Giáo án Ngữ Văn 7 - Tiết 123: Dấu gạch ngang - Năm học 2014-2015

- Gv nhấn mạnh dấu gạch ngang là dấu câu.

Bài tập nhanh

Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong những câu dưới đây?

a. Sài Gòn – hòn ngọc Viễn Đông – đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt.

b. – Thưa cô em không dám nhận ạ.

c. Nơi nhận:

 – Giáo viên chủ nhiệm.

– Các lớp.

– Lưu văn phòng.

Gv đưa bài tập:

Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp – từ khi có người lấy tiếng chim kêu tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim tiếng suối nghe mới hay.

? Trong câu trên sử dụng dấu gạch ngang đã hợp lý chưa? Vì sao?

 

doc16 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 762 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 7 - Tiết 123: Dấu gạch ngang - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/04/2015
Tiết 123 
DẤU GẠCH NGANG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
 - Hiểu công dụng của dấu gạch ngang.
 - Biết phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối.
 - Biết sử dụng dấu gạch ngang để phục vụ yêu cầu biểu đạt.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1.Kiến thức:
 - Công dụng của dấu gạch ngang trong văn bản.
 2. Kĩ năng:
 - Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
 - Sử dụng dấu gạch ngang trong tạo lập văn bản.
III. CHUẨN BỊ.
 - GV: giáo án, sgk, sgv, máy chiếu, giấy khổ to, bút dạ
 - HS: Chuẩn bị bài, sgk, phiếu thảo luận
IV. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
 1. Ổn định lớp
 Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ
 ? Nêu công dụng của dấu chấm lửng? 
 ? Trong ví dụ sau dấu chẩm lửng dùng để làm gì
 – Lính đâu? Sao bay dám để nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
 – Dạ, bẩm..
 – Đuổi cổ nó ra!
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Phát triển năng lực
I/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Gv đưa lên máy chiếu hình ảnh một vị lãnh tụ yêu cầu hs quan sát và cho biết đó là ai? 
? Hãy so sánh cách viết tên vị lãnh tụ đó với cách viết sau về hình thức có giống nhau không?
- Tuyến đường Hà Nội – Hải Phòng.
Để trả lời cho câu hỏi này và biết đây là dấu gì có phải là dấu câu hay không chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hs trả lời: 
Ví dụ: Lê-nin.
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
- Gv chiếu ví dụ SGK lên máy chiếu.
a. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu [].
b. Có người khẽ nói:
- Bẩm dễ có khi đê vỡ!
Ngài cau mặt, gắt rằng:
- Mặc kệ !
c. Dấu chấm lửng dùng để:
- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết;
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở ngập ngừng, ngắt quãng;
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm
d. Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren – Phan Bội Châu..
? Quan sát vào bộ phận đứng sau dấu gạch ngang và cho biết bộ phận đó có tác dụng gì trong câu?
? Trong mỗi câu trên dấu gạch ngang được dùng để làm gì?
? Em nhận xét gì về vị trí dấu gạch ngang trong câu?
? Từ phần tìm hiểu trên em hãy cho biết dấu gạch ngang có những công dụng gì?
- Gv nhấn mạnh dấu gạch ngang là dấu câu.
Bài tập nhanh
Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong những câu dưới đây?
a. Sài Gòn – hòn ngọc Viễn Đông – đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt.
b. – Thưa cô em không dám nhận ạ.
c. Nơi nhận:
 – Giáo viên chủ nhiệm.
– Các lớp.
– Lưu văn phòng.
Gv đưa bài tập:
Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp – từ khi có người lấy tiếng chim kêu tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim tiếng suối nghe mới hay. 
? Trong câu trên sử dụng dấu gạch ngang đã hợp lý chưa? Vì sao?
Gv lưu ý: Câu văn trên được trích trong văn bản “ Ý nghĩa văn chương” SGK Ngữ văn 7 – tập 2. Đây là một câu ghép có cấu tạo phức tạp nên trong trường hợp này cần sử dụng dấu chấm phẩy mà không phải dấu gạch ngang.
Để hiểu rõ hơn công dụng của dấu gạch ngang và sử dụng dấu gạch ngang trong các văn bản đã học ở lớp 6, 7 chúng ta cùng mời nhóm 1 lên trình bày phần thảo luận nhóm ở nhà. 
Câu hỏi: Tìm các câu văn ở lớp 6, 7 có dùng dấu gạch ngang, nêu tác dụng của dấu gạch ngang đó?
- Gv nhận xét.
- Gv chuyển đoạn.
- Cho hs quan sát ví dụ SGK/ 130
d. Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren – Phan Bội Châu ( xin chẳng dám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng ( Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren; cái đó thì cũng có thể.
? Quan sát ví dụ và cho biết có các dấu gì trong ví dụ trên.
? Trong ví dụ trên dấu gạch ngang có công dụng gì?
? Quan sát vào từ Va-ren cho biết dấu gạch nối giữa các tiếng đó dùng để làm gì.
Gv nhấn mạnh dùng dấu gạch nối để nối các tiếng trong tên nước ngoài những từ mượn ngôn ngữ Ấn Âu như In-tơ-nét, ra-đi-ô. Tuy nhiên có những từ có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được việt hóa ở mức cao và được viết như chữ Việt: Tivi, xà phòng, mít tinh hoặc những từ Hán Việt thì chúng ta không phải viết dấu gạch nối. Kiến thức này chúng ta đã được học bài: “ Từ mượn” trong Ngữ văn 6 tập 1; bài “ Từ Hán Việt” – Ngữ văn 7 tập 1
