Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 2: Mẹ tôi - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Vân

* HĐ1: GIúp HS đọc và tìm hiểu để tiếp cận VB.

- Cho HS đọc chú thích */11

- Qua chú thích * hãy nêu ngắn gọn những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm ?

- Giáo viên giới thiệu tác phẩm cho HS xem

- GV hướng dẫn cách đọc: giọng xúc động, hơi trách móc của người cha trước lỗi lầm của con và sự trân trọng đối với vợ.

- Gọi học sinh đọc chú giải.

* HĐ 2: HD HS tìm hiểu văn bản.

- Qua VB ta thấy đây là một bức thư người bố gửi cho con. Tại sao tác giả lại lấy nhan đề "Mẹ tôi" ?

- GV gợi ý HS chú ý đến mục đích và nội dung bức thư

 GV mở rộng: Qua hình thức viết thư và điểm nhìn từ người bô dễ dàng bộc lộ tình cảm, thái độ, biểu đạt nó một cách tế nhị, sâu sắc những hy sinh gian khổ của người mẹ  Từ đó thấy rõ hơn phẩm chất của người mẹ. Từ điểm nhìn ấy làm tăng tính khách quan cho sự việc và đối tượng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 2: Mẹ tôi - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/09/2019
Ngày dạy: 05/09/2019
 Tiết 2 MẸ TÔI
 	 A- mi - xi
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 Qua bức thư của người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người .
 B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG
1.Kiến thức 
-Sơ giản về tác giả Et-môn –đô đơ A-mi-xi.
-Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vùa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi.
-Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
2.Kĩ năng.
-Đọc –hiểu một văn bản viết dưới hình thức bức thư .
-Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha ( tác giả bức thư ) và người mẹ nhắc đến trong bức thư .
 3. Thái độ
 Thấy được sự hy sinh cao cả của người mẹ đối với con.
C.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
1.Động não : suy nghĩ về tình mẫu tử .
2.Tự nhận thức : nhận thức được những tình cảm cao đẹp của con người trong gia đình.
3.Làm chủ bản thân : tự xác định được tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ đối với con cái từ đó rút ra bài học về tình yêu thương, kính trọng tình cảm của cha mẹ ; trách nhiệm của cá nhân không làm gì để cha mẹ phiền lòng . Nhất là trong điều kiện xã hội hiện đại, số trẻ em trong mỗi gia đình không nhiều, các em thường được hưởng sự quan tâm từ các thành viên khác, được học tập về quyền trẻ em và đôi khi được đáp cao các yêu cầu của cá nhân nên thường ít quan tâm đến người khác .
D. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tác phẩm "NTLCC", phiếu học tập giao cho HS.
- Học sinh: Soạn câu hỏi Đọc - hiểu văn bản, các tác phẩm về mẹ.
- Phương pháp: Phân tích mẫu, thảo luận nhóm, đàm thoại, vấn đáp, giải thích, nêu và giải quyết vấn đề.
E. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC BÀI MỚI.
I. Ổn định lớp: KT sĩ số, tác phong.
II. Kiểm tra bài cũ:
1. Văn bản CTMR viết về nội dung chính nào ?
A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường.
B. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
C. Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường,
D. Tái hiện lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con. >ý D
2. Trong đêm trước ngày khai trường của con, người mẹ có tâm trạng như thế nào ? Hãy nêu những chi tiết biểu hiện tâm trạng đó ? (Bồn chồn, thao thức không sao ngủ được, cứ suy nghĩ triền miên - 5 chi tiết (ở tiết 1).
* Kiểm tra BT 2 của một số em.
® GV nhận xét việc chuẩn bị bài cũ và bài tập, ghi điểm.
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài:
"Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào". Nói như vậy không quá chút nào mà ngược lại đó là một sự so sánh thật chính xác, thật có hình ảnh. Đúng như vậy ! Trong cuộc đời mỗi con người, người mẹ có một vai trò, một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao và thiêng liêng cao cả. Thế nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng ý thức được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm thì ta mới nhận ra tất cả. Văn bản "Mẹ tôi" sẽ cho ta rút ra một bài học như thế.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
 Hoạt động của gv
 Hoạt động của hs
Ghi bảng
* HĐ1: GIúp HS đọc và tìm hiểu để tiếp cận VB.
I. Phần giới thiệu
- Cho HS đọc chú thích */11
- Qua chú thích * hãy nêu ngắn gọn những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm ?
- 1 HS đọc
