Giáo án Sinh học 10 - Bài 3 , 4: Các nguyên tố hóa học và nước, cacbohiđrat
- Hãy kể tên các loại đường mà em biết.
- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Cacbonhiđrat gồm những nguyên tố nào? Cấu tạo theo nguyên tắc gì?
- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Cacbonhiđrat được chia thành mấy loại? Đó là gì?
- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Em hãy nêu cấu tạo đường đơn, đường đôi, đường đa và cho ví dụ.
- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Em hãy nêu các chức năng của cacbonhiđrat mà em biết.
Ngày soạn: 22/08/2012. Ngày giảng:.................10A1..................10A2.....................10A3 Tiết 4: BÀI 3,4: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC, CACBOHIĐRAT A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào. - Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với tế bào. - Phân biệt được nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng. - Giải thích được cấu trúc hóa học của phân tử nước quyết định các đặc tính lí hóa của nước. - Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào. - Liệt kê được tên các loại đường đơn, đường đôi và đường đa có trong cơ thể sinh vật. -- Liệt kê được tên các loại lipit có trong cơ thể sinh vật. 2. Kỹ năng: - Kỹ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ. B. PHƯƠNG PHÁP. - Hỏi đáp, Diễn giảng. C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình 3.1, 3.2, 4.2 SGK D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1.Ổn định tổ chức - Kiểm tra sỹ số 2. Kiểm tra bài cũ: 1. Hãy trình bày đặc điểm chính của giới khởi sinh, giới nguyên sinh và giới nấm 3. Bài mới: - Khi ta chạm vào lá cây trinh nữ thì lá cụp lại, đó là nhờ có nước như vậy nước có vai trò như thế nào đối với tế bào, và trong tế bào có những nguyên tố hóa học nào? Để trả lời được các câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu Bài 3,4: Các nguyên tố hóa học và nước, cacbihiđrat và lipit. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC - Em hãy nêu tên các nguyên tố chiếm tỉ lệ cao trong cơ thể sống: - Nhận xét,kết luận vấn đề. - Tại sao 4 nguyên tố C, H, O, N lại là những nguyên tố chính (chiếm 96,3%) cấu tạo nên cơ thể sống mà không phải là các nguyên tố khác? Yêu cầu HS về nhà tự nghiên cứu trả lời. - Vì sao cacbon là nguyên tố tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ? - Do cacbon có 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử cacbon và với 4 nguyên tử của các nguyên tố khác tạo nên một số lượng các phân tử hữu cơ khác nhau. - Các nhà khoa học đã chia các nguyên tố trong cơ thể sống thành mấy loại? Đó là những loại nào và dựa vào đâu để chia như vậy? - Nhận xét, kết luận vấn đề - Yêu cầu của học sinh xem bảng 3.1 SGK. - Nguyên tố đa lượng là những nguyên tố như thế nào? Vì sao C, H, O, N chiếm tỉ lệ lớn trong tế bào? * Tích hợp MT: - Hàm lượng nguyên tố hóa học nào đó tăng cao quá mức cho phép gây ra ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể sinh vật và con người - Nhận xét, kết luận vấn đề - Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố như thế nào? - Nhận xét, kết luận vấn đề. - Em hãy nêu 1 vài ví dụ về nguyên tố vi lượng ở người. - Thiếu I bị bướu cổ, thiếu sắt bị thiếu máu,thiếu vitamin A dẫn đến mù lòa. - Yêu cầu học sinh quan sát hình 3.1 SGK và cho biết cấu trúc của phân tử nước? - Nhận xét, kết luận vấn đề - Giải thích ngắn gọn về cấu trúc của nước tạo nên tính phân cực. - Em hãy nêu đặc tính hóa lí của phân tử nước. - Nhận xét, kết luận vấn đề. - Yêu cầu học sinh quan sát hình 3.2 SGK và trả lời lệnh bên dưới (gợi ý học sinh chú ý mật độ và khoảng cách các phân tử nước). - Nhận xét,kết luận vấn đề. - Em hãy nêu vai trò của nước đối với tế bào. Nếu không có nước tế bào có thể duy trì sự sống hay không? - Nhận xét,kết luận vấn đề. - Thế nào là hợp chất hữu cơ? Trong tế bào có những loại hợp chất nào? - Nhận xét, kết luận vấn đề. - Hãy kể tên các loại đường mà em biết. - Nhận xét, kết luận vấn đề. - Cacbonhiđrat gồm những nguyên tố nào? Cấu tạo theo nguyên tắc gì? - Nhận xét, kết luận vấn đề. - Cacbonhiđrat được chia thành mấy loại? Đó là gì? - Nhận xét, kết luận vấn đề. - Em hãy nêu cấu tạo đường đơn, đường đôi, đường đa và cho ví dụ. - Nhận xét, kết luận vấn đề. - Em hãy nêu các chức năng của cacbonhiđrat mà em biết. - Nhận xét, kết luận vấn đề. * Tích hợp MT: - Ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến sự sống của sinh vật. Vì vậy cần ren luyện thói quen sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước, bảo vệ nguồn nước, giữ nguồn nước trong sạch. I. Các nguyên tố hóa học Có 2 loại nguyên tố trong cơ thể sống: nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng. - Nguyên tố đa lượng là những nguyên tố chiếm tỉ lệ lớn hơn 0,01% khối lượng cơ thể. C, H, O, N chiếm khối lượng lớn trong tế bào vì chúng tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như protein,cacbohiđrat,lipit và những chất cấu tạo nên tế bào. - Nguyên tố vi lượng:F, Cu, Fe, Mn, Mo, Se, Zn, Co, B, Cr, I…. là những nguyên tố chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng cơ thể sống có vai trò quan trọng đối với sự sống ,sinh vật không thể sống thiếu chúng.Một số nguyên tố vi lượng là thành phần không thể thiếu được của các enzim II. Nước và vai trò của nước trong tế bào: 1.Cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước: - Cấu trúc: 1 nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng liên kết cộng hóa trị. - Đặc tính hóa lí: có tính phân cực nên các phân tử nước có thể hút nhau(qua liên kết hidro) và hút các phân tử phân cực khác, tạo vai trò quan trọng đối với sự sống. 2.Vai trò của nước với tế bào - Là thành phần cấu tạo, là dung môi hòa tan, là môi trường của các phản ứng sinh hóa. - Nước chiếm tỉ lệ lớn trong tế bào, không có nước tế bào không thể sống. III.cacbonhidrat 1.Cấu tạo hóa học - Cacbonhiđrat cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm cacbon, hiđrô, oxi. - Có 3 loại đường: đường đơn, đường đôi và đường đa. + Đường đơn:chỉ gồm có 1 đơn phân VD: glucozo, fructozo, galactozo… + Đường đôi: 2 phân tử đường đơn liên kết nhau. VD: Sacarozo (đường mía), lactozo(đường sữa)… + Đường đa: nhiều phân tử đường đơn lien kết nhau. VD: glicogen, tinh bột, xenlulozo hay kitin. 2.Chức năng: - Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể. - Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể. 4. Củng cố: Hệ thống lại 5 giới – HS đọc khung tóm tắt để tổng kết và trả lời câu hỏi SGK. 5. Hướng dẫn về nhà: -Trả lời câu hỏi và chép khung tổng kết vào vở -Bài tập về nhà: em phải làm gì để bảo tồn tính đa dạng SV? 6. Rút kinh nghiệm giờ dạy. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- tiet 4 .doc