
II. MIỄN DỊCH.
1. Khái niệm.
- Miễn dịch là khả năng tự bảo vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh (các vi sinh vật, độc tố vi sinh vật, các phần tử lạ) khi chúng xâm nhập vào cơ thể. 
2. các loại miễm dịch. 
a, Miễn dịch không đặc hiệu. 
- Là miễn dịch tự nhiên, mang tính bẩm sinh, không đòi hỏi phải có tiếp xúc với kháng nguyên.
- Cơ chế tác động: 
+ Ngăn cản không cho vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể nhờ da, niêm mạc, nhung mao đường hô hấp trên, nước mắt, nước tiểu. 
+ Tiêu diệt các vi sinh vật xâm nhập bằng cách thực bào, tiết dịch phá hủy. 
b, Miễn dịch đặc hiệu.
- Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập. 
- Cơ chế tác động: 
+ Hình thành kháng thể làm kháng nguyên không hoạt động được.
+ Tế bào limpho T độc tiết protein độc làm tan tế bào nhiễm, khiến virut không nhân lên được. 
III. INTEFERON.
1. khái niệm. 
- inteferon là loại protein đặc biệt do nhiều loại tế bào của cơ thể tiết ra chống lại virut, chống lại tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch. 
2. Vai trò và các tính chất của inteferon. 
- Vai trò: 
+ Làm tăng sức đề kháng của cơ thể bằng cách kích thích tăng số lượng của các tế bào miễn dịch: đại thực bào, limpho T
+Là yếu tố quan trọng nhất trong sức đề kháng của cơ thể trong chống virut và tế bào ung thư. 
- Đặc điểm: 
+ Có bản chất là protein
+ Bền vững trước nhiều loại enzim, chịu được axit, nhiệt độ cao.
+ Có đặc tính sinh học quan trọng là có tác dụng không đặc hiệu với virut (Kìm hãm sự nhân lên của virut) 
4. Củng cố. 
So sánh miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu. 
Miễn dịch không đặc hiệu
Miễn dịch đặc hiệu
Điều kiện để có miễn dịch
Miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh
Xả ra khi có kháng nguyên xâm nhập
Có chế tác động
- Ngăn cản không cho VSV xâm nhập vào cơ thể 
- Tiêu diệt các vi sinh vật xâm nhập
- Hình thành kháng thể làm kháng nguyên không hoạt động được.
- Tế bào limpho T độc tiết protein độc làm tan tế bào nhiễm khiến virut không nhân lên được.
Tính đặc hiệu
Không có tính đặc hiệu
Có tính đặc hiệu

File đính kèm:

  • docxbai_46_khai_niem_ve_benh_truyen_nhiem_va_mien_dich_20150726_121328.docx
Giáo án liên quan