Giáo án Ngữ văn 7 - Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu (luyện tập)

Bài tập 1/sgk 96

a)Khí hậu nước ta ấm áp cho phép ta

 quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn

 mùa.

=> 2 cụm C-V làm CN và phụ ngữ cho cụm động từ

b) Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng

 cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ

 trông mới đẹp; từ khi có người lấy

tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề

 ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối

 nghe mới hay.

=>

c) Thật đáng tiếc khi chúng ta

 thấy những tục lệ tốt đẹp ấy

 mất dần, và những thức quý của

 đất nước mình / thay dần bằng

 những thức bóng bảy hào nháng

 và thô kệch bắt chước người ngoài

=>

 

docx3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 911 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu (luyện tập), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	30	Tiết 11	Ngày soạn:
 Phân môn: Tiếng Việt	Ngày dạy
DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU (LUYỆN TẬP)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Kiến thức:
 -Ccáh dùng cụm C-V để mở rộng câu.
 -Tác dụng của việc dùng cụm C-V để mở rộng câu.
 -Nghệ thuật tưởng tượng, sáng tạo tình huống truyện độc đáo, cách xây dựng hình tượng nhân vật đối lập, cách kể, giọng kể hóm hỉnh, châm biếm.
Kỹ năng:
-Mở rộng câu bằng cụm C-V
- Phân tích tác dụng của việc dùng cụm C-V để mở rộng câu
Thái độ:
Ý thức sử dụng tốt loại câu mở rộng phù hợp với tình huống giao tiếp
II/ CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Giáo viên: giáo án word; SGV; tranh ảnh minh họa, bảng phụ..
Học sinh: bài học; bài soạn; SGK...
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Phương pháp TLN
Phương pháp trực quan
Phương pháp vấn đáp gợi tìm
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định lớp (1p)
Kiểm tra bài cũ: (5p)
-Thế nào là cụm chủ - vị làm thành phần của câu? 
-Các thành phần nào của câu có thể được mở rộng?
-Trong câu sau: “Chiếc áo mẹ mua / rất đẹp.”, em hãy cho biết thành phần nào của câu được mở rộng? (Thành phần mở rộng là thành phần phụ ngữ trong cụm danh từ)
Giới thiệu bài mới: (3p)
Khi nói hoặc viết có thể dùng cụm từ có hình thwusc giống câu đơn bình thường khi đó ta nói dùng cụm C-V để mở rộng câu. Vậy cụm C-V để mở rộng câu như thế nào cho hợp lí, để các em nắm rõ hơn và vận dụng vào thực hành chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.
TG
Hoạt độn của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung lưu bảng
Hoạt động 1: Nhắc lại lí thuyết.
-Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu
Trong những trường hợp nào chúng ta có thể dùng để mở rộng câu.
Hs trả lời
I/ TÌM HIỂU CHUNG
1. Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu:
* Ghi nhớ: Sgk
2. Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu:
* Ghi nhớ Sgk
Hoạt động 2: Luyện tập
BÀI TẬP 1 (THẢO LUẬN NHÓM): Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu dưới đây. Cho biết trong mỗi câu, cụm C-V làm thành phần gì?
GV nhận xét và chốt ý
Bài tập 2:
Mỗi câu trong từng cặp câu dưới đây trình bày một ý riêng. Hãy gộp các câu cùng cặp thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ mà không thay đổi nghĩa chính của chúng.
Các phụ ngữ của động từ cảm nghĩ(biết, biết rằng, tin, tin rằng, nghĩ), động từ gây khiến,(khiến, khiến cho, làm cho), động từ khả năng(muốn, định), động từ bị động (bị, được,chịu, mắc phải) thường được mở rộng thành cụm C-V.
Bài tập 3:
Gộp mỗi cặp câu hoặc vế câu (in đậm) dười đây thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ. (Khi gộp, có thể thêm hoặc bớt những từ cần thiết nhưng không làm thay đổi nghĩa chính của các câu và vế câu ấy.)
Hs thảo luận và trình bày bảng
Hs nhận xét
II/Luyện tập
 Bài tập 1/sgk 96
a)Khí hậu nước ta ấm áp cho phép ta
 quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn
 mùa. 
=> 2 cụm C-V làm CN và phụ ngữ cho cụm động từ
b) Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng
 cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ
 trông mới đẹp; từ khi có người lấy 
tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề
 ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối
 nghe mới hay.
=>
c) Thật đáng tiếc khi chúng ta
 thấy những tục lệ tốt đẹp ấy
 mất dần, và những thức quý của
 đất nước mình / thay dần bằng
 những thức bóng bảy hào nháng
 và thô kệch bắt chước người ngoài
=>
Bài tập 2:
a)Chúng em / học giỏi làm cho cha mẹ và thầy cô / rất vui lòng.
à -Câu mở rộng thành phần chủ ngữ.
 -Câu mở rộng thành phần phụ ngữ.
b)Nhà văn Hoài Thanh // khẳng định rằng cái đẹp / là cái có ích.
à Câu mở rộng thành phần phụ ngữ.
c)Tiếng Việt/ rất giàu thanh điệu // khiến lời nói của người Việt Nam ta/ du dương, trầm bổng như một bản nhạc.
à-Câu mở rộng thành phần chủ ngữ.
 -Câu mở rộng thành phần phụ ngữ.
d)Cách mạng tháng Tám / thành công // đã khiến cho tiếng Việt / có một bước phát triển mới, một số phận mới.
à-Câu mở rộng thành phần chủ ngữ.
 -Câu mở rộng thành phần phụ ngữ.
Bài tập 3:
a)Anh em / hoà thuận // khiến hai thân / vui vầy.
à-Câu mở rộng thành phần chủ ngữ.
 -Câu mở rộng thành phần phụ ngữ.
b)Đây // là cảnh một rừng thông ngày ngày biết bao nhiêu người / qua lại.
à Câu mở rộng thành phần phụ ngữ.
 c)Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống”,... /ra đời // đã sưởi ấm cho ánh đèn sân khấu ở khắp mọi miền đất nước.
à Câu mở rộng thành phần chủ ngữ
4.Củng cố: (2p)
-Tìm câu có cụm chủ - vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong một đoạn văn đã học.
5.Dặn Dò: (2p)
-Học bài và xem bài Luyện nói: bài văn giải thích một vấn đề

File đính kèm:

  • docxBai_27_Dung_cum_chu_vi_de_mo_rong_cau_Luyen_tap_tiep_theo.docx
Giáo án liên quan