? Vậy em hãy cho biết cách viết dấu gạch nối có gì khác dấu gạch ngang?
- Gv lưu ý hs dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ là một quy định về chính tả khi phiên âm các từ mượn của ngôn ngữ nước ngoài.
? Lấy ví dụ về dấu gạch nối?
Phiếu học tập
? Qua tìm hiểu ví dụ em thấy dấu gạch ngang khác với dấu gạch nối ở chỗ nào?
Gv đưa đáp án, các nhóm quan sát và chấm chéo phiếu học tập của nhóm bạn rồi đưa ra nhận xét.
 Gv mời hs nhóm 2 trình bày phần thảo luận nhóm ở nhà.
Câu hỏi: Viết đoạn văn 5 – 8 câu với chủ đề mái trường có sử dụng dấu gạch ngang và nêu công dụng của dấu gạch ngang.
- Hs đọc và quan sát ví dụ a, b, c, d SGK.
- Hs trả lời. Bộ phận đứng đằng sau dấu gạch ngang dùng để giải thích, đối thoại trực tiếp, liệt kê, nối các từ trong một liên danh.
- Đứng ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
- Đứng ở đầu dòng đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Nối các từ trong một liên danh.
- Rút ra nhận xét.
- Hs đọc ghi nhớ ( SGK/ 130)
- Dấu gạch ngang dùng để giải thích, chú thích trong câu.
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Đặt ở đầu câu dùng để liệt kê.
- Trả lời: Trong câu trên sử dụng dấu gạch ngang chưa hợp lý.
- Hs nhóm 1 lên trình bày phần chuẩn bị ở nhà của mình. 
- Các nhóm khác nhận xét.
- Dấu gạch ngang nối các từ trong một liên danh.
- Dấu gạch nối được dùng để nối các tiếng trong tên nước ngoài.
- Dấu gạch nối được viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
- Hs trả lời.
- Hs thảo luận đưa ý kiến vào phiếu học tập.
- Các nhóm chấm phiếu học tập của nhóm bạn rồi đưa ra nhận xét. 
- Hs nhóm 2 lên trình bày đoạn văn và nêu công dụng của dấu gạch ngang.
- Các nhóm khác nhận xét đoạn văn và dấu gạch ngang.
I. Công dụng của dấu gạch ngang.
1. Ví dụ ( SGK/ 129, 130).
2. Nhận xét.
a. Đánh dấu bộ phận giải thích.
b. Đánh dấu lời đối thoại trực tiếp của nhân vật.
c. Liệt kê.
d. Nối các từ trong một liên danh.
3. Ghi nhớ 1 (SGK/ 130)
II. Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối.
1. Ví dụ (SGK/ 130).
2. Nhận xét.
- Dấu gạch nối được dùng để nối các tiếng trong tên nước ngoài.
- Cách viết: dấu gạch nối được viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
3. Ghi nhớ ( SGK/ 130).
Năng lực giao tiếp tiếng Việt
Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực tư duy.
Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề.
Năng lực tạo lập văn bản.
III/ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1 SGK/ trang 130, 131.
? Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong những câu dưới đây.
Bài 2: Nêu công dụng của dấu gạch nối.
- Hs trả lời.
- Hs trả lời.
III. Luyện tập.
Bài 1:
Công dụng của dấu gạch ngang là:
a. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
b. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
c. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và bộ phận chú thích.
d. Nối các từ trong một liên danh.
Bài 2:
Công dụng của dấu gạch nối là:
- Để nối các tiếng trong tên nước ngoài Bec-lin, An-dát, Lo-ren.
Năng lực hợp tác; tư duy, sáng tạo
IV/ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Câu hỏi: đặt câu có dùng dấu gạch ngang.
a. Nói về một nhân vật trong vở chèo “ Quan Âm Thị Kính”.
b. Nói về cuộc gặp mặt của đại diện học sinh cả nước. 
- Hs đưa ra câu trả lời.
Năng lực giao tiếp Tiếng Việt
V/ HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
Trò chơi:
Gv đưa ra tình huống ( có thể là bức tranh, câu chuyện, bài thơ) yêu cầu nhóm đặt câu có sử dụng dấu gạch ngang mà nội dung liên quan đến tình huống mà gv đưa ra.
- GV nhận xét, đưa ra kết luận.
Hs tham gia trò chơi.
Năng lực hợp tác, giao tiếp Tiếng Việt, tư duy sáng tạo.
4. Củng cố.
 ? Công dụng của dấu gạch ngang?
 ? Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối?
Gv: Trong Tiếng Việt có rất nhiều dấu câu chúng ta đã học như dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang... mỗi dấu câu có những công dụng riêng, dấu câu dùng thích hợp thì bài viết được người đọc hiểu rõ hơn, nhanh hơn. Không dùng dấu câu có thể gây hiểu lầm. Có trường hợp vì dùng sai dấu câu mà thành sai ngữ pháp, sai nghĩa nên ta cần nắm chắc kiến thức về các dấu câu để vận dụng vào các bài viết hợp lý làm cho các bài viết dễ hiểu và rõ ràng hơn các em nhé!
5. Hướng dẫn về nhà.
 - Học, nắm chắc nội dung bài học
 - Làm các bài tập còn lại trong vở bài tập.
 - BTVN viết đoạn văn ( 10 – 12 câu) cảm nghĩ về nhân vật quan phụ mẫu trong văn bản “ Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, có sử dụng dấu gạch ngang và nêu công dụng.
 - Chuẩn bị bài ôn tập phần Tiếng Việt.
Mô tả phiếu học tập 1.
Dấu gạch ngang
Dấu gạch nối
Hình thức
Công dụng
Kết luận về dấu câu

File đính kèm:

  • docbai_30_Dau_gach_ngang.doc
Giáo án liên quan