- 1 HS nêu ý chính. Là nhà văn Ý nổi tiếng.
1. Tác giả, tác phẩm 
(Xem chú thích */11
- Giáo viên giới thiệu tác phẩm cho HS xem
- GV hướng dẫn cách đọc: giọng xúc động, hơi trách móc của người cha trước lỗi lầm của con và sự trân trọng đối với vợ.
- Gọi học sinh đọc chú giải.
- 4 HS đọc nối tiếp (2 lần VB)
2. Đọc văn bản và chú thích
* HĐ 2: HD HS tìm hiểu văn bản.
- Qua VB ta thấy đây là một bức thư người bố gửi cho con. Tại sao tác giả lại lấy nhan đề "Mẹ tôi" ?
- GV gợi ý HS chú ý đến mục đích và nội dung bức thư
® GV mở rộng: Qua hình thức viết thư và điểm nhìn từ người bô dễ dàng bộc lộ tình cảm, thái độ, biểu đạt nó một cách tế nhị, sâu sắc những hy sinh gian khổ của người mẹ ® Từ đó thấy rõ hơn phẩm chất của người mẹ. Từ điểm nhìn ấy làm tăng tính khách quan cho sự việc và đối tượng.
- HS độc lập trả lời.
+ Nội dung bức thư đề cập đến câu chuyện xảy ra giữa mẹ và con.
+ Mục đích bức thư: Nhấn mạnh và đề cao vai trò của người mẹ đối với đứa con, giáo dục đứa con phải có thái độ lễ phép và tình cảm kính yêu, lòng biết ơn đối với người mẹ.
II. Tìm hiểu văn bản
- Người bố đã thể hiện thái độ của mình qua những lời lẽ nào trong bức thư ?
® GV: Tác giả so sánh "sự hỗn láo của con như một nhát dao... bố" là muốn thể hiện tâm trạng đau xót và bất ngờ trước tội lỗi của con - một sự xúc phạm sâu sắc.
- Những lời lẽ ấy thể hiện thái độ gì của người bố ?
- HS phát hiện những câu văn, từ ngư...
+ Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy + Bố không thể nén tức giận.
+ Trong đời, con có thể... mất mẹ.
+ Con sẽ cay đắng ... thương yêu đó.
+ Con phải... con hãy ... trêu toán con.
+ Thà rằng bố không có con
- HS cảm nhận
1. Thái độ của người bố
- Buồn ba, tức giận
- Kiên quyết và rất nghiêm khắc
- Lý do gì đã khiến ông có thái độ ấy?
- En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ trước mặt cô giáo, đã xúc phạm đến mẹ làm ông vô cùng đau xót
- GV đọc đoạn văn "Bố nhớ... cứu sống con" và hỏi. Đoạn văn ấy viết về nội dung gì ? (2)
- Hãy tìm trong đoạn văn đó những hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ của E ?
- HS nêu ý chính, GV ghi tiêu đề.
- HS phát hiện các chi tiết.
+ Thức suốt đêm, trông chừng, lo sợ khi con ốm.
+ Khóc nức nở vì sợ mất con.
+ Sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con.
2. Hình ảnh người mẹ
- Qua đó em hiểu mẹ của En-ri-cô là người như thế nào ? 
GV liên hệ "Mẹ hiền dạy con"
- Theo em điều gì khiến En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố ?
Hãy lựa chọn những lý do mà em cho là đúng (câu 4/12)
® GV cho 1 HS đọc lý do và thảo luận
Ngoài những lý do trên em thấy còn những lý do nào khác nữa không ?
- Qua văn bản, em cảm nhận gì về tâm trạng của En-ri-cô ?
- Vì sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư ?
HS cảm nhận nhiều ý
"Dẫu khôn lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con"
- HS thảo luận và trả lời:
a) Vì bố gợi lại những kỷ niệm giữa mẹ và En-ri-cô
b) Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.
c) Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.
- Lý do khác: Bố rất hiểu và trân trọng mẹ; Bố rất yêu En-ri-cô.
- HS nêu
- HS trả lời độc lập:
+ Bức thư bàu tỏ những tình cảm kín đáo, tế nhị của người viết và người nhận.
- Hình thức viết thư là sự góp ý đối với người mắc lỗi giúp người mắc lỗi khỏi mất đi lòng tự trọng.
- Hết lòng yêu thương con.
- Hy sinh vì con
3. Tâm trạng của En-ri-cô
- Xúc động vô cùng
- Ân hận vì xúc phạm mẹ
® GV mở rộng: Đây chính là bài học về cách ứng xử tế nhị trong cuộc sống gia đình cũng như ở N.trường và XH
+ Hình thức viết thư giúp mục đích giáo dục nâng cao
* HĐ 3: Thực hiện phần ghi nhớ 
- Cho HS đọc ghi nhớ
* HĐ 4: Thực hiện phần luyện tập.
- BT1: Cho HS đọc đề bài và chỉ ra đoạn văn, về nhà học.
- BT2: Cho HS đọc đề bài và chỉ ra các sự việc chính.
- 2 HS đọc ghi nhớ
- 1 HS đọc BT1
- 1 HS đọc đề bài, trả lời ND
+ Hoàn cảnh xảy ra sự việc.
+ Diễn biến của sự việc.
+ Thái độ của ba mẹ
+ Tâm trạng của em
III. Ghi nhớ /12
IV. Luyện tập
1. Đoạn văn "Bố nhớ ... cứu sống con.
2. Viết văn kể lại câu chuyện.
IV. Củng cố:
Đọc thêm ở SGK (1 em đọc 1 phần). Em biết những câu ca dao hoặc bài hát nào ca ngợi tấm lòng cha mẹ dành cho con cái.
V. Dặn dò:
- Sưu tầm những bài ca dao ,thơ nói về tình cảm của cha mẹ dành cho con và tình cảm của con đối với cha mẹ ..
- Chuẩn bị bài từ ghép.
Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docBai 1 Me toi_12784740.doc