Giáo án Sinh hoạt lớp Khối 7 - Tuần 19 - Năm học 2015-2016

a. Hoạt động 1: Sơ kết tuần 19: (TG: 20’)

- Lớp trưởng nhận xét về các mặt trong tuần: Học tập, vệ sinh lớp học, sinh hoạt văn nghệ, nề nếp Đội của lớp, ý thức chấp hành luật giao thông.

+ Lớp trưởng mời 03 tổ trưởng lên xếp loại tổ viên của mình.

+ Chi đội trưởng có ý kiến bổ sung, triển khai kế hoạch đội tuần 20.

– Lớp trưởng đề ra phương hướng hoạt động cho tuần 20, tháng 01/2016.

– Lớp trưởng mời GVCN có ý kiến.

+ GVCN nhận xét: Nề nếp và học tập của HS trong tuần 19.

+ GVCN thông báo kết quả họp phụ huynh.

b. Hoạt động 2: GVCN liệt kê lại các kế hoạch tuần 20 (TG: 3’)

- Duy trì tốt nề nếp lớp học, học chương trình HKII nghiêm túc.

- Vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài lớp.

- Tham gia các phong trào do nhà trường, Đội phát động.

- Làm công trình măng non theo kế hoạch của liên đội, chi đội.

- Đôn đốc thực hiện đóng góp các khoản thu của nhà trường.

- Vận động HS tham gia BHYT, VNPT.

