Giáo án Sinh học 10 - Bài 5, 6: Protêin và axit nuclêic

Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thong tin dt về cấu trúc và toàn bộ các loại pro của cơ thể sinh vật do đó quy định tính trạng của cơ thể sinh vật

- Thông tin dt được chứa đựng trong phân tử AND dưới hình thức mật mã bằng sự mã hóa bộ 3. Cứ 3 nu kế tiếp nhau trên một mạch đơn quy địn 1 aa hay bộ ba mã hóa

- Làm khuôn để tổng hợp ARN.

 

docx4 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 8558 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Bài 5, 6: Protêin và axit nuclêic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .....................Tuần:............Tiết:...........................
- BÀI 5+6: PROTÊIN VÀ AXIT NUCLÊIC
Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Phân biệt được các bậc cấu trúc của prôtein và chức năng của các loại prôtein. Các yếu tố ảnh hương đến chức năng của protein và giải thích được ảnh hưởng của các yếu tố này.
: HS nắm được thành phần hoá học của 1 nucleotit, cấu trúc và chức năng của ADN 
Kĩ năng: So sánh được cấu trúc và chức năng của ADN và ARN.
Giáo dục: Cho HS ý nghĩa về cơ sở di truyền của các tế bào và sự di truyền của cơ thể sinh vật, thấy được sự thống nhất giữa cấu trúc và chức năng.
cho HS cơ sở khoa học của các chất cấu tạo nên cơ thể sinh vật, ý nghĩa các quá trình biến đổi cấu trúc của prôtein trong tế bào
Chuẩn bị:	Mô hình cấu trúc không gian của ADN. Tranh phóng to cấu trúc của 1 nu, phân tử ADN 
Phương pháp dạy học: 	Vấn đáp + Trực quan.
Trọng tâm bài giảng:	Cấu trúc và chức năng của ADN 
Tổ chức các hoạt động dạy và học:
ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
(?) Trình bày cấu trúc và đặc tính lí hoá của nước. Nước có vai trò như thế nào đối với tế bào ?
(?) Nêu cấu trúc và chức năng của các loại cacbohidrat?
Bài mới:
Hoạt động thầy trò
Nội dung
 (?) Nhắc lại vai trò của các loại đường đối với TB và cơ thể ?
---Prôtein là đại phân tử hữu cơ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống, prôtein chiếm khoảng 50% khối lượng khô trong các loại tế bào. 
Hoạt động 2
(?) Tại sao các loại thịt bò, gà, lợn lại khác nhau ? (protein bò khác protein gà, lợn do số lượng thành phần và trình tự sx các aa…)
GV treo sơ đồ cấu tạo 1 aa và HS quan sát nhận xét.
(?) Prôtein có đặc điểm gì ?
HS quan sát sơ đồ các bậc cấu trúc của protein -> Thảo luận và trả lời theo nội dung phiếu học tập
Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV nhận xét và đưa ra nội dung kiến thức đúng.
Lưu ý: cấu trúc bậc 1 được giữ vững bởi lk peptit, bậc 2 là là lk hidro, cấu trúc bậc 3 là các cầu nối đisulfua (-S-S-) hoặc các lk yếu hidro), bậc 4 có thêm lk vandecvan
(?) Yếu tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc không gian của prôtein ?
(?) Thế nào là hiện tượng biến tính? Nguyên nhân gây nên hiện tượng này ?
HS:
HS Quan sát, thảo luận -> trả lời.
VD: đun trứng, đun gạch cua -> bị đông đặc lại do protein của trứng, của cua bị biến tính do tác động của nhiệt độ cao.
* Liên hệ: Tại sao một số sinh vật sống ở suối nước nóng 1000C mà prôtein không bị biến tính ?
(Prôtein có cấu trúc đặc biệt chịu nhiệt độ cao).