- Nhắc nhở học sinh thực tốt luật ATGT, phòng tránh các tai nạn thương tích, phòng tránh đuối nước đặc biệt trong dịp nghỉ lễ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh hoạt lớp Khối 7 - Tuần 19 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày sinh hoạt: 09/01/2015
GIÁO ÁN SINH HOẠT LỚP TUẦN 19
(Từ 04/01/2016 – 09/01/2016)
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Tiếp tục hiểu và thực hiên nghiêm túc nội quy học sinh, nội quy lớp học.
Nắm được các ưu, khuyết điểm của lớp tuần 19, biết kế hoạch tuần 20.
Biết được một số kiến thức về kĩ năng tư duy sáng tạo.
Kĩ năng:
Chủ động tham gia đóng góp xây dựng kế hoạch lớp.
Điều chỉnh hành vi cho đúng với nội quy nhà trường và nội quy lớp học.
Có kĩ năng thu thập thông tin về kĩ năng tư duy sáng tạo.
Thái độ:
Tự giác tham gia tiết sinh hoạt lớp.
Thể hiện rõ thái độ trước các biểu hiện của lớp tuần qua.
Tích cực chia sẻ thông tin về kĩ năng tư duy sáng tạo.
NỘI DUNG:
Sơ kết tuần 19, lập kế hoạch tuần 20.
Sinh hoạt chuyên đề: Tìm hiểu về kĩ năng tư duy sáng tạo.
HÌNH THỨC:
Cá nhân chia sẻ, thảo luận nhóm, văn nghệ.
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
Định hướng kế hoạch tuần 20.
Nắm các kế hoạch của nhà trường.
Học sinh:
Sưu tầm các thông tin về kĩ năng tư duy sáng tạo.
Chuẩn bị trước ý kiến định thảo luận. Lớp trưởng, tổ trưởng sơ kết tuần theo lớp, tổ.
THỜI GIAN TIẾN HÀNH:
Tiết 4 ngày 09/01/2016.
ĐỊA ĐIỂM:
Phòng học lớp 7B
TIẾN TRÌNH SINH HOẠT:
Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số, vệ sinh, đồng phục ( TG: 1’)
Hát tập thể: Mời 1 HS đại diện bắt một bài hát. (TG: 4’)
Nội dung sinh hoạt:
Hoạt động 1: Sơ kết tuần 19: (TG: 20’)
- Lớp trưởng nhận xét về các mặt trong tuần: Học tập, vệ sinh lớp học, sinh hoạt văn nghệ, nề nếp Đội của lớp, ý thức chấp hành luật giao thông...
+ Lớp trưởng mời 03 tổ trưởng lên xếp loại tổ viên của mình.
+ Chi đội trưởng có ý kiến bổ sung, triển khai kế hoạch đội tuần 20.
– Lớp trưởng đề ra phương hướng hoạt động cho tuần 20, tháng 01/2016. 
– Lớp trưởng mời GVCN có ý kiến.
+ GVCN nhận xét: Nề nếp và học tập của HS trong tuần 19.
+ GVCN thông báo kết quả họp phụ huynh.
Hoạt động 2: GVCN liệt kê lại các kế hoạch tuần 20 (TG: 3’)
- Duy trì tốt nề nếp lớp học, học chương trình HKII nghiêm túc.
- Vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài lớp.
- Tham gia các phong trào do nhà trường, Đội phát động. 
- Làm công trình măng non theo kế hoạch của liên đội, chi đội.
- Đôn đốc thực hiện đóng góp các khoản thu của nhà trường.
- Vận động HS tham gia BHYT, VNPT.
- Nhắc nhở học sinh thực tốt luật ATGT, phòng tránh các tai nạn thương tích, phòng tránh đuối nước đặc biệt trong dịp nghỉ lễ.
Hoạt động 3: Sinh hoạt chuyên đề: (TG: 15’) Tìm hiểu về kĩ năng tư duy sáng tạo.
- GV: giới thiệu về kĩ năng tư duy sáng tạo.
	Kĩ năng tư duy sáng tạo là khả năng con người nhìn nhận và giải quyết vấn theo một cách mới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và tổ chức mới; là khả năng khám phá và kết nối mối quan hệ được tốt hơn.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo giúp gì cho con người?
- Làm thế nào để rèn luyện kĩ năng tư duy sáng tạo?
HS: thảo luận, trao đổi àthống nhất ý kiến.
Hoạt động 4 (TG 2’): Dặn dò: chuẩn bị nội dung chuyên đề: Tìm hiểu về kĩ năng tư duy phê phán trong tiết SHL tuần 20.
Thế nào là kĩ năng tư duy phê phán?
Làm thế nào để rèn luyện kĩ năng tư duy phê phán?
Rút kinh nghiệm:
Đầu tiên, hãy tư duy!
Bất kỳ ai sinh ra cũng có khả năng tư duy sáng tạo, nhưng nếu không thường xuyên tư duy thì khả năng đó sẽ mất dần theo thời gian. Vì vậy, bạn đừng cứ ngồi ỳ chờ mọi việc sẽ tự được giải quyết hoặc sẽ có người giải quyết giúp bạn mà hãy vận động trí óc của mình, hãy nghĩ làm thế nào để giải quyết công việc của bạn như thế nào nhanh nhất, đạt kết quả cao nhất. Đó chính là lúc bạn đang tuy duy sáng tạo đấy.
Biết cách cân bằng giữa thực tế và lý tưởng
Cân bằng giữa thực tế và lý tưởng nghĩa là bạn tự chủ được tư duy sáng tạo của mình, nhưng không xa rời thực tế. Tư duy sáng tạo sẽ cho bạn có những suy nghĩ, dự định có tính viễn vông, nhưng dù tư duy của bạn có cao siêu tới đâu bạn cũng luôn phải nhớ rằng bạn cần phải sống, để sống được bạn cần phải có tiền, có của cải vật chất để phục vụ cho cuộc sống hiện tại. Hãy tư duy sáng tạo trong khuông khổ, chỉ cần như vậy cũng đủ có hàng vạn ý tưởng phù hợp và bạn sẽ không phải suy nghĩ thêm cách để phù hợp thực tế nữa khi mà đã định sẵn khung thực tế cho sáng tạo. Vì vậy, đừng xem nhẹ việc kiếm tiền để phục vụ cho cuộc sống nếu bạn còn muốn tiếp tục sáng tạo.
Sức mạnh của trải nghiệm và những mối quan hệ
Việc sáng tạo không xa rời thực tế là điều hiển nhiên, nhưng bạn cũng không nên quá căng thẳng với những công việc quen thuộc hàng ngày, bởi như vậy nó sẽ giết chết khả năng tư duy sáng tạo của bạn lúc nào không hay. Hãy dành thời gian gặp gỡ, giao lưu với bạn bè, đồng nghiệp, tìm kiếm những trải nghiệm mới để đầu óc được thanh thản, thoải mái khi đó khả năng sáng tạo của bạn sẽ được phát huy tối đa.
Think out of the box
Nếu bạn cứ ôm khư khư những nguyên tắc cổ hủ, mãi đi theo một lối mòn thì khả năng tư duy sáng tạo của bạn sẽ chết dần theo thời gian. Hãy dám thử thách bản thân bằng những đột phá mới trong công việc cũng như trong cuộc sống, có thể mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bạn thử một phương pháp mới nhưng đó lại là cách giúp bạn tư duy tốt nhất vì nếu không tư duy sáng tạo bạn sẽ bị mắc trong mớ bòng bong do chính mình tạo nên. Hãy dám nghĩ và dám làm, đó là cách rất tốt giúp bạn rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo của mình.
Đừng quá lo lắng về những thông tin tiêu cực
Việc gặp khó khăn trong cuộc sống và công việc là rất bình thường, vì vậy nếu bạn gặp phải khó khăn đừng quá lo lắng, bởi lo lắng không phải là cách giúp bạn giải quyết công việc nhanh hơn mà nó sẽ làm lụi đi khả năng tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề. Hãy giữ cho tinh thần luôn bình tĩnh, sáng suốt khi đó bạn sẽ nghĩ ra cách để giải quyết khó khăn ngay thôi. Trong cái khó ló cái khôn mà, đúng không!
Dám dấn thân và không sợ rủi ro
Để rèn luyện được kỹ năng tư duy sáng tạo bạn phải là người dám dấn thân và không sợ rủi ro. Khi bạn có một ý tưởng mới, một kế hoạch lớn với mức độ rủi ro cao khiến bạn cảm thấy đắn đo không dám hành động nghĩa là bạn đang tự thiêu rụi đi những sáng tạo của bản thân. Bạn hãy vượt qua ra khỏi nỗi lo sợ rủi ro, thất bại và hành động, hãy tin tưởng vào những ý tưởng và khả năng của bản thân mình để khả năng sáng tạo của bạn được phát huy.
Đừng ỷ lại, năng động lên nào!
Việc ỷ lại sẽ khiến cho bạn trở nên chậm chạp, không muốn động não khi có vấn đề cần giải quyết. Như thế cái khả năng tư duy, sáng tạo bẩm sinh sẽ dần biến mất và bạn trở thành kẻ thụ động, không có những sáng tạo riêng. Hãy là người năng động, xắn tay vào giải quyết mọi vấn đề dù khó hay dễ, đừng cất giấu khả năng sáng tạo, nếu không một người bạn sẽ trở thành kẻ thụ động, không có chính kiến và những trải nghiệm thú vị riêng cho bản thân.
Tư duy sáng tạo chính là chìa khóa đưa thế giới không ngừng phát triển, chỉ có tư duy sáng tạo mới có khả năng giúp con người khám phá, phát minh ra những công trình vĩ đại đóng vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi xã hội, giúp xã hội có những bước tiến dài trong lịch sử. Vì thế, hãy luôn rèn luyện cho bản thân tư duy, sáng tạo để phục vụ tốt nhất cho cuộc sống, công việc của bạn và cho cả xã hội.

File đính kèm:

  • doctuần 19.doc