Hoạt động 3
(?) Prôtein có những chức năng gì? Cho ví dụ ?
HS:
(?) Tại sao chúng ta lại cần ăn prôtein từ các nguồn thực phẩm khác nhau ?
HS: Ăn đủ các loại protein khác nhau sẽ cung cấp đủ các axit amin thay thế (…) và không thay thế (triptôphan, mêtiônin, valin, thrêônin, phenyl alanin, lơxin, izôlơxin, lizin). -> cơ thể phát triển cân đối, toàn diện
. Hoạt động 1
Axit nuclêic có 2 loại:
Axit Đêôxiribônuclêic(ADN)
Axit ribônulêic (ARN)
GV giới thiệu mô hình cấu trúc hoá học của ADN và ARN
GV: Quan sát mô hình va cho biết cấu trúc hóa học của ADN?
Yêu cầu: 
- cấu trúc hóa học của 1 nu
- liên kết hóa học giữa các nu
- trình bày nguyên tắc bổ sung 
- trong đó:
A và G là bazo có kích thước lớn
T và X là bazo có kích thước nhỏ
-Yêu cầu xác đinh trình tự các nu trên mạch 2 từ mạch 1 theo NTBS:
m1:A – T – G – X – G – X- X- A
Trình tự sắp xếp các nu trên ADN vd: A – T – G – X – G – X- X- A được gọi là gen.
- yếu tố nào quy định tính đặc thù cảu sinh vật
- trình bày khái niệm về gen
- chúng ta cần lưu ý tê bào nhân sơ thì phân tử ADN có cấu trúc mạch vòng, tê bào nhân thực thì mạch thẳng.
1A0 = 10-2nm = 10-4 = 10-7mm
- phân biệt ADN ở tb nhân sơ và tb nhân thực.
I. PROTEIN
1. Đặc điểm chung:
- Prôtein là đại phân tử hữu cơ có cấu trúc đa dạng nhất trong số các hợp chất hữu cơ. 
-Pro được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
- Đơn phân của prôtein là axit amin
- Prôtein đa dạng và đặc thù do số lượng thành phần và trật tự sắp xếp các axit amin.
2. cấu trúc của Pro
a. Cấu trúc hóa học
- Khôi lượng phân tử của 1 aa bang 110 đvC
- Mỗi aa gồm 3 thành phần:
+ Nhóm cacboxin (-COOH)
+ Nhóm amin ( -NH2 )
+ Gốc hữu cơ R ( các aa khác nhau ở gốc R )
Có hơn 20 loại aa khác nhau
- Các aa liên kết với nhau bằng liên kết peptit tạo thành chuỗi polipeptit
b.Cấu trúc không gian của Pro
- Pro có 4 bậc cấu trúc cơ bản:
+ ctb1: Là trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi polipeptit
+ ctb2: là chuỗi polipeptit bậc 1 có cấu trúc xoắn lò xo
+ ctb3: Do cấu trúc bậc 2 uốn khúc đặc trưng cho mỗi loại Pro
+ ctb4: Do cấu trúc bậc 3 kết hợp với nhau thành hình khối cầu.
* Pro chỉ thực hiện chức năng ở cấu trúc không gian 3 chiều như cấu trúc b3 hay b4
c.Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc của prôtein:
- Yếu tố môi trường: Nhiệt độ cao, độ pH… làm phá huỷ cấu trúc không gian 3 chiều của prôtin, làm cho prôtein mất chức năng.
- Hiện tượng biến tính: là hiện tượng prôtein bị biến đổi cấu trúc không gian.
II. Chức năng của prôtein:
- Prôtein cấu trúc: cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
 VD: Côlagen tham gia cấu tạo nên các mô liên kết da.
- Prôtein dự trữ: dự trữ các axit amin.
 VD: Prôtein trong sữa, trong các hạt cây…
- Prôtein vận chuyển: VD Hb.(hemoglobin)
- Prôtein bảo vệ: bảo vệ cơ thể chống bệnh tật.
 VD: kháng thể.
- Prôtein thụ thể: Thu nhận thông tin và trả lời thông tin.
- Prôtein xúc tác: VD các loại enzim.
- Prôtein điều hòa: VD phần lớn các hoocmon có bản chất protein.
* Như vậy Pro đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tb, quy định các tính trạng vaftinhs chất của cơ thể sống.
III. Axit đêôxiribônuclêic(ADN) 
Cấu trúc hoá học của ADN 
ADN được cấu tạo
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân là nuclêôtit.
- Cấu tạo của một nuclêôtit gồm 3 thành phần:
-> Đường pentôzơ(C5H10O4)
-> Nhóm phôtphat(H3PO4)
-> Một trong 4 loại bazơ nitơ(A, T, G, X)
A = Ađênin, T = Timin, G = Guanin, X = Xitozin
Trong đó A,G là bazo có kích thước lớn, T, X là bazo có kích thước nhỏ.
- Các nu liên kết với nhau theo một chiều xác định 3’ đến 5’ tạo thành chuỗi polinucleotit
- AND co 2 chuỗi polinucleotit và 2 mạch đơn này liên kết với nhau bằng các liên kết hydro, và theo nguyên tắc bỗ sung
+ A lk với T bằng 2 lkH và ngược lại ( T = A )
+ G lk với X bằng 3 lkH và ngược lại ( X = G )
* Hệ quả của nguyên tắc bỗ sung: Nếu biết được trình tự sắp xếp các nu trên mạch đơn thứ nhất thì suy ra trình tự sắp xếp các nu trong mạch còn lại.
- Lk trong một mạch đơn là nhờ lk hóa trị giữa axit photphoric của nu này với đường pentozo của nu tiếp theo.
- Trong phân tử ADNti số A + T/ G + X là một hằng số nhất định đặc trưng cho mỗi loài.
* Khái niệm về gen: Gen là trình tự xác định các nu trên phân tử AND mã hóa cho một sản phẩm nhất định như pro hay ARN
* Tính chất của ADN
+ AND có tính đặc thù và tính đa dạng do số lượng, thành phân, trình tự sắp xếp của các nu trong phân tử AND đó cũng chính là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù của mỗi loài sinh vật.
2. Cấu trúc không gian của ADN 
- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch pôlinuclêôtit xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải giống một cầu thang xoắn
- Mỗi bậc thang là một cặp bazơ, tay thang là phân tử đường và axit phôtphoric.
- Khoảng cách giữa 2 cặp bazơ là 3,4 A0.
- Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nuclêôtit, 
- Đường kính vòng xoắn là 20A0
- Phân tử khối cuả AND la 300đvC
3. Chức năng của ADN:
- Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thong tin dt về cấu trúc và toàn bộ các loại pro của cơ thể sinh vật do đó quy định tính trạng của cơ thể sinh vật
- Thông tin dt được chứa đựng trong phân tử AND dưới hình thức mật mã bằng sự mã hóa bộ 3. Cứ 3 nu kế tiếp nhau trên một mạch đơn quy địn 1 aa hay bộ ba mã hóa
- Làm khuôn để tổng hợp ARN.
ADN 	ARN	Prôtein	 Tính trạng
Câu 1: Đơn phân của axit nuclêic là:
Nuclêôtit. 	C. Axit phôtphoric.
Phôtphođieste	D. đường C5H10O5.
Câu 2: Trong phân tử ADN có các loại nuclêôtit nào ?
A. A, T, G, U.	C. A, G, U, X.
B. A, T, G, X. 	D. G, T, X, U.
Câu 3: AND vừa đa dạng vừa đặc thù là do:
A. AND được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
B. AND có bậc cấu trúc không gian khác nhau.
C. Số lượng các nuclêôtit khác nhau.
D. Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các nuclêôtit khác nhau. 
Câu 4: ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit. Nếu chỉ tính riêng cấu tạo này thì chức năng tương ứng của ADN là: 
Mang thông tin di truyền. 
Bảo quản thông tin di truyền.
Truyền đạt thông tin di truyền.
Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
Hướng dẫn HS về nhà:
Học bài theo nội dung câu hỏi sgk.
Ôn tập lại kiến thức về ADN, protein, các đại phân tử cấu trúc nên tế bào.

File đính kèm:

  • docxsinh 10